Chủ động nguồn nhân lực cho giai đoạn phát triển mới

Đây là một trong những nội dung Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh Phạm Hùng Thái - Trưởng đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn nhấn mạnh tại cuộc làm việc với UBND tỉnh vừa diễn ra.

Nguồn nhân lực được đào tạo ở nhiều cấp độ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2021 - 2024, UBND tỉnh ban hành các văn bản, quy định về cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý và làm cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện tốt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Tây Ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tỉnh triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Đồng thời, tỉnh đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều cấp độ và hình thức, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động được triển khai theo đề án phát triển nguồn nhân lực khu vực công chất lượng cao tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

p8.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Hùng Thái phát biểu kết luận. Ảnh: Phương Thúy

Đến năm 2024, toàn tỉnh có trên 19.600 cán bộ, công chức, viên chức khối cơ quan hành chính. Giai đoạn 2021-2024, số lượng CBCCVC có giảm nhưng ít; chất lượng tăng cao so với năm 2021 (trong đó, sau đại học tăng 576 người, đại học tăng trên 2.300 người), bảo đảm tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương. Từ năm 2021-2024, sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh mở 198 lớp với trên 20.300 lượt người tham gia (bình quân 50 khoá/năm cho trên 5.000 lượt CBCCVC/năm)…. UBND tỉnh cũng đã trình HĐND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Công tác phân luồng học sinh sau THCS, đào tạo nghề được quan tâm, góp phần đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

Giải pháp căn cơ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát, các thành viên đoàn giám sát đã đưa ra một số vấn đề khó khăn trong công tác tuyển sinh, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ đào tạo, nhân lực tại cơ sở đào tạo trên địa bàn; việc khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thiếu bác sĩ, nhân viên y tế...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Hùng Thái - Trưởng đoàn giám sát đánh giá, UBND tỉnh và các ngành đã cụ thể hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Trung ương bằng các đề án, chính sách, cơ chế tuyển dụng góp phần cải thiện, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

p9.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Thanh làm rõ thêm một số nội dung Đoàn giám sát quan tâm. Ảnh: Phương Thúy

Qua mốc thời gian giám sát 2021-2024 cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực khu vực công của tỉnh đã nâng lên đáng kể so với giai đoạn trước đó. Công tác phân luồng học sinh sau THCS, định hướng đào tạo nghề cung ứng lao động cho thị trường lao động đã đạt những kết quả bước đầu… Mặc dù vậy, công tác xã hội hóa trong đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đạt kết quả còn hạn chế. Cơ cấu ngành nghề đào tạo hiện nay nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn mới; tình trạng thiếu nhân lực y tế, giáo dục đang dần khắc phục. Nhân lực từ khu vực công sang khu vực tư đang có xu hướng tăng (nhất là lĩnh vực Y tế), điều này cho thấy vấn đề môi trường, điều kiện làm việc cần được quan tâm thêm.

Về chất lượng lao động qua đào tạo, Trưởng đoàn giám sát cho rằng, chỉ tiêu tương đối khá nhưng đào tạo có văn bằng chứng chỉ còn thấp so với cả nước và cần có giải pháp cải thiện, nâng cao năng suất lao động trong thời gian tới.

Trưởng Đoàn giám sát đề nghị, UBND tỉnh và các ngành tiếp tục bám sát các đề án, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện để đề án đi vào thực tiễn, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu đề ra. Thời gian tới, UBND tỉnh cần ưu tiên quan tâm đào tạo nghề của tỉnh đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có tay nghề để cung ứng thị trường lao động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhất là định hướng phát triển công nghiệp. Tiếp tục thực hiện các giải pháp, biện pháp khắc phục căn cơ tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực giáo dục, y tế; có định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số khi chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước, của địa phương…

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Khắc phục khó khăn do tình trạng thiếu giáo viên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Khắc phục khó khăn do tình trạng thiếu giáo viên

Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao" tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng Bế Minh Đức đề nghị sở khắc phục khó khăn do thiếu giáo viên, nhất là giáo viên các bộ môn đặc thù. Đồng thời, hoàn thiện báo cáo nêu rõ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan, trong đó có công tác phát triển nguồn nhân lực.

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát tại Sở Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: N. Thanh
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…

Đồng Nai: Góp ý hoàn thiện luật phải bảo đảm tính đồng bộ, tháo gỡ vướng mắc
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Góp ý hoàn thiện luật phải bảo đảm tính đồng bộ, tháo gỡ vướng mắc

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và Luật Công nghiệp công nghệ số. Các đại biểu nhấn mạnh việc hoàn thiện luật cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn thi hành.

Thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Quảng Bình
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình giám sát phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngày 6.3, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã triển khai giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn lực chất lượng cao” tại Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp và Trường Đại học Quảng Bình.

Quang cảnh cuộc họp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh thống nhất nội dung giám sát về phát triển nguồn nhân lực

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức họp thống nhất triển khai giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

Tránh “khoảng trống” trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tránh “khoảng trống” trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV chiều 13.2, đối với Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), ĐBQH Lã Thanh Tân (Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng) đề nghị bổ sung quy định các bước cơ bản của trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền ban hành, tránh “khoảng trống” pháp luật. Nhất là trong điều kiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ như hiện nay.

Phân cấp, phân quyền cần gắn với “kiểm soát quyền lực”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phân cấp, phân quyền cần gắn với “kiểm soát quyền lực”

Sáng 13.2, thảo luận tại Tổ 3 về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An bày tỏ ủng hộ tăng cường phân cấp, phân quyền, song cần gắn với cơ chế để kiểm soát; bảo đảm cơ chế phân cấp, phân quyền đạt hiệu quả tốt nhất, tránh việc tha hóa quyền lực...

Bổ sung nguyên tắc lồng ghép giới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung nguyên tắc lồng ghép giới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sáng 12.2, các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị bổ sung nguyên tắc lồng ghép giới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào dự thảo; bổ sung quy định giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc thực thi văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước như chủ trương của Đảng và quy định tại Hiến pháp…

Các ĐBQH thành phố Hà Nội tích cực tham gia thảo luận tại Tổ và hội trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Thực hiện hiệu quả công tác xây dựng pháp luật

Phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm, năm 2024, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, với khối lượng công việc lớn, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đề ra trên tất cả các lĩnh vực công tác như xây dựng pháp luật, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân...

Trao tặng quà cho các hộ khó khăn
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo

Ngày 15.1, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang do Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, các cháu học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Yên Thế và Tân Yên.