Dự án Luật Kiến trúc

Tư tưởng chủ đạo là gì?

Phải thấy được cái khó của Ban soạn thảo vì đây là lần đầu tiên, chúng ta đặt vấn đề xây dựng một dự án Luật về kiến trúc. Đó là chia sẻ của nhiều ĐBQH về dự án Luật Kiến trúc được trình QH cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Sáu vừa qua. Dẫu vậy, các ĐBQH cũng cho rằng, Ban soạn thảo đang lúng túng khi chưa làm rõ được tư tưởng chủ đạo của dự luật này là gì.

Phải “gia cố” thêm rất nhiều

“Các nước đều đã ban hành luật này lâu rồi. Việt Nam đến bây giờ mới ban hành luật này đã là muộn. Thế nên mới dẫn đến tình hình kiến trúc nước ta trải qua mấy chục năm rất lộn xộn, rất khó chỉ ra đặc thù kiến trúc của Việt Nam là gì”. Ủng hộ sự cần thiết phải ban hành Luật Kiến trúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Hồng Tịnh cũng nêu rõ, đây là dự án Luật rất khó. Quản lý kiến trúc không thể đưa ra quy định thật rõ vì ở nước ta, vùng miền khác nhau thì tính chất kiến trúc của các vùng miền cũng khác nhau, không thể áp quy định kiến trúc của vùng này sang cho vùng khác đươc. Vì thế, dự án Luật chỉ đưa ra được nguyên tắc. Và nguyên tắc chỉ đưa ra một số “gạch đầu dòng” chứ không chi tiết được. “Luật này chỉ quy định khung quản lý kiến trúc để các tỉnh, thành phố dựa trên cơ sở đó thực hiện”, Phó Chủ nhiệm Lê Hồng Tịnh nói.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) phát biểu tại hội trường Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) phát biểu tại hội trường
Ảnh: quochoi.vn

Đúng là “chúng ta cũng phải thấy được cái khó của cơ quan chủ trì soạn thảo vì đây là lần đầu tiên, chúng ta đặt vấn đề xây dựng một luật về kiến trúc”. Nhấn mạnh điều này, song đọc kỹ toàn bộ dự thảo Luật và hồ sơ kèm theo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng cũng chỉ rõ, dự thảo Luật phải gia cố thêm rất nhiều cả về nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng cho biết, khi đọc một dự thảo Luật, bao giờ ông cũng quan tâm đến việc, dự luật đó xây dựng để giải quyết vấn đề gì của xã hội và dự luật có đáp ứng được, có giải được bài toán đó hay không. Nếu soi chiếu vào dự thảo Luật Kiến trúc thì câu trả lời, đáng tiếc là chưa. Ngay quan điểm chỉ đạo xây dựng luật được nêu trong Tờ trình cũng chưa định hình được chúng ta xây dựng luật này nhằm mục đích gì, nếu không muốn nói là hơi tản mạn. “Chẳng hạn như quan điểm chỉ đạo nói đề xuất các chính sách quản lý kiến trúc, hành nghề kiến trúc thành quy phạm pháp luật cụ thể thì đó không phải là quan điểm chỉ đạo. Đương nhiên xây dựng luật thì phải đưa tất cả những điều này vào quy phạm cụ thể. Hay quan điểm, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của hệ thống pháp luật thì đương nhiên là phải như vậy. Chúng ta xây dựng luật là phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp”. Nêu các ví dụ này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng cũng cho rằng, về quan điểm chỉ đạo, tư tưởng chủ đạo, thậm chí là một chủ thuyết xây dựng Luật này để làm gì thì chưa rõ, còn mông lung.

“Thẩm quyền sát hạch cho vô tội vạ”

Dự án Luật được trình QH tại Kỳ họp thứ Sáu có tên gọi là “dự án Luật Kiến trúc”. Nhưng đến thời điểm này vẫn có nhiều ý kiến đề nghị lấy tên là dự án Luật Kiến trúc sư. Theo Phó Chủ nhiệm Lê Hồng Tịnh - cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật thì trước đây, Hội Kiến trúc sư Việt Nam có đề xuất QH ban hành luật về kiến trúc sư với tên gọi là “Luật Hành nghề kiến trúc sư”. Nhưng sau đó, trong quá trình xem xét và xuất phát từ sự cần thiết phải có Luật Kiến trúc nên Chính phủ đã trình QH dự án Luật này. Phạm vi điều chỉnh của dự luật bao gồm quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc, quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của cá nhân và cơ quan trong toàn bộ hoạt động kiến trúc theo các đại biểu là phù hợp.

Tuy nhiên, đi vào cụ thể, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng cho rằng, ngay từ các nguyên tắc hoạt động của kiến trúc đã thấy chưa ổn. Ví dụ, theo như giải thích từ ngữ thì hoạt động kiến trúc gồm quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc. Nhưng nguyên tắc của hoạt động quản lý và nguyên tắc của hành nghề kiến trúc là khác nhau. Nếu “nhập” vào nhau như dự thảo Luật thì khiên cưỡng và hơi lộn xộn.

Bảo tàng - Thư viện Quảng Ninh đoạt giải Công trình của năm 2013 do Trang thông tin điện tử Ashui của của Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam trao tặng
Bảo tàng - Thư viện Quảng Ninh đoạt giải Công trình của năm 2013 do Trang thông tin điện tử Ashui của của Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam trao tặng

Trong khi đó, nhiều ĐBQH cũng cho rằng, dự thảo Luật vẫn cho thấy tư duy “ôm đồm” của cơ quan quản lý nhà nước. Đơn cử như đối với nội dung về hành nghề kiến trúc. Phó Chủ nhiệm Lê Hồng Tịnh cho biết, trong quá trình thẩm tra, nội dung này đã được chỉnh sửa rất nhiều nhưng dự luật trình QH vẫn rất ít xã hội hóa, hầu như phải lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước. Thậm chí, đến cả đạo đức hành nghề của kiến trúc sư cũng phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng. Về nguyên tắc, những gì Nhà nước không cần quản lý thì nên để cho các hội nghề nghiệp được tự quản với nhau. Trong quá trình làm nghề, nếu kiến trúc sư nào mà đạo đức không tốt thì tự nhiên anh em trong ngành kiến trúc sẽ phân hạng rồi. Không nhất thiết cơ quan nhà nước phải tham gia vào những chuyện như thế. Phải đẩy mạnh xã hội hóa, Nhà nước không cần quản lý chuyện này mà để cho các hội nghề nghiệp làm, Phó Chủ nhiệm Lê Hồng Tịnh nhấn mạnh.

Cùng quan điểm này, ĐBQH Hồ Văn Năm (Đồng Nai) cũng cho rằng, quy định như dự thảo Luật sẽ “đẻ” thêm nhiều thủ tục hành chính mà chưa chắc đã quản lý hiệu quả, chặt chẽ được. Bởi lẽ, theo quy định của dự thảo Luật thì việc sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư thì không phải là do cơ quan nhà nước tổ chức như đối với công chứng, công chứng viên, thừa phát lại mà lại do cơ quan, tổ chức nghề nghiệp xã hội tổ chức. “Thẩm quyền của sát hạch để cung cấp chứng chỉ hành nghề như dự thảo Luật là cho vô tội vạ, bao gồm cả tổ chức hành nghề, tổ chức xã hội nghề nghiệp của kiến trúc sư, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo kiến trúc…”,  ĐB Nguyễn Công Hồng nhận xét. Với cách thức quy định như vậy thì liệu có thể bảo đảm được quản lý nhà nước cũng như bảo đảm được chất lượng chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hay không? 

Theo các ĐBQH, dự thảo Luật Kiến trúc trình QH vừa qua đã hình thành được bộ khung nhưng cần tiếp tục nghiên cứu và lấy ý kiến của các chuyên gia. Trong đó, phải trả lời mạch lạc câu hỏi dự luật này được ban hành để giải quyết vấn đề gì. Phải định danh cụ thể kiến trúc là gì, bao gồm những hoạt động gì, nội hàm là gì. “Từ việc định nghĩa kiến trúc thì trong tổ chức không gian bao gồm những hoạt động gì, trong thiết kế xây dựng công trình gồm những hoạt động gì, việc này phải định danh rất rõ. Vị trí của hoạt động kiến trúc ở đâu trong các hoạt động kinh tế - xã hội, có liên quan đến các hoạt động xây dựng, giao thông vận tải, văn hóa như thế nào? Phải rà soát rất cụ thể những vấn đề này”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Minh nhấn mạnh. 

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…