Từ scandal tài chính tới bê bối chính trị

Clearstream là vụ bê bối chính trị được cho là do cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin tiến hành nhằm bôi nhọ đối thủ chính trị của ông thời đó và hiện nay là Tổng thống Pháp đương nhiệm Nicolas Sarkozy khi hai người đều tham gia cuộc đua giành vị trí kế nhiệm Tổng thống Jacques Chirac. Vụ việc đã hé lộ một góc khuất trong chốn mafia chính trị Pháp, nơi giới chính trị, giới tài phiệt cùng với lực lượng tình báo, quốc phòng móc ngoặc với nhau.

Câu chuyện bắt đầu từ tháng 7.2004 khi những lá thư tố giác nặc danh được gửi tới Thẩm phán Renaud Van Ruymbeke. Trong thư cáo buộc nhiều nhân vật chính trị rất quan trọng của Pháp đã nhận “các khoản lại quả” liên quan tới vụ scandal bán tàu khu trục cho Đài Loan thông qua các tài khoản bí mật tại Ngân hàng Clearstream (Clearstream Banking S.A), một chi nhánh của Deutsche Brose đặt tại Luxembourg.

Vụ án tài chính...

Năm 1991, Pháp bán cho Đài Loan 6 tàu khu trục trị giá 2,8 tỷ USD thông qua một nhân vật trung gian có tên Andrew Vương. Hợp đồng này đem lại một khoản lại quả trị giá hơn 5 tỉ franc. Số tiền lại quả khổng lồ ấy đã làm cho vụ việc trở thành một trong những vụ scandal tài chính và chính trị lớn nhất của Pháp thập niên 1990.
Năm 2001, hai phóng viên điều tra Denis Robert và Ernest Backes đã công bố một cuốn sách mang tựa đề “Những tiết lộ” trong đó cáo buộc Clearstream là tâm điểm của hoạt động rửa tiền tại hàng trăm ngân hàng. Ngay sau đó, cựu Phó tổng Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Societe Generale (SG) Đài Loan Joel Bucher đã viết thư cho Công tố viên Carlos Zeyen tại Luxembourg, người đang điều tra vụ việc này. Trong thư, ông Bucher đã khai rằng SG từng sử dụng Clearstream để rửa các khoản tiền lại quả bất hợp pháp trị giá 350 triệu USD từ hợp đồng bán 6 tàu khu trục Pháp cho Đài Loan qua công ty Thomson-CSF, một công ty vũ khí của chính phủ Pháp.

Vào tháng 6.2004, Thẩm phán Renaud Van Ruymbeke chịu trách nhiệm điều tra vụ scandal tàu khu trục Đài Loan đã nhận được hai lá thư và 1 đĩa CD nặc danh. Theo nội dung lá thư tố cáo nặc danh, Andrew Vương đã chuyển tiền cho vài quan chức rất quan trọng trong chính phủ Pháp từ năm 1999 - 2003 thông qua ngân hàng Clearstream. Trong thư nêu chi tiết các tài khoản được lưu giữ tại Clearstream và những giao dịch bí mật trị giá hàng triệu USD. Rất nhiều tên cá nhân đã được đề cập tới như cựu Giám đốc Thomson-CSF Alain Gomez, trung gian người Đài Loan trong hợp đồng bán các tàu khu trục Andrew Vương và Phó chủ tịch tập đoàn hàng không, quốc phòng châu Âu EADS Philippe Delmas. Đặc biệt trong số đó có 2 tài khoản mang tên “Nagy” và “Bocsa”, ám chỉ ông Sarkozy (tên đầy đủ là Nicolas Sarkozy de Nagy-Bocsa).

Vào tháng 7.2004, Thẩm phán Van Ruymbeke đã mở một cuộc điều tra nhằm vào những lời cáo buộc nặc danh. Tháng 1.2006, thẩm phán tuyên bố kết thúc vụ án này với kết luận: danh sách của kẻ nặc danh về những tài khoản mang tên các chính trị gia tại Clearstream là giả mạo.

... và những khuất tất chính trị

Sau khi phát hiện đây là danh sách ngụy tạo, các nhà điều tra chuyển hướng xem ai là người gửi danh sách này và động cơ là gì. Ông Sarkozy lúc đó là Bộ trưởng Tài chính cho rằng danh sách này nhằm bôi nhọ ông và cản đường tranh cử Tổng thống của ông. Tháng 1.2006, ông Sarkozy tuyên bố bản thân là nguyên đơn dân sự trong vụ việc. Một cuộc điều tra mới được tiến hành đối với những cáo buộc vu khống. Cuộc điều tra cho thấy, chính Jean-Louis Gergorin - cựu Phó tổng giám đốc công ty vũ trụ và quốc phòng châu Âu (EADS), người có quan hệ chặt chẽ với chính phủ của Thủ tướng Villepin, đã gửi thư tố cáo nặc danh cho thẩm phán Ruymbeke. Sự việc diễn biến cụ thể như sau:

Vào tháng 10.2003, ông Jean-Louis Gergorin đã trao cho tướng Philippe Rondot bản danh sách các tài khoản của Clearstream và nói rằng, bản danh sách này do chuyên gia công nghệ thông tin của EADS là Imad Lahoud lấy được bằng cách đột nhập vào cơ sở dữ liệu của Clearstream. Tướng Philippe Rondot đã chịu trách nhiệm điều tra về bản danh sách, mà sau đó được xác định là giả mạo.

Vào ngày 9.1.2004, đã có một cuộc gặp giữa Dominique de Villepin, Jean-Louis Gergorin và Philippe Rondot tại Bộ Ngoại giao Pháp bàn về “sự xuất hiện của một bản danh sách các tài khoản bí mật của Clearstream”. Tại cuộc họp, Jean-Louis Gergorin đã trao cho ông Rondot bản danh sách trước sự chứng kiến của ông Villepin. Ông Villepin sau đó đã yêu cầu ông Rondot “làm sáng tỏ” bản danh sách này, theo chỉ thị của Tổng thống Jacques Chirac. Theo lời Jean-Louis Gergorin và Philippe Rondot, cái tên Nicolas Sarkozy đã được nhắc tới trong cuộc gặp, điều mà ông Villepin luôn phủ nhận.

Từ tháng 5-10.2004, Jean-Louis Gergorin đã 4 lần gửi bản danh sách giả mạo cho thẩm phán Renaud van Ruymbeke, người đang chịu trách nhiệm điều tra về vụ scandal tàu khu trục Đài Loan, và đang rất quan tâm tới “một số cái tên trong bản danh sách”, đặc biệt là cái tên Nicolas Sarkozy, xuất hiện trong bản danh sách dưới dạng “hai tài khoản của Stéphane Bocsa et Paul de Nagy”.

Tháng 5.2006, Jean-Louis Gergorin thừa nhận là người gửi thư tố cáo nặc danh cùng với bản danh sách giả mạo cho thẩm phán Van Ruymbeke, đồng thời cho biết, đã nhận danh sách giả mạo từ chuyên gia công nghệ thông tin ở EADS là Imad Lahoud.

Tháng 6.2006, Gergorin và Lahoud chính thức bị buộc tội phỉ báng và giả mạo giấy tờ.

Tháng 5.2007, thẩm phán Ruymbeke thừa nhận đã có một cuộc gặp bí mật với Gergorin vào năm 2004, trước khi nhận được thư tố cáo và bản danh sách giả mạo.

Tháng 7.2007, cảnh sát tiến hành điều tra máy tính cá nhân của Philippe Rondot và phát hiện ra rằng, Villepin đã đạo diễn cuộc gặp bí mật năm 2004 giữa thẩm phán Ruymbeke và Gergorin. Ông Villepin bị triệu tập vì tội “đồng lõa cáo buộc bôi nhọ, làm giả, sở hữu đồ ăn cắp và vi phạm lòng tin”.

Tháng 11.2008, do nghi ngờ rằng ông Villepin đóng một vai trò trong kế hoạch làm tổn hại thanh danh của đối thủ Nicolas Sarkozy, vụ việc được đưa ra tòa án hình sự.

Ngày 21.9.2009, vụ xét xử cựu Thủ tướng Villepin chính thức bắt đầu.

Trong khi cuộc điều tra về vụ Watergate của nước Pháp vẫn còn chưa sáng tỏ, thì có thông tin cho rằng, vào thời điểm năm 2004, Yves Bertrand, lãnh đạo cơ quan tình báo của cảnh sát Pháp bị nghi đã thành lập một “nội các đen” (một ủy ban bí mật) theo mệnh lệnh của Tổng thống Jacques Chirac và Bộ trưởng Nội vụ Dominique de Villepin. Nhiệm vụ của ủy ban này là làm mất thể diện Nicolas Sarkozy, lúc đó là Bộ trưởng Tài chính, và khiến ông phải mất chức. Thời điểm đó, ông Sarkozy đang có những thăng tiến về chính trị và ảnh hưởng tới tham vọng trở thành Tổng thống của ông Villepin. Sự hiện diện của uỷ ban bí mật này chưa bao giờ được công nhận chính thức. Sau khi vụ Clearstream bị phanh phui, Yves Bertrand bị những người gần gũi với Sarkozy tố cáo là chủ mưu làm giả danh sách Clearstream.

Theo Nouvelobs, AFP

5 bị can trong vụ Clearstream

Từ scandal tài chính tới bê bối chính trị ảnh 2

1. Dominique de Villepin (55 tuổi): Vị cựu Thủ tướng dưới thời Tổng thống Jacques Chirac này bị xét xử về tội đồng lõa trong âm mưu bôi nhọ đối thủ, đồng lõa sử dụng giấy tờ giả mạo, bao che cho tội lạm dụng lòng tin và bao che cho tội ăn cắp. Các thẩm phán điều tra cho rằng, ông là chủ mưu của vụ bê bối chính trị nhằm bôi nhọ thanh danh của ông Nicolas Sarkozy, khi đó đang là đối thủ chính trị của ông. Tuy nhiên, cơ quan công tố chưa nhất trí với cáo buộc này và cho rằng, ông chỉ là đồng phạm trong vụ bôi nhọ uy tín. Ông Villepin đã chuẩn bị cho mình đội ngũ bào chữa hùng hậu với sự có mặt của 2 luật sư nổi tiếng ở Paris là Mes Henri Leclerc và Olivier Metzner.

Từ scandal tài chính tới bê bối chính trị ảnh 3

2. Jean-Louis Gergorin (63 tuổi): Là người thừa nhận đã gửi các thư tố cáo nặc danh cùng bản danh sách giả mạo cho thẩm phán Renaud van Ruymbeke. Vào thời điểm đó, ông đang là một trong những Phó chủ tịch tập đoàn Vũ trụ và quốc phòng châu Âu (EADS). Lọc lõi thế giới tình báo, ông cũng là một người bạn lâu năm của tướng Philippe Rondot và Dominique de Villepin. Bị điều tra tội vu khống, làm giả và sử dụng giấy tờ giả mạo, bao che cho tội lạm dụng lòng tin và tội ăn cắp, ông Jean-Louis Gergorin luôn khẳng định là làm mọi việc theo chỉ thị của cựu Thủ tướng Villepin.

Từ scandal tài chính tới bê bối chính trị ảnh 4

3. Imad Lahoud (41 tuổi): Kỹ sư tin học tài năng người Pháp gốc Lebanon của tập đoàn EADS thừa nhận, ông đã làm giả bản danh sách tài khoản Clearstream theo lệnh của rất nhiều người. Tuy nhiên, ông khẳng định không kiếm chác bất kỳ lợi ích cá nhân nào trong vụ việc này. Ông cũng bị điều tra về tội vu khống, làm giả và sử dụng giấy tờ giả, bao che cho tội lạm dụng lòng tin và tội ăn cắp.

Từ scandal tài chính tới bê bối chính trị ảnh 5

4. Dennis Robert (51 tuổi): Từng là phóng viên nhưng sau đó chuyển sang lĩnh vực văn học và theo đuổi những vụ án dài kỳ. Ông bị điều tra về tội bao che cho tội lạm dụng lòng tin và bao che cho tội ăn cắp trong vụ Clearstream, công ty mà ông đã tung ra 2 cuốn sách với tựa đề “Những tiết lộ” (2001) và “Cuộc điều tra” (2003). Ông bị nghi ngờ đã nhận bản danh sách từ Florian Bourges và sau đó trao cho Imad Lahoud.

Từ scandal tài chính tới bê bối chính trị ảnh 6

5. Florian Bourges (31 tuổi): Là cựu nhân viên kiểm toán của ông ty kiếm toán Arthur Andersen. Bị điều tra về tội lạm dụng lòng tin và tội ăn cắp. Ông bị tình nghi đã giữ lại bản danh sách của Clearstream sau một cuộc kiểm toán và đã trao nó cho Denis Robert và Imad Lahoud.

Theo AP

Việt Nam và các nước

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?
Việt Nam và các nước

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush đã tuyên bố về một “trật tự thế giới mới”. Bây giờ, chỉ hai tháng sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ lần thứ hai, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng “trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1945”. Nhưng “trật tự thế giới” là gì và trật tự này đang được duy trì hay thay đổi như thế nào? Dưới đây là bài viết của Giáo sư Joseph S. Nye, Jr., tại Đại học Harvard (*).

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ
Quốc tế

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chiến lược ProtectEU, một Kế hoạch An ninh Nội bộ châu Âu toàn diện được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Chiến lược này phác thảo tầm nhìn và kế hoạch làm việc cho tương lai, bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chia sẻ thông tin nâng cao và hợp tác chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp bằng cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, củng cố an ninh mạng và chống lại các mối đe dọa trực tuyến.

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ
Quốc tế

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ

Trung Quốc vừa bước vào kỳ họp chính trị lớn nhất trong năm, được gọi là "lưỡng hội". Chỉ ra nội dung cụ thể của các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng sẽ là trọng tâm chính của Lưỡng hội năm nay. Để giải quyết những thách thức trong nước và những biến động do bên ngoài mang lại, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh vào việc đạt được tăng trưởng chất lượng cao nhờ thúc đẩy nhu cầu trong nước và đổi mới công nghệ.

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon
Việt Nam và các nước

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon

Biến đổi khí hậu không phải là hiện tượng mới ở Đông Nam Á, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế của khu vực. Do đó, các chuyên gia nhận định, thuế carbon được xem là giải pháp chống biến đổi khí hậu quan trọng của Đông Nam Á.