Trong nhóm dẫn đầu lợi nhuận ngành ngân hàng nhưng nợ xấu của MB tăng lên hơn 10.000 tỷ đồng

Khoảng thời gian ông Lưu Trung Thái giữ chức vụ CEO của MB, bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu và lợi nhuận, chỉ số nợ xấu của ngân hàng có chiều hướng gia tăng. Và cho đến thời điểm hiện tại, khi ông Lưu Trung Thái giữ chức vụ Chủ tịch của MB, nợ xấu leo thang vẫn là điều nhà băng này phải đối diện.

Nợ xấu vượt 10.000 tỷ đồng

Dữ liệu tài chính quý 3.2023 thể hiện, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB; mã chứng khoán: MBB) đạt hơn 9.800 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước.  

Trong kỳ, phần lớn các mảng kinh doanh của MB đều ghi nhận tăng trưởng trừ mảng kinh doanh ngoại hối (lãi thuần giảm 44% so với cùng kỳ) và hoạt động kinh doanh khác (lãi thuần giảm 2,5%). Đáng chú ý, chứng khoán kinh doanh của ngân hàng có lãi đột biến mang về 186 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ lãi 1,5 tỷ đồng. 

Trong quý 3, MB trích lập hơn 1.400 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro, so với mức 961 tỷ cùng kỳ năm trước. Việc trích lập dự phòng tăng cao khiến lợi nhuận trước thuế của MBchỉtăng hơn 15%, đạt 7.283 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế MB đạt hơn 20.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 76% kế hoạch lợi nhuận năm (tăng 15% so với năm trước). Riêng ngân hàng mẹ lãi 18.866 tỷ đồng, tăng 15%. Với khoản lợi nhuận nêu trên, MB đang dẫn đầu trong nhóm ngân hàng cổ phần.

Dẫn đầu lợi nhuận nhóm cổ phần nhưng nợ xấu của Ngân hàng Quân đội (MBB) tăng lên hơn 10.000 tỷ đồng -0
Tổng nợ xấu từ hoạt động cho vay của MB đã tăng lên hơn 10.000 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tăng trưởng lợi nhuận, một vấn đề đáng quan tâm đó là chất lượng cho vay của nhà băng này. Đến cuối quý 32023, tổng nợ xấu từ hoạt động cho vay của MB (nợ nhóm 3-5) ghi nhận hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 35% so với quý 2.2023 và gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2022.

Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), với quy mô hơn 4.400 tỷ đồng, tăng gấp gần ba lần thời điểm cuối năm 2022. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) của MB tăng thêm hơn 2.600 tỷ đồng so với hồi đầu năm (tương đương tăng hơn 200%). Điểm sáng trong khối nợ xấu của MB là nợ có khả năng mất vốn ở thời điểm kết thúc quý 3 đã giảm 18% về mức 1.882 tỷ đồng.

Việc khối nợ xấu tăng vọt đã đưa tỷ lệ nợ xấu của MB tăng lên mức 1,89% (hồi đầu năm ở mức 1,09%).

Nợ xấu của MB tăng mạnh dưới thời ông Lưu Trung Thái làm CEO

Ông Lưu Trung Thái từng được bầu làm thành viên HĐQT của MB trong nhiệm kỳ 2009 - 2014. Đến năm 2013, ông được giao vị trí Phó Chủ tịch HĐQT. Bước sang năm 2017, ông Thái được HĐQT giao thêm vị trí Tổng Giám đốc MB và cũng là nhân vật có ảnh hưởng tới quyết sách cũng như hoạt động kinh doanh của MB từ đó đến nay. 

Trong nhóm dẫn đầu lợi nhuận ngành ngân hàng nhưng nợ xấu của MB tăng lên hơn 10.000 tỷ đồng -0
Trước khi làm Chủ tịch MB, ông Lưu Trung Thái từng có thời gian đảm nhiệm vị trí CEO.

Nhìn lại MB trong 6 năm dưới thời ông Lưu Trung Thái tiếp quản vị trí Tổng Giám đốc có thể thấy doanh thu hoạt động của ngân hàng có sự phát triển vượt bậc, tăng từ 13.867 tỷ đồng năm 2017 lên mức 27.362 tỷ đồng trong năm 2020. Giai đoạn năm 2021 và 2022 ghi nhận tăng trưởng về doanh thu mạnh nhất với ghi nhận lần lượt ở mức 36.934 tỷ và 45.593 tỷ đồng.

Trong hoạt động “lõi” của MB, từ năm 2017 đến năm 2022, tổng dư nợ của MB tăng từ 184.188 tỷ đồng lên 450.574 tỷ đồng, tương đương với việc tăng gần gấp 2,4 lần trong thời gian 6 năm. Tuy nhiên, một điều dễ thấy nữa đó là từ năm 2017 đến 2022, có sự gia tăng của các nhóm nợ xấu.

6 năm ông Lưu Trung Thái làm CEO, MB có những gì? -0
Diễn biến các nhóm nợ xấu của MB qua các năm (đơn vị: tỷ đồng)

Theo đà tăng của tổng dư nợ, tổng nợ xấu của MB cũng có xu hướng tăng nhưng với tốc độ khá chậm trong giai đoạn từ 2017 đến 2019, từ 2.218 tỷ đồng lên 2.887 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu được cải thiện, giảm từ 1,2% xuống còn 1,15%. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, tổng nợ xấu của MB gia tăng mạnh từ 3.248 tỷ đồng trong năm 2020, đi ngang trong năm 2021 để rồi đột biến tăng lên ngưỡng 5.031 tỷ đồng. Tương ứng với việc nợ xấu năm 2022 tăng tới 1.764 tỷ đồng chỉ trong 1 năm, tỷ lệ tăng 54%.

Trong 3 nhóm nợ xấu, có thể thấy rằng nợ xấu Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ liên tục gia tăng "bền vững" mỗi năm, tăng từ 668 tỷ đồng trong năm 2017 lên 1.221 tỷ đồng trong năm 2022. Cần phải lưu ý rằng đây là nhóm nợ có độ rủi ro chỉ sau Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.

Ngoài ra, nợ xấu nhóm 5 là nhóm có rủi ro mất vốn cao nhất, tuy có tăng giảm qua từng năm nhưng lại tăng đột biến từ 819 tỷ đồng lên 2.293 tỷ đồng chỉ trong năm 2022 vừa qua. Điều này đồng nghĩa, về giá trị tuyệt đối, nợ xấu nhóm 5 đã tăng tới 2,8 lần chỉ trong 1 năm. Cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu của MB đã tăng từ mức 0,9% trong năm 2021 lên 1,12% trong năm 2022.

Và cũng chính trong năm 2022 này, toàn bộ 3 nhóm nợ xấu của MB đều đã đạt đỉnh cao nhất trong 6 năm kể từ khi CEO Lưu Trung Thái nắm giữ chức vụ CEO.

Kinh tế

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu
Kinh tế

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu

Chỉ tính riêng trong năm 2023, nhóm doanh nghiệp liên quan hệ sinh thái của MIK Group đã thua lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng. Với thực trạng thị trường bất động sản đang gặp khó như hiện nay, tương lai gần của nhóm doanh nghiệp này sẽ vô cùng ảm đạm.

Toàn cảnh Hôi thảo
Kinh tế

Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách

Hội thảo Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách Nhà nước năm 2024 - Vietnam Digital Finance 2024 (VDF-2024) diễn ra ngày 20.9 tại Hà Nội với chủ đề "Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành tài chính" trong kỷ nguyên số.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ khó cho dự án ODA

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi theo dự thảo Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, bằng cách thiết kế một chương riêng. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án ODA.

Sản xuất ô tô tại Tập đoàn Thaco.
Kinh tế

Nhiều trông đợi từ “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, ngày mai (21.9), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn. Đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân, được trông đợi sẽ gợi mở nhiều giải pháp khả thi để phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão Yagi
Kinh tế

Doanh nghiệp đề xuất miễn giảm thuế phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, việc khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 của nhiều doanh nghiệp phía Bắc rất khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng và sinh kế của nhiều người dân, người lao động. Do vậy, rất cần những chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ thiệt hại thực tế; miễn giảm thuế, phí, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®
Bất động sản

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®

Vốn được xem là nhà phát triển bất động sản quốc tế với những dự án cao cấp, Masterise Homes® không chỉ ghi dấu ấn với sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn cả chính là tính pháp lý vững vàng, minh bạch tại các dự án khi liên tục bàn giao sổ hồng, văn bản pháp lý cao nhất, đến cư dân tại các dự án chỉ trong thời gian ngắn sau khi bàn giao.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.