Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng

Điểm chung của các bộ nguyên tắc trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm trên thế giới là các nguyên tắc nền tảng: vì lợi ích của con người; đa dạng, bao trùm, không phân biệt đối xử; an toàn, bảo đảm quyền riêng tư và quản trị dữ liệu; minh bạch, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình…

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng -4
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế

Ngày 5.7, với sự hỗ trợ của Chương trình Aus4Innovation, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng bộ nguyên tắc thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm”,có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Mục tiêu của hội thảo là thảo luận kinh nghiệm quốc tế về xây dựng Bộ nguyên tắc thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của AI có trách nhiệm; trên cơ sở đó, tổng hợp khuynh hướng - mô hình điển hình trên thế giới và bước đầu rút ra một số hàm ý chính sách về phát triển AI có trách nhiệm ở Việt Nam.

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng -0
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh phát biểu chào mừng hội thảo

Các tham luận trình bày cũng như các ý kiến thảo luận tại hội thảo đều khẳng định, AI ngày càng phát triển nhanh chóng và tác động tới mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia. Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại về các rủi ro tiềm ẩn khi các ứng dụng AI vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp lý như việc các thuật toán có thể gây ra sự thiên vị, phân biệt đối xử, bất bình đẳng, xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân…

Xây dựng niềm tin và hạn chế rủi ro

Trong 5 năm từ 2019 - 2024, các tổ chức quốc tế, các quốc gia và khu vực đã có động thái tích cực, khẩn trương trong xây dựng thể chế, chính sách, bộ nguyên tắc đạo đức nhằm thúc đẩy sự phát triển của AI đáng tin cậy và có trách nhiệm, hạn chế rủi ro, tác động tiêu cực do AI mang lại.

Đáng chú ý, năm 2021, UNESCO đã ban hành “Khuyến nghị về các khía cạnh đạo đức của AI” nhằm hướng dẫn các quốc gia giải quyết một cách có trách nhiệm những tác động của AI đối với con người, xã hội, môi trường và hệ sinh thái. TS. Jonathan Wallace Baker - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết, Khuyến nghị dựa trên các giá trị và nguyên tắc được kết nối với nhau. Các giá trị gồm: tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, các quyền tự do cơ bản và phẩm giá con người; môi trường và hệ sinh thái hưng thịnh; bảo đảm tính đa dạng và toàn diện; xã hội hòa bình, công bằng và gắn kết.

Bên cạnh đó là 10 nguyên tắc, trong đó cân đối và không gây hại; an toàn và bảo mật; công bằng và không phân biệt đối xử; bền vững; quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu; sự giám sát và quyết tâm của con người; minh bạch và khả năng giải thích; trách nhiệm và trách nhiệm giải trình...

“Các nguyên tắc đã có từ nhiều năm nhưng Khuyến nghị đi vào chi tiết các hành động cụ thể nhằm bảo đảm trách nhiệm giải trình, trách nhiệm, minh bạch cũng như các quy định cần thiết để bảo đảm nhà nước pháp quyền”, TS. Jonathan Wallace Baker nhấn mạnh.

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng -1
TS. Kim Wimbush, Tham tán Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO), Giám đốc Chương trình Aus4Innovation phát biểu tại hội thảo

Năm 2023, Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố việc thành lập mạng lưới về AI có trách nhiệm để khuyến khích phát triển và ứng dụng AI có trách nhiệm ở nước này. Theo GS. TS. Andy Hall, nghiên cứu viên cao cấp, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO), AI có trách nhiệm ở Australia là một ví dụ về quy trình tư vấn xây dựng lòng tin. Chính phủ Australia sử dụng khuôn khổ dựa trên rủi ro để hỗ trợ việc sử dụng AI một cách an toàn và ngăn ngừa tác hại xảy ra từ AI, bao gồm cả việc xem xét nghĩa vụ đối với các nhà phát triển và triển khai AI dựa trên mức độ rủi ro do việc sử dụng, triển khai hoặc phát triển AI gây ra. Cân bằng nhu cầu đổi mới và nhu cầu bảo vệ lợi ích cộng đồng, bao gồm quyền riêng tư, bảo mật và an toàn công cộng và trực tuyến.

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng -2
GS. TS. Andy Hall, nghiên cứu viên cao cấp, Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO) nhấn mạnh: Công nghệ không có tốt hay xấu mà quan trọng là lựa chọn của người dùng

“Đặc biệt, Chính phủ Australia đặt người dân và cộng đồng làm trung tâm khi phát triển và thực hiện các phương pháp quản lý của mình. Điều này có nghĩa là giúp bảo đảm AI được thiết kế, phát triển và triển khai có xem xét nhu cầu, khả năng và bối cảnh xã hội của mọi người”, GS. TS. Andy Hall nhấn mạnh.

Bảo đảm các nguyên tắc nền tảng

Tại Việt Nam, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, trong đó nêu rõ định hướng: “Phát triển và ứng dụng AI lấy con người và doanh nghiệp làm trung tâm, tránh lạm dụng công nghệ và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”. Đây là định hướng quan trọng và xuyên suốt phải bảo đảm trong việc hoàn thiện, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến AI.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, có xem xét đến các đặc thù Việt Nam, ngày 11.6 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống AI có trách nhiệm (Hướng dẫn AI R&D).

Theo ông Trần Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ, cần thúc đẩy áp dụng, thực hành các nguyên tắc này vào thực tiễn. Tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm các nước, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về AI; hướng dẫn để phát triển AI có trách nhiệm trong các ngành/lĩnh vực, dựa trên đặc thù của từng lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp…

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng -3
TS. Đỗ Giang Nam, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, trình bày tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm và giá trị tham khảo cho Việt Nam 

Từ kinh nghiệm quốc tế, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị cho quá trình xây dựng Bộ nguyên tắc và một số hướng dẫn cho phát triển AI có trách nhiệm ở Việt Nam. Theo đó, để phát triển AI có trách nhiệm, cần hệ thống thể chế, chính sách, nguyên tắc điều chỉnh, với sự kết hợp chặt chẽ giữa các quy định pháp luật cứng mang tính ràng buộc với các quy tắc “mềm” như đạo đức, hướng dẫn, khuyến nghị. Bởi pháp luật thường đi sau sự phát triển công nghệ, đối với các công nghệ mới nổi, cách tiếp cận kết hợp giữa luật cứng và luật mềm là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Việc xây dựng bộ nguyên tắc đạo đức thúc đẩy sự phát triển của AI có trách nhiệm là nhu cầu tất yếu khách quan để xây dựng niềm tin của người dùng và xã hội nói chung vào các hệ thống AI đang được phát triển và ứng dụng ngày càng sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội. Do AI đang phát triển nhanh chóng nên Bộ nguyên tắc và các hướng dẫn về AI có trách nhiệm cần mang tính linh hoạt, thích ứng, thường xuyên được đánh giá, cập nhật, bổ sung.

Điểm chung của các bộ nguyên tắc AI có trách nhiệm trên thế giới là các nguyên tắc nền tảng: vị nhân sinh, vì lợi ích của con người; tôn trọng tính tự chủ và sự giám sát của con người; bền vững và an toàn; bảo đảm quyền riêng tư và quản trị dữ liệu; minh bạch và có thể giải thích được; đa dạng, bao trùm; bình đẳng, không phân biệt đối xử; trách nhiệm và trách nhiệm giải trình… Đó là những kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với Việt Nam, tuy nhiên khi áp dụng cần xem xét đến những đặc thù kinh tế - xã hội của nước ta để có quy định phù hợp.

Khoa học - Công nghệ

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề “Vật liệu cho Tương lai Bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture sẽ quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất
Khoa học - Công nghệ

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất

Theo ông  Nguyễn Tùng Lâm, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, ứng dụng công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp tốc độ đổi mới về công nghệ, điều đó cho thấy, “công nghệ vào rất nhanh nhưng năng lực để làm chủ công nghệ của chúng ta còn thấp”.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết
Công nghệ

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các tài năng trẻ trong việc phát huy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng và sản phẩm công nghệ thông tin thiết thực phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.

Đại diện Quỹ GE Vernova Foundation và ASSIST Asia trao chứng nhận tượng trưng
Khoa học - Công nghệ

Dự án RENEW Skills: Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng tái tạo

Xây dựng một lực lượng lao động có tay nghề cao cho ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam; củng cố năng lực cho các cơ sở giáo dục và thúc đẩy cơ hội việc làm hấp dẫn... là mục tiêu được đưa ra tại Lễ khởi động Dự án đào tạo về điện gió - RENEW Skills được tổ chức tại Trường Đại học Điện lực sáng 14.11.

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí
Khoa học - Công nghệ

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã nêu rõ, cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ....

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Công nghệ

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%

Hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 10.2024 là 204, giảm 18,4% so với tháng trước và 79,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, Việt Nam đã gặp 4.483 sự cố tấn công mạng, giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Hai đơn vị trao kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.
Khoa học - Công nghệ

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

Sáng ngày 11.11, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Cục Phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, về kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy và Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết trao Giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng cho 10 tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực KHCN
Khoa học - Công nghệ

Trao giải thưởng Quả cầu vàng 2024

Tối 8.11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024. Tham dự buổi lễ có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy; Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết.

Hà Nội: Tăng cường kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số
Công nghệ

Hà Nội: Tăng cường kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số

Ngày 6.11, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP. Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm "Kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Chương trình Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch kết nối cùng phát triển "Link to Grow" - Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.