TP. Hồ Chí Minh chủ động kiến nghị cơ chế phát triển đô thị đặc biệt

Sau 5 năm thực hiện mô hình chính quyền đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính, TP. Hồ Chí Minh đạt nhiều kết quả tích cực trong kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.

tp-hcm.jpg
TP. Hồ Chí Minh chủ động kiến nghị cơ chế phát triển đô thị đặc biệt, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính hiện đại, hội nhập quốc tế

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP. Thủ Đức. Qua triển khai, thành phố ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan, đơn vị khi thực hiện tổ chức chính quyền đô thị được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Công tác cán bộ được triển khai đồng bộ, cơ bản hoàn thành tốt. Thành phố đã gắn kết việc tổ chức chính quyền đô thị với sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP. Thủ Đức; đồng thời triển khai thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh. Đây là quá trình thực hiện nhiều chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về tổ chức hợp lý đơn vị hành chính, tinh giản biên chế, cải cách chính sách tiền lương và phát huy nguồn lực phát triển.

Sau 5 năm triển khai, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên rõ rệt. Cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được chú trọng. Bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố được sắp xếp tinh gọn, không còn chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý. UBND các cấp được xây dựng theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả; phân cấp mạnh mẽ, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân trong thực thi công vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn và điều kiện đặc thù của thành phố. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được chú trọng phát triển cả về phẩm chất chính trị lẫn chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân.

Tại TP. Thủ Đức, bộ máy đã được kiện toàn, ổn định sau khi sáp nhập. Công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thực hiện thường xuyên. Đồng thời, TP. Thủ Đức tiếp tục rà soát, xây dựng và triển khai các nội dung theo chỉ đạo của Thành ủy Thủ Đức và UBND TP. Hồ Chí Minh, thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa phương, góp phần ổn định tình hình và hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm động lực phát triển đột phá của TP. Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cũng tạo điều kiện hoàn thiện bộ máy chính quyền đô thị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, tổ chức bộ máy cấp xã theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các phường duy trì thực hiện nhiệm vụ ngân sách đúng quy định, tiết kiệm chi ngân sách. Việc bố trí, sắp xếp các tổ chức, chức danh chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và vị trí việc làm của cán bộ, công chức được thực hiện đúng nguyên tắc, dân chủ, công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận cao trong nội bộ và nhân dân.

Với mục tiêu phát triển thành phố trở thành đô thị văn minh, hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại của cả nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội, ngay sau khi Bộ Chính trị thông qua chủ trương, cho phép đăng ký đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội nội dung dự án Luật Quản lý và phát triển đô thị đặc biệt, đồng thời giao Chính phủ chỉ đạo các bộ chuyên ngành triển khai xây dựng luật.

TP. Hồ Chí Minh cũng kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết áp dụng có thời hạn trong giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính một số cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội, như đơn giản hóa trình tự, thủ tục đấu giá, xử lý tài sản, trụ sở làm việc dôi dư. Đồng thời, kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép điều chỉnh, thành lập mới các đơn vị hành chính cấp xã tại những địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án trọng điểm, quy mô dân số đông trong giai đoạn 2023 - 2025 và 2026 - 2030.

Thành phố cũng đề xuất Chính phủ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ, đồng thời ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích phù hợp để động viên cán bộ, công chức, viên chức dôi dư nghỉ việc tự nguyện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.

Địa phương

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12.4, tại xã Hồng Hà, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.

Bộ đội Biên phòng Bình Thuận tiếp sức học sinh nghèo ven biển Tuy Phong đến trường
An ninh cơ sở

Bộ đội Biên phòng Bình Thuận tiếp sức học sinh nghèo ven biển Tuy Phong đến trường

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức trao 19 suất học bổng trong khuôn khổ chương trình “Nâng bước em tới trường” học kỳ II, năm học 2020 - 2025 cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học tốt tại khu vực biên giới biển huyện Tuy Phong.

Xác lập kỷ lục 135 Món Ăn từ trái thanh trà
Trên đường phát triển

Xác lập kỷ lục với 135 món ăn được chế biến từ thanh trà

Sáng 12.4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội thanh trà Bình Minh. Sự kiện nhằm tôn vinh sản phẩm trái cây đặc sản của địa phương và thu hút khách du lịch. Chương trình cũng đồng thời xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà.

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Trăng Xanh (Tập đoàn Bách Việt), nối nhịp yêu thương tại Bến Tre
Địa phương

Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Trăng Xanh (Tập đoàn Bách Việt), nối nhịp yêu thương tại Bến Tre

Cây cầu Trăng Xanh khang trang, kiên cố được Quỹ Trăng Xanh (thuộc Tập đoàn Bách Việt) tài trợ xây dựng chỉ trong hơn 20 ngày đã chính thức đi vào sử dụng từ ngày 10.4.2025. Cây cầu không chỉ nối liền đôi bờ, mà còn nối nhịp yêu thương, thể hiện tình cảm của Quỹ dành tặng bà con nơi đây.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng phát biểu kết luận tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa diễn ra
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy theo mô hình mới

Thực hiện các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương về triển khai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Ninh đã sớm nhận diện được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc kiện toàn bộ máy chính quyền. Với vị thế là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội năng động, việc xây dựng một hệ thống hành chính tinh gọn, hiệu quả càng trở nên quan trọng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển thời gian tới.

TP. Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh hạ tầng môi trường, chặn ô nhiễm tại những điểm nóng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh hạ tầng môi trường, chặn ô nhiễm tại những điểm nóng

TP. Hồ Chí Minh đang tập trung đẩy nhanh đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường, xử lý nước thải tại khu đô thị, làng nghề, khu - cụm công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm tại các lưu vực sông, đặc biệt là sông Sài Gòn, kênh Ba Bò và tuyến Suối Cái – những điểm nóng ô nhiễm kéo dài nhiều năm qua.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.