Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 11,3% kế hoạch

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh thông tin, tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Bắc Giang những tháng đầu năm ước thực hiện đều vượt. Các ngành sản xuất chủ lực duy trì tăng trưởng khá; sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định, bảo đảm kế hoạch. Thương mại, dịch vụ phục hồi mạnh mẽ; giá trị xuất khẩu duy trì mức tăng ổn định. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 16,6 tỷ USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 8,44 tỷ USD, tăng 41,9%; nhập khẩu đạt 8,17 tỷ USD, tăng 67,1%.

Thi công đường dẫn lên cầu Đồng Việt nối Bắc Giang - Hải Dương. Nguồn: ITN
Thi công đường dẫn lên cầu Đồng Việt nối Bắc Giang - Hải Dương. Nguồn: ITN

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của tỉnh hiện nay là Trung Quốc, tiếp đến là Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Tây Ban Nha và một số nước khác. Trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh có 424 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36% so với cùng kỳ, vốn đăng ký đạt 2.487 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thu ngân sách tăng khá.

Công tác giải ngân vốn đầu tư công được tập trung chỉ đạo ngay từ đầu năm. Tính đến hết ngày 20.3, giá trị giải ngân đạt gần 770 tỷ đồng, bằng 11,3% kế hoạch. Trên địa bàn tỉnh hiện không có dự án trọng điểm quốc gia, tuy nhiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xác định 15 dự án lớn, trọng điểm của tỉnh thuộc diện theo dõi chỉ đạo, tập trung vào các lĩnh vực giao thông, đô thị, hạ tầng, dịch vụ, môi trường và quản lý hành chính…

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, để đạt kết quả trên, tỉnh đã phân công 105 nhiệm vụ cho các ngành, cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Bắc Giang tăng trưởng chính ở ngành công nghiệp nhưng vẫn quan tâm phát triển nông nghiệp, dịch vụ. Những năm tới, tỉnh tiếp tục thúc đẩy phát triển dịch vụ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ; tập trung giải phóng mặt bằng để sớm đưa các khu công nghiệp vào hoạt động. Về những khó khăn, vướng mắc, Bắc Giang mong muốn sớm được tháo gỡ.

Tập trung thực hiện 7 giải pháp trọng tâm, đột phá

Theo Kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1.3.2025 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu phấn đấu mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh năm 2025 đạt 13,6% trở lên. Trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 16% (công nghiệp tăng 16,6%, xây dựng tăng 8,5%); nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,8%; dịch vụ tăng 7,5%; thuế sản phẩm tăng 10%. GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 4.900 USD. Qua đó, tạo tiền đề, động lực để phấn đấu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 đạt 15%/năm trở lên.

Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Bắc Giang tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá. Trong đó, tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, phát huy hiệu quả các cơ chế, chính sách, quy định mới, đột phá đã ban hành, tháo gỡ, giải phóng ngay nguồn lực của nền kinh tế. Tiếp tục ưu tiên thời gian, nguồn lực để tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội. Thúc đẩy đầu tư tư nhân, thu hút FDI. Khai thác hiệu quả thị trường trong nước, phát triển thương mại điện tử và thu hút khách du lịch. Thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tại Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24.1.2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5.2.2025 của Chính phủ; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1.3.2025 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này; phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần đổi mới, không ngừng nỗ lực sáng tạo, dám nghĩ dám làm, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên, chung sức, đồng lòng, biến mọi khó khăn, thách thức thành cơ hội bứt phá, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, khả thi, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng trong tổ chức thực hiện; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực tập trung cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12.4, tại xã Hồng Hà, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.

Xác lập kỷ lục 135 Món Ăn từ trái thanh trà
Trên đường phát triển

Xác lập kỷ lục với 135 món ăn được chế biến từ thanh trà

Sáng 12.4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội thanh trà Bình Minh. Sự kiện nhằm tôn vinh sản phẩm trái cây đặc sản của địa phương và thu hút khách du lịch. Chương trình cũng đồng thời xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà.

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh

TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa bằng các giải pháp toàn diện như phát triển sản phẩm chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt
Trên đường phát triển

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.