“Top đầu” nắm giữ trái phiếu, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) đang “đọng” bao nhiêu tiền vào trái phiếu Novaland?

So với thời điểm cuối năm 2021, khi kết thúc năm 2022, số dư trái phiếu Novaland tại MB – Chi nhánh Bắc Sài Gòn đã giảm đi 3.609 tỷ đồng.

Là một trong những nhân tố chính của thị trường, các ngân hàng thương mại đang “ôm” khối lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Trong đó, phải kể đến Ngân hàng TMCP Quân đội (MB; mã chứng khoán: MBB) với hàng loạt đợt “ôm” trái phiếu của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland; mã chứng khoán: NVL).

Dữ liệu tài chính thể hiện, thời điểm 31.12.2022, không kể các đơn vị thành viên, MB đang “đọng” hơn 6.000 tỷ đồng vào trái phiếu của Novaland. Cụ thể, số dư ở trái phiếu ngắn hạn của Novaland tại MB – Chi nhánh Bắc Sài Gòn khoảng 850 tỷ đồng. Số dư trái phiếu dài hạn là hơn 5.330 tỷ đồng.

“Top đầu” nắm giữ trái phiếu, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) đang “đọng” bao nhiêu tiền vào trái phiếu Novaland? -0

So với thời điểm cuối năm 2021, khi kết thúc năm 2022, số dư trái phiếu Novaland tại MBB – Chi nhánh Bắc Sài Gòn đã giảm đi 3.609 tỷ đồng.

Theo thuyết minh của Novaland, các lô trái phiếu được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất và quyền tài sản phát sinh liên quan đến các dự án TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai và phần góp vốn của Công ty chủ đầu tư dự án…

Báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán của MB thể hiện, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán của MB gồm có trái phiếu do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành đang ở mức 43.578 tỷ đồng, tăng khoảng 4.370 tỷ đồng so với năm 2021. Theo thuyết minh, lượng trái phiếu nêu trên đều có kỳ hạn 8 tháng đến 15 năm và có lãi suất từ 3,79% đến 10,5%. Việc nắm giữ hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hiện tại cũng là một rủi ro tiềm ẩn đối với MB.

Theo tìm hiểu, MB từng ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Novaland trong việc cung cấp các dịch vụ, giải pháp về tài chính, ngân hàng cho Novaland, các công ty thành viên của Novaland và các nhà thầu.

Về tình hình kinh doanh, dữ liệu tài chính hợp nhất quý 4.2022 thể hiện, ngân hàng TMCP Quân đội có thu nhập lãi thuần tăng hơn 34% so với cùng kỳ, đạt hơn 9.629 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, nhiều mảng của ngân hàng này đều ghi nhận sụt giảm.

Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 9,1%, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối giảm 12,7%, lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh giảm 90%, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác giảm 50,3%, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần giảm hơn 86%.

Trong bối cảnh các mảng kinh doanh kém sắc, quý 4.2022, lợi nhuận trước thuế của MB đạt hơn 4.537 tỷ đồng, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Nhờ hoạt động kinh doanh tích cực trong các quý trước, lũy kế cả năm MB lãi 22.729 tỷ đồng trước thuế, tăng 37,5% so với năm trước và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm đề ra.

“Top đầu” nắm giữ trái phiếu, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) đang “đọng” bao nhiêu tiền vào trái phiếu Novaland? -0

Tính đến 31.12.2022, tổng tài sản của MB đạt 728.532 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2021. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 26,7% lên hơn 460.000 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 15,3% đạt 443.605 tỷ đồng.

Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng 54% lên 5.030 tỷ đồng, trong đó dư nợ nhóm 5 ở mức 2.293 tỷ đồng, tăng gần 2,8 lần so với cuối năm 2021 (819 tỷ đồng), qua đó tỷ lệ nợ xấu nhích từ 0,9% lên 1,09%.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.