Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng, lý luận, nhà văn hóa, nhà lãnh đạo kiệt xuất

TRUNG TƯỚNG TRẦN VI DÂN - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an

Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần, nỗi buồn, niềm thương tiếc vô hạn bởi sự mất mát to lớn, tôi nghĩ đó là cảm giác từ tâm thức của muôn triệu người Việt Nam, trong đó có tôi. Khi Người đã vĩnh biệt chúng ta ra đi, cái mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại nhất là trên cương vị người đứng đầu của Đảng ta cho Đảng, cho đất nước, cho dân tộc và Nhân dân thật khó có thể kể hết, nhưng được khẳng định là vô cùng to lớn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng, lý luận, nhà văn hóa, nhà lãnh đạo kiệt xuất
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương ngày 20.12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Cách mạng Việt Nam có giai đoạn 1930 - 1945 kết thúc bằng Tổng khởi nghĩa tháng Tám quật khởi, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), kháng chiến chống Pháp và thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ "nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng", kháng chiến chống Mỹ với chiến dịch lịch sử 30.4.1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hoàn thành vẻ vang cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa đất nước vào một kỷ nguyên mới, thì đến nay sau gần 40 năm đất nước đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, những thành quả cách mạng Việt Nam đã được bảo vệ vững chắc, có bước phát triển mới vượt bậc. Cho dù còn nhiều những việc cần làm, còn nhiều thách thức đặt ra, nhưng những gì chúng ta đạt được thật vĩ đại. Sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trong những năm cuối của thế kỷ 20 là một minh chứng cho thấy vị trí, vai trò của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua, nhất là hơn 10 năm trở lại đây. Đây là thành tựu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, nhưng vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, động viên, khích lệ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tính quyết định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước hết là một nhà tư tưởng lý luận kiệt xuất của Đảng ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Người về đối nội, đối ngoại và đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới đã chỉ rõ điều đó. Chúng ta thấy trong tư tưởng lý luận cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời đã được bổ sung, phát triển tươi mới phù hợp với thực tiễn của đất nước và thời đại ngày nay, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Những quan điểm, tư tưởng của Người về văn hóa đã góp phần quan trọng quyết định để định hình nên tư duy, nhận thức của Đảng ta về vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đó là nhận thức văn hóa là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội, văn hóa luôn có vai trò quan trọng ngang hàng với kinh tế, chính trị. Quan trọng hơn là những nhận thức tư duy đó đã được quán triệt, triển khai vận dụng trong thực tiễn, đem lại những kết quả vô cùng to lớn, củng cố sức mạnh quốc gia. Cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là một tấm gương văn hóa tiêu biểu của con người Việt Nam, đó là cuộc sống thanh đạm, nhân cách lớn lao và đạo đức cách mạng trong sáng, có tinh thần yêu nước nồng nàn, luôn vượt qua mọi thách thức, trở ngại, nhân hậu, thủy chung, tình đoàn kết quốc tế trong sáng. Soi chiếu vào những lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tư cách một người Cách mệnh trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một hình mẫu tiêu biểu, vượt trội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà đối ngoại tài ba, từ tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ thực tiễn của đất nước trong quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại và ngoại giao “cây tre Việt Nam” của Người đã giúp đất nước ta có được vị thế quốc tế vững chắc, trở thành nhân tố ngày càng quan trọng trong thế giới đương đại đang phải đối mặt với biết bao thách thức.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một lãnh tụ, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng ta. Hôm nay, đây là sự suy tôn của cán bộ, đảng viên, bạn bè quốc tế dành cho Người. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đất nước ta đã có những bước phát triển mới vững chắc, để "Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Đối với lực lượng vũ trang nhân dân, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung, sự nghiệp bảo đảm an ninh, trật tự và Công an nhân dân nói riêng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là trên cương vị người đứng đầu của Đảng ta. Người trực tiếp tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, luôn quan tâm đến những vấn đề căn cốt nhất của lực lượng Công an nhân dân đó là về cán bộ, tổ chức bộ máy và quan điểm, phương châm, nguyên tắc, những định hướng lớn trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.

Về cán bộ, Công an nhân dân vinh dự tự hào có di sản tinh thần vô giá là Sáu điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có huấn thị “chỉ biết còn Đảng thì còn mình” của Tổng Bí thư Lê Duẩn, thì hôm nay lại có thêm một di sản tinh thần đó là huấn thị "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Công an nhân dân đã thực sự gương mẫu, đi đầu trong sắp xếp tổ chức bộ máy tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo cảm hứng cho sự sắp xếp tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị.

Sự chuẩn bị về con người và tổ chức bộ máy là những yếu tố cơ bản, quyết định nhất để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Để có được kết quả to lớn đó trong xây dựng Công an nhân dân, cùng với quyết tâm của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, nhất là của Đại tướng Tô Lâm (nay là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), thì sự lãnh đạo, khích lệ, động viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hết sức quan trọng.

Trong các mặt công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội cũng luôn mang những dấu ấn thật quan trọng từ sự lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, nhắc nhở của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự quan tâm đó của Người đã giúp cho lực lượng Công an nhân dân luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác, chiến đấu trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát to lớn không thể bù đắp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, trong đó có Công an nhân dân Việt Nam. Trong niềm đau thương vô hạn ấy, chúng ta luôn tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, tư tưởng, tâm nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, Nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc nhất định sẽ trở thành hiện thực.

Theo dòng sự kiện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Uzbekistan
Chính trị

Củng cố tin cậy chính trị, tạo xung lực tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam với Armenia và Uzbekistan

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Với nội dung chương trình phong phú cùng sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị của phía bạn dành cho Người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta, chuyến công tác đã đạt kết quả toàn diện, thực chất trên cả bình diện song phương và đa phương.

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia
Chính trị

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Trả lời phỏng vấn báo chí, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội LÊ QUANG TÙNG khẳng định, chuyến thăm đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, hợp tác đa phương nghị viện và vai trò của IPU nói riêng; đồng thời, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của ta và hai nước bạn trong giai đoạn hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chính trị

Thông điệp từ cuộc điện đàm lịch sử

Trong những thời khắc then chốt của lịch sử, sự xuất hiện kịp thời của những quyết định mang tầm chiến lược luôn là thước đo bản lĩnh của một quốc gia. Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump – diễn ra chỉ hơn 24 giờ sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - là một phản ứng chính sách, đối ngoại khôn ngoan, mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương
Chính trị

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 - 8.4.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11.2024.
Chính trị

Khai thông hợp tác, mở ra cơ hội phát triển mới cho quan hệ song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ở cấp cao nhất của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Uzbekistan và Armenia kể từ khi Việt Nam và hai nước Uzbekistan, Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.