Tiếp tục phát huy những tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô

Theo thống kê, trong quý III và 9 tháng năm 2024, kinh tế TP. Hà Nội tiếp tục duy trì tăng trưởng, phục hồi rõ nét. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố ước tính tăng 6,12% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 5,99%). Trong đó, hầu hết các ngành đều tăng cao hơn cùng kỳ.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp ưu tiên

Nổi bật là thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 376.430 tỷ đồng, bằng 92,1% dự toán, tăng 22,2% so với cùng kỳ. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,54 tỷ USD. Du lịch phục hồi mạnh, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 21,12 triệu lượt, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023...

Thành phố đã tập trung khắc phục sản xuất nông nghiệp sau bão, nên mặc dù chịu hậu quả rất lớn song sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trưởng. Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Toàn thành phố có 2.924 sản phẩm OCOP; 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu...

t1-dinh-chuyende-kinhte-hanoi-2077-7155.jpg
Hà Nội sẽ tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp ưu tiên. Ảnh: ITN

Ngoài ra, thành phố đã khởi công 28/43 cụm công nghiệp (thêm 8 cụm trong 9 tháng năm 2024). Đã có 3 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư (gồm khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, và 2 khu công nghiệp Đông Anh, Phụng Hiệp). Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập...

Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương TP. Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh cho biết, ngành Công Thương tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành chế biến, chế tạo theo hướng công nghiệp xanh, tuần hoàn, phát thải carbon thấp và phát triển mạnh các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp, chuyển sang các sản phẩm theo hướng sáng tạo, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương cũng cho biết, thành phố ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có giá trị gia tăng cao, vốn đầu tư lớn; phát triển nhanh một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường; phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp ưu tiên, có thế mạnh của thành phố và lan tỏa cho cả vùng Đồng bằng sông Hồng", bà Nguyễn Kiều Oanh nêu.

Về thương mại, ngành công thương và nông nghiệp cam kết cung ứng đủ hàng hóa, tăng cường kết nối, kích cầu tiêu dùng; đồng thời, phát triển các loại hình dịch vụ thương mại có giá trị gia tăng cao, thương mại điện tử...

Theo trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội Lê Quang Long, Ban Quản lý đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Đông Anh, Phụng Hiệp, Bắc Thường Tín, khu công nghệ cao sinh học… Phấn đấu tổng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp cả năm 2024 đạt 650 triệu USD, tăng 10% so với năm 2023…

Đặt trọng tâm vào xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp của Thủ đô

Trao đổi về lĩnh vực nông nghiệp của Thủ đô, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho hay, thành phố tiếp tục chuyển đổi các diện tích sản xuất lúa khó khăn về tưới tiêu sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; tập trung chỉ đạo chăn nuôi theo hướng sản xuất con giống, cơ cấu lại đàn vật nuôi, phát triển con giống chất lượng cao trên cơ sở lưu giữ và bảo tồn các giống bản địa. Ngoài ra, thành phố tiếp tục phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, phù hợp với từng vùng và định hướng phát triển của thành phố...

Ngành nông nghiệp cũng chú trọng những sản phẩm cây trồng, dịch vụ, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với nhu cầu và phục vụ phát triển đô thị, phù hợp với tính chất, đặc điểm khu vực đô thị, khu vực ven đô; phát triển các mô hình trang trại nông nghiệp trong đô thị.

phat-trien-nong-nghiep-nong-thon-gan-voi-khong-gian-di-san-van-hoa-vat-the-phi-vat-the-175402263-303-5858.jpg
Hà Nội phấn đấu năm 2025 sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Ảnh: M.C

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, định hướng phát triển Thủ đô đến 2045, thành phố Hà Nội phấn đấu thu nhập bình quân đạt 36.000 USD/người. Vì vậy, phát triển kinh tế phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.

Từ nay đến năm 2030 và năm 2045, thành phố phải tập trung thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư; tăng tốc lấp đầy các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ sinh học, các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề…

Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, Hà Nội đã, đang phát triển mạnh hệ thống thương mại hiện đại; đồng thời đẩy mạnh phát triển hệ thống chợ đầu mối, tập trung các sản phẩm nông sản để đẩy mạnh xuất khẩu; dành diện tích xây dựng trung tâm outlet, nhằm thu hút du khách tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí, phát triển du lịch. Quyết tâm xây dựng hệ thống chợ trên địa bàn thành phố đồng bộ, khang trang, sạch đẹp, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu đặt trọng tâm vào xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp của Thủ đô. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng; mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh gắn với thương hiệu của Thủ đô, kết hợp với du lịch. Đồng thời, phát triển nông nghiệp đa lĩnh vực, đa mục tiêu và mang lại giá trị cao nhất.

Về lĩnh vực du lịch, Sở Du lịch tiếp tục hình thành các tour, tuyến, sản phẩm du lịch liên kết, đồng bộ; tập trung thu hút du khách quốc tế…

Đối với nhiệm vụ phát triển giao thông đô thị, thành phố đang đẩy mạnh chuyển đổi xanh, trước năm 2035 chuyển đổi toàn bộ sang xe buýt điện. Xây dựng thương hiệu các hãng xe buýt đáp ứng các tiêu chí xanh, sạch, phục vụ người dân và du khách.

Cùng với việc thực hiện hoạt động đối ngoại kinh tế thiết thực, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Thủ đô, thành phố đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại gắn với các địa phương, gắn sản xuất với du lịch để thu hút du khách, phát triển kinh tế làng nghề, phát triển các hoạt động mang tầm quốc tế

Địa phương

10 hộ dân ở Phú Quốc đề nghị làm rõ việc bị thu hồi đất được đền bù 0 đồng
Địa phương

10 hộ dân ở Phú Quốc đề nghị làm rõ việc bị thu hồi đất được đền bù 0 đồng

Theo đơn phản ánh gửi đến báo Đại biểu Nhân dân, 10 hộ dân ở ấp Đường Bào, xã Dương Tơ, TP. Phú Quốc đề nghị làm rõ việc người dân sống ổn định trên đất của mình từ trước năm 2004, nhưng đến 2015, chính quyền địa phương ra quyết định thu hồi đất, đền bù 0 đồng.

Hiệu quả trong hoạt động đấu thầu sử dụng vốn ngân sách của Công ty TNHH cầu đường 1 Hà Bắc: Tỷ lệ tiết kiệm thấp đáng mừng hay đáng lo?
Địa phương

Hiệu quả trong hoạt động đấu thầu sử dụng vốn ngân sách của Công ty TNHH cầu đường 1 Hà Bắc: Tỷ lệ tiết kiệm thấp đáng mừng hay đáng lo?

Trong những năm vừa qua, Công ty TNHH cầu đường 1 Hà Bắc đã trúng khoảng 47 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 400 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. Điều đáng nói, đa số các gói thầu sử dụng ngân sách nhà nước được doanh nghiệp này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ở mức thấp.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM Hà Nội Nguyễn Văn Chí thăm gian hàng trưng bày các sản phẩm làng nghề đặc sắc của Hà Nội
Địa phương

Phấn đấu về đích trước hẹn

Sau hơn 10 năm thực hiện với từng bước đi vững chắc và cách làm bài bản, khoa học, Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng NTM. Hiện, thành phố đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành 8/8 tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ nay đến cuối năm 2024, thành phố tập trung thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, phát triển làng nghề, phát triển sản phẩm OCOP… hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 được biểu dương, khen thưởng. Ảnh: Đàm Thanh
Địa phương

Phát triển đô thị gắn với giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

Để ứng phó với thiên tai có thể gia tăng về tần suất, cường độ, phát biểu tại Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả siêu bão số 3 và lũ khẩn cấp trên địa bàn vừa được tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu lưu ý việc nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật để chủ động ứng phó với thiên tai ở mức độ cao hơn; phát triển đô thị phải gắn với giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, nhất là đối với thành phố ven biển như Hải Phòng…

Hà Nội: Triển khai giải pháp tham gia chuỗi liên kết phát triển hành lang công nghiệp
Trên đường phát triển

Hà Nội: Triển khai giải pháp tham gia chuỗi liên kết phát triển hành lang công nghiệp

Đại diện Sở Công Thương TP. Hà Nội cho biết, thành phố đã tập trung liên kết phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dựa trên nhu cầu và lợi thế với 3 lĩnh vực chủ chốt gồm: Sản xuất linh kiện phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Từng bị cấm đấu thầu vì gian lận hồ sơ, Công ty Khánh Anh vẫn trúng thầu hàng loạt dự án
Kinh tế

Từng bị cấm đấu thầu vì gian lận hồ sơ, Công ty Khánh Anh vẫn trúng thầu hàng loạt dự án

Bị phát hiện gian lận về hồ sơ nhân sự trong hồ sơ dự thầu, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Khánh Anh (công ty Khánh Anh) đã bị UBND huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn huyện này trong thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác, công ty này vẫn trúng thầu hàng loạt dự án có giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024 nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Địa phương

Sức mạnh nội sinh từ tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số (DTTS) đang trở thành một yếu tố then chốt bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đoàn kết, đổi mới, phát huy lợi thế, hội nhập và phát triển” là một sự kiện chính trị quan trọng, tập trung sức mạnh nội sinh, ý chí vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc...

Đặc sắc trình diễn thời trang thổ cẩm dưới bóng cây long não di sản trăm tuổi ở Buôn Ma Thuột
Địa phương

Đặc sắc trình diễn thời trang thổ cẩm dưới bóng cây long não di sản trăm tuổi ở Buôn Ma Thuột

"Vũ điệu Ban Mê" - chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm truyền thống do UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức tại khuôn viên Biệt điện Bảo Đại đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người dân và du khách. Đây là một hoạt động hướng tới Chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk gắn với 120 năm Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển; 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong
Giao thông

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp cùng các đơn vị liên quan xem xét đề xuất của Sở Giao thông Vận tải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường dài 23km có điểm đầu giao với đường ĐT.651C và điểm cuối kết nối với tuyến đường ven tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Các đại biểu chụp ảnh tại Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai
Hoạt động chính quyền

Tăng cường kết nối đầu tư vùng trọng điểm công nghiệp phía Nam

Việc tỉnh Ninh Thuận vừa chọn tỉnh Đồng Nai là nơi tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận càng thể hiện rõ hơn vai trò, vị trí quan trọng của tỉnh Đồng Nai trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, kết nối đầu tư giữa các tỉnh, thành phố vùng trọng điểm công nghiệp phía Nam của cả nước; đồng thời, kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư Đồng Nai tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.