Phát triển đô thị gắn với giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

Để ứng phó với thiên tai có thể gia tăng về tần suất, cường độ, phát biểu tại Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả siêu bão số 3 và lũ khẩn cấp trên địa bàn vừa được tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu lưu ý việc nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật để chủ động ứng phó với thiên tai ở mức độ cao hơn; phát triển đô thị phải gắn với giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, nhất là đối với thành phố ven biển như Hải Phòng…

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại điểm cầu Trung tâm kết hợp trực tuyến tới 15 điểm cầu quận, huyện.

z5939611686160-afa84d41b26f4d971cc12e794ffbe54c638647946661981077-9628-6128.jpg
Quảng cảnh hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh

Hiệp đồng chặt chẽ, hợp tác của người dân

Cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc nước ta với cường độ rất mạnh, sức tàn phá lớn. Trước và trong khi bão đổ bộ, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đã thông báo, khuyến cáo kịp thời về diễn biến, nguy cơ của bão và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp ứng phó an toàn. Sự phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, chính quyền địa phương, cùng với hợp tác của người dân đã đóng vai trò then chốt hạn chế thiệt hại và nhanh chóng khắc phục hậu quả.

Ngay sau khi bão tan, UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả. Các ngành, địa phương, đơn vị nhanh chóng triển khai các hoạt động khôi phục, sửa chữa hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện, nước… ổn định đời sống Nhân dân trong thời gian ngắn; khẩn trương thực hiện công tác cứu trợ, hỗ trợ. Huy động mọi nguồn lực; kêu gọi sự chia sẻ, hỗ trợ của các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng quân đội, công an cùng hỗ trợ các đơn vị chức năng tổ chức khắc phục sự cố, thiệt hại. Chính vì vậy, đến nay, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai ổn định cuộc sống, hoạt động sản xuất được khôi phục.

a-9037-1245.jpg
Công tác khắc phục sau bão được thực hiện khẩn trương. Ảnh: Hưng Thịnh

Công tác đánh giá, thống kê thiệt hại cũng được thực hiện kịp thời, chi tiết, giúp xác định nhu cầu hỗ trợ, xây dựng kế hoạch khắc phục hiệu quả.

Rà soát tổng thể cơ chế phối hợp

Qua thực tiễn diễn biến, công tác chỉ đạo, ứng phó khắc phục thiệt hại bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra, nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu được rút ra. Đơn cử như kinh nghiệm trong thông báo, kiểm đếm, kêu gọi tàu, thuyền và các phương tiện hoạt động trên biển vào nơi tránh trú an toàn; sơ tán nhân dân tại các chung cư cũ xuống cấp; công tác khôi phục hoạt động hệ thống điện sau bão…

Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 8.10.2024 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, động đất, tai nạn lao động trên địa bàn thành phố. Trong đó, chỉ đạo tổng thể các giải pháp khắc phục toàn bộ các hạn chế được nhìn nhận từ sau bão Yagi. Giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Công an thành phố, các quận, huyện, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố… chỉ đạo triển khai nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các giải pháp nêu tại Chỉ thị số 33-CT/TU.

Thời gian tới, theo dự báo, hiện tượng La Nina có thể làm gia tăng tần suất, cường độ của bão, áp thấp nhiệt đới ở nước ta. Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu lưu ý việc nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên toàn thành phố để chủ động ứng phó với thiên tai ở mức độ cao hơn. Rà soát tổng thể cơ chế phối hợp, nhất là cơ chế chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự để xác định những vấn đề còn bất cập, có giải pháp khắc phục ngay. Đặc biệt lưu ý về sự chủ quan của một số ít đơn vị có trách nhiệm như vấn đề cắt tỉa cây xanh trước bão.

z5939611712195-b958fb1212c9ac69335b079f3da93b89638647946897629748-9850-5110.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh

Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu nhấn mạnh việc nhìn nhận nghiêm túc vấn đề phát triển đô thị, phải gắn với giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, nhất là đối với thành phố ven biển như Hải Phòng. Tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu đối với người dân, doanh nghiệp, học sinh và coi đây là giải pháp căn cơ, bài bản và bền vững.

Cùng với đó, thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương trong công tác phòng, chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn. Thành lập, kiện toàn, ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự và Luật Phòng, chống thiên tai, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. Rà soát kịch bản ứng phó thiên tai; tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị trên thực tế công tác phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão theo phương châm “4 tại chỗ”. Xác định các trọng điểm xung yếu để xây dựng phương án bảo đảm an toàn…

Bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản người dân

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác khắc phục bão số 3 và nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong thời gian tới, kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị và các địa phương khẩn trương hoàn thiện văn bản, quy định để trở thành “cẩm nang” hướng dẫn. Thậm chí cưỡng chế việc di chuyển người dân đang sinh sống trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn khi có bão đổ bộ vào thành phố. Tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng công trình đê điều, cống trên địa bàn. Tiếp tục triển khai việc hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão gây ra, nhất là thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.

z5939611686037-e1b364081a4c3f06fe5719b38f6940c5638647947839486736-188-4051.jpg
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh

Đồng thời, việc thống kê, rà soát, triển khai hỗ trợ cần bảo đảm chính xác, đầy đủ, nghiêm túc. Địa phương, đơn vị để xảy ra tiêu cực trong hỗ trợ, thành phố kiên quyết xử lý nghiêm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khẩn trương lập báo cáo, đề xuất chủ trương đầu tư các công trình, dự án phòng, chống thiên tai trình HĐND thành phố phê duyệt để đầu tư trong giai đoạn 2025-2030; tiếp tục tranh thủ nguồn vốn Trung ương hoàn thiện, nâng cao chất lượng công trình đê điều thành phố.

z5939611709779-df9fd9c1f25dfe22ff5c2ba1a59e2365638647947346821727-664-3677.jpg
Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 được biểu dương, khen thưởng. Ảnh: Đàm Thanh

Về chủ trương di dời người dân đang sinh sống tại chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D, Sở Xây dựng nhanh chóng xây dựng đề án, trình HĐND thành phố xem xét, phê duyệt việc hỗ trợ kinh phí người dân khi di chuyển, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân - Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh.

Địa phương

Tháng tri ân khách hàng 2024: Ngành điện miền Nam “thắp sáng niềm tin” các hộ nghèo
Địa phương

Tháng tri ân khách hàng 2024: Ngành điện miền Nam “thắp sáng niềm tin” các hộ nghèo

Tháng tri ân khách hàng là hoạt động thường niên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức. Năm 2024, với thông điệp “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả,” EVNSPC đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, hỗ trợ hàng nghìn hoàn cảnh khó khăn trong khu vực quản lý, góp phần mang lại niềm tin và hy vọng, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Lào Cai: Công ty TNHH MTV Trường Sơn trúng gói thầu hơn 300 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 100 triệu đồng
Địa phương

Lào Cai: Công ty TNHH MTV Trường Sơn trúng gói thầu hơn 300 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 100 triệu đồng

Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Trường Sơn đã trúng hơn 60 gói thầu, tổng giá trị lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. Đáng chú ý, doanh nghiệp này là nhà thầu thường trúng các gói thầu trên địa bàn tỉnh Lào Cai với kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

 Lâm Đồng: Tổ quản trang mập mờ thu, chi tiền bán mộ gió
Địa phương

Lâm Đồng: Tổ quản trang mập mờ thu, chi tiền bán mộ gió

Nhiều năm qua, tại Nghĩa trang nhân dân Liên Trung - Phúc Hưng - Phúc Thọ 1 (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), tổ quản trang tự ý thu tiền, tự cấp phần mộ gió của người dân trong và ngoài thôn; đưa ra quy ước về giá bán nhưng không được sự cho phép của đơn vị quản lý, gây bức xúc cho người dân.

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Đầu tư có trọng điểm, bảo đảm mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào Dân tộc thiểu số
Địa phương

Đầu tư có trọng điểm, bảo đảm mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào Dân tộc thiểu số

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc yêu cầu các địa phương hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719; bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và mang lại lợi ích thiết thực, đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài của vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cao Bằng: Công ty TNHH Tuần Thái Lai trúng gói thầu hơn 11 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 725 nghìn đồng
Địa phương

Cao Bằng: Công ty TNHH Tuần Thái Lai trúng gói thầu hơn 11 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 725 nghìn đồng

Công ty TNHH Tuần Thái Lai là doanh nghiệp "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Theo thống kê dữ liệu về đấu thầu, trong những năm qua, doanh nghiệp này đã trúng hơn 70 gói thầu với tổng giá trị vượt hơn 460 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò độc lập và liên danh.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước.