Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai

Tăng cường kết nối đầu tư vùng trọng điểm công nghiệp phía Nam

Việc tỉnh Ninh Thuận vừa chọn tỉnh Đồng Nai là nơi tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận càng thể hiện rõ hơn vai trò, vị trí quan trọng của tỉnh Đồng Nai trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, kết nối đầu tư giữa các tỉnh, thành phố vùng trọng điểm công nghiệp phía Nam của cả nước; đồng thời, kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư Đồng Nai tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác phát triển bền vững

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng khẳng định: việc tỉnh Ninh Thuận chọn tỉnh Đồng Nai là nơi để tổ chức Hội nghị càng thể hiện rõ hơn vai trò, vị trí quan trọng của tỉnh Đồng Nai trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi địa phương có thế mạnh riêng để phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư. Nếu như Đồng Nai có thế mạnh phát triển các khu công nghiệp (tỉnh vẫn tiếp tục giữ vững là một trong các địa phương dẫn đầu về phát triển công nghiệp với 33 KCN được thành lập với tổng diện tích đất 10.222,59ha và trong đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 3.7.2024, đến năm 2030, Đồng Nai đầu tư hoàn thành 48 khu công nghiệp). Đồng thời, Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được triển khai xây dựng, dự kiến đi vào hoạt động giai đoạn I vào năm 2026. Mục tiêu trở thành sân bay trung chuyển hàng không quốc tế, cảng hàng không Long Thành được xây dựng thành siêu sân bay cấp 4F, với công suất thiết kế phục vụ cho 100 triệu lượt hành khách và 25 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, sau khi hoàn thành xây dựng, Cảng Hàng không quốc tế Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất cả nước....

nt1-6109.jpg
Các đại biểu chụp ảnh tại Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai. Ảnh: N. Vân

Tỉnh Ninh Thuận lại có thế mạnh về phát triển văn hóa - Ninh Thuận là nơi sinh sống tập trung cộng đồng người Chăm nhiều nhất cả nước, có nhiều công trình văn hóa, các di tích lịch sử đang được bảo tồn, nhiều lễ hội văn hóa đặc thù của dân tộc Chăm được gìn giữ. Trong đó, làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng nghề cổ nhất Đông Nam Á và tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch biển: Ninh Thuận là một trong số ít tỉnh ở Việt Nam có 2 vườn Quốc gia, trong đó vườn quốc gia Núi Chúa vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Thế giới - 1 trong 9 Di sản thiên nhiên của Thế giới; vịnh Vĩnh Hy được xếp hạng là Danh lam thắng cảnh Quốc gia, một trong 8 vịnh đẹp nhất Việt Nam, trong khi du lịch tỉnh Đồng Nai thì phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Quá trình phát triển kinh tế, tỉnh Đồng Nai luôn xác định muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải có sự gắn kết với các tỉnh, các doanh nghiệp đã đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và hiệu quả tại tỉnh Đồng Nai cần nghiên cứu đầu tư, mở rộng thêm vào các địa phương lân cận. Đây chính là cơ hội phát triển cho chính doanh nghiệp mình, vừa góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác phát triển bền vững giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Ninh Thuận - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng nhấn mạnh.

Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Hội nghị được nghe thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu tư tỉnh Ninh Thuận; các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và nhận được những ý kiến trao đổi, chia sẻ quý từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tìm giải pháp, kiến tạo môi trường đầu tư của tỉnh Ninh Thuận. Qua đó, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tỉnh Đồng Nai có cái nhìn tổng quan về tỉnh Ninh Thuận, từ đó có thể cân nhắc, lựa chọn các lĩnh vực đầu tư phù hợp.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam cho biết: quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày 10.11.2023, với tầm nhìn chiến lược về “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”, tạo dựng những giá trị khác biệt để tạo ra năng lực cạnh tranh nền kinh tế, khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo dư địa cho tăng trưởng. Tỉnh xác định, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là cực tăng trưởng mới là động lực quan trọng để phát huy tiềm năng, lợi thế về Cảng biển, Cảng cạn và Trung tâm dịch vụ Logistics, Khu công nghiệp, đô thị, du lịch, hướng đến năm 2025 đủ điều kiện thành lập Khu kinh tế ven biển của cả nước.

Tỉnh Ninh Thuận đang quyết liệt thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Để làm được điều này, Ninh Thuận xác định các doanh nghiệp phải đóng vai trò nòng cốt. Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân của 2 tỉnh tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp cũng như liên kết trong sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Qua đó, sẽ phát triển, nâng tầm các doanh nghiệp.

Với tiềm năng, lợi thế và điều kiện thuận lợi trong tiếp cận đất đai, cơ sở hạ tầng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam tin tưởng Ninh Thuận sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh Ninh Thuận cam kết sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh, bảo đảm quyền lợi tốt nhất, khai thác tiềm năng phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Hoạt động chính quyền

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất
Địa phương

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên vừa ký ban hành Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND quy định diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy định tại khoản 3, Điều 178, Luật Đất đai.

Quang cảnh Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng)
Hoạt động chính quyền

Đánh giá trung thực làm cơ sở đề ra chỉ tiêu sát thực tế

Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024; tích cực chuẩn bị các điều kiện tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cần tăng cường làm việc, trao đổi trực tiếp để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đánh giá thẳng thắn, trung thực việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), làm cơ sở đề ra chỉ tiêu nhiệm kỳ 2025 - 2030 sát tình hình của đơn vị, địa phương...

Đoàn công tác tỉnh chụp hình lưu niệm cùng Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Long An chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản

Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An năm 2024 tại các địa phương Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Tấn Hòa làm trưởng đoàn đã đến chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Tiếp đoàn có Thống đốc Kazuhiko Oigawa và các thành viên tỉnh Ibaraki.

Quảng Nam thanh tra nhiều dự án kinh doanh bất động sản
Xã hội

Quảng Nam thanh tra nhiều dự án kinh doanh bất động sản

Đoàn sẽ tập trung vào thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước tại các dự án khai thác quỹ đất và các dự án được Nhà nước giao đất để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác quỹ đất trên địa bàn các huyện Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn.

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng
Địa phương

Đồng hành đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 5.10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) năm 2024. Hội nghị được tổ chức với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”