Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV

Sức mạnh nội sinh từ tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số (DTTS) đang trở thành một yếu tố then chốt bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đoàn kết, đổi mới, phát huy lợi thế, hội nhập và phát triển” là một sự kiện chính trị quan trọng, tập trung sức mạnh nội sinh, ý chí vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc...

Xây dựng quyết sách “vì dân, cho dân”

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ III năm 2019, đồng bào các DTTS của tỉnh đã từng bước thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm, vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở ở vùng đồng bào DTTS được quan tâm đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất; nhiều công trình, dự án trọng điểm được khởi công, hoàn thành đưa vào sử dụng, tháo gỡ khó khăn về hạ tầng, tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024 nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: Hồng Hạnh
Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024 nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: Hồng Hạnh

Cùng với đó, các chương trình, chính sách dân tộc, trọng tâm là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục được quan tâm thực hiện đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, giúp đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Đến nay, thu nhập bình quân/người đạt trên 50 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,37% năm 2020 xuống còn 21,95% năm 2023.

Trưởng thôn Khuổi Nộc (xã Lương Thượng, huyện Na Rì) Dương Hồng Sinh cho biết: Khuổi Nộc là thôn có 100% đồng bào Mông, Dao sinh sống, những năm qua, nhờ Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, hỗ trợ xây nhà kiên cố, đầu tư điện, đường, trường học khang trang đã giúp đời sống người dân vùng cao đổi thay từng ngày. Từ chỗ, đa số các hộ dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại, đến nay nhiều gia đình đã chủ động đóng góp sức mình vì lợi ích cộng đồng. Cụ thể, nhiều hộ đã hiến hàng trăm mét vuông đất sản xuất để xây dựng các tuyến đường với tổng chiều 10km tạo thuận tiện cho việc đi lại, sản xuất. Cùng nhau đóng góp để làm tuyến đường điện chiếu sáng khu dân cư với 40 bóng điện năng lượng mặt trời, có trên 60 hộ dân được hưởng lợi.

Đánh giá lại việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn tỉnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Duy Chinh khẳng định: Các quyết sách, chương trình, dự án, chính sách dân tộc khi xây dựng và triển khai thực hiện đều hướng đích “vì dân, cho dân” nên được nhân dân đồng tình ủng hộ, củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền. Sức mạnh nội sinh từ tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên của đồng bào các DTTS kết hợp với nguồn lực đầu tư của Nhà nước giúp thay đổi nhiều mặt trên các lĩnh vực đời sống, sản xuất của người dân.

Dẫn lời dạy của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, Bí thư Tỉnh ủy mong muốn, đồng bào các DTTS cùng chung sức, đồng lòng, kết đoàn thành một khối dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị vượt khó đi lên.

Đặc biệt quan tâm công tác giáo dục - đào tạo

Kết quả đạt được trong những năm qua đã thể hiện cố gắng, nỗ lực phấn đấu rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, dù đã được cải thiện nhưng cuộc sống vùng đồng bào DTTS vẫn còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; vẫn tồn tại tình trạng đồng bào thiếu đất sản xuất, thiếu đất ở. Việc triển khai một số chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS còn chậm; tỷ lệ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia đạt thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp… Đây là những thách thức, trở ngại đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện các chính sách dân tộc.

Để thực hiện hiệu quả công tác dân tộc trong thời gian tới, tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đề nghị, các cấp ủy, chính quyền tiếp tục thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới. Đổi mới tư duy, phát huy tiềm năng, thế mạnh để nâng cao đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững. Tăng cường cán bộ DTTS có năng lực đến cơ sở để cùng Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS; đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo đối với con em đồng bào các DTTS vì đây là con đường vững chắc đưa bản làng tới tương lai tốt đẹp.

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn, lần thứ IV là sự kiện quan trọng được đông đảo quần chúng nhân dân quan tâm. Đây cũng là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng để nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư với mục tiêu phấn đấu đến năm 2029, thu nhập bình quân người DTTS bằng ít nhất 1/2 mức bình quân chung của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3,5%. Phấn đấu đạt 90% trở lên số trường, lớp học vùng đồng bào DTTS được xây dựng kiên cố đạt chuẩn; 100% thôn, bản có nhà văn hóa, 95% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; xóa tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào DTTS; duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 70%...

Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.