Tích lũy nghiệp thiện trước khi chọn nghề

Trong chương trình hoằng Pháp tại Nhật Bản vừa qua, thuyết giảng Phật pháp là nội dung được Thầy trụ trì chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh dành nhiều thời gian. Trong đó, chủ đề về nhân quả và chọn làm thiện nghiệp, được phân tích sâu sắc.

Phải tin chắc, tin sâu, hiểu biết đúng

Thầy Trụ trì chùa Ba Vàng khẳng định, hiểu và thực hành đúng được giáo lý của đạo Phật thì chắc chắn được hạnh phúc hơn, được sống sâu sắc hơn, sống giá trị hơn. Gia đình nào biết đến Phật Pháp thì gia đình đó được an vui, hạnh phúc hơn”! Nếu những giá trị tốt đẹp của Phật pháp được phổ độ rộng khắp thì nhân loại sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

Tích lũy nghiệp thiện trước khi chọn nghề -0
Hàng nghìn bạn trẻ người Việt Nam đang du học, thực tập sinh và làm việc tại Nhật Bản đến nghe giảng Pháp

Thế nên, mong muốn “mặt trời” Phật pháp được phổ độ, soi chiếu khắp muôn loài là điều mà Thầy Trụ trì, Tăng đoàn và phật tử của Ngôi già lam Ba Vàng hướng đến trong suốt chương trình hoằng Pháp tại xứ sở Mặt trời mọc vừa qua. Vì, giáo lý của Phật là chân lý đúng, đứng vững hoàn toàn từ khi Đức Phật Thích Ca tuyên bố cho đến nay, tất cả điều Ngài nói chưa có gì thay đổi.  

Chính nhà bác học nổi tiếng Albert Einstein cũng đã khẳng định rằng, những điều mà Đức Phật đã nói, đều là những điều đi trước khoa học, dẫn đường cho khoa học. Phật Pháp từ khi Ngài đắc đạo tuyên bố, cho đến nay hoàn toàn không phải thay đổi, không phải cập nhật, vì tất cả những điều Phật nói đều là những cái thấy biết đúng sự thật và luôn đi trước.

Tích lũy nghiệp thiện trước khi chọn nghề -0
Lắng nghe thuyết giảng, các bạn trẻ có thêm hiểu biết về đạo Phật và biết cách tháo gỡ nhiều vấn đề trong cuộc sống trên tinh thần Phật pháp

Trao đổi về chủ đề nhân quả, thầy Thích Trúc Thái Minh chia sẻ, nói đến đạo Phật là phải nói đến chính kiến. Vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu hành, đắc đạo. Ngài thấy biết đầy đủ đúng sự thật, đấy gọi là mở con mắt Chính kiến. Cái thấy biết của Đức Phật là thấy biết toàn diện, đầy đủ, đúng đắn, vượt cả không gian, vượt cả thời gian. Hiểu đúng về nhân - quả chính là chính kiến của đạo Phật. Tư duy về nhân quả, hiểu đúng nhân quả, thực hành đúng nhân quả, thấy biết đúng đắn về nhân - quả trong cuộc đời này thuộc về chính kiến của đạo Phật.

Nói về nhân quả, có thể ai cũng biết, cũng nói được. Nhưng tin, hiểu đúng, thực hành tinh nghiêm nhân quả, thì đòi hỏi phải có nghị lực kiên trì rèn luyện.“Phải tin chắc, tin sâu nhân quả như Đức Phật chỉ dạy. Phải thực hiện gieo nhân thiện lành, chọn nghiệp thiện lành, để được “quả” lành (không làm tăng khổ đau cho mình, cho mọi người), để đem lại hạnh phúc cho mình, cho xã hội, cho số đông”, thầy Thích Trúc Thái Minh nhấn mạnh.

Tích lũy nghiệp thiện trước khi chọn nghề -0
Dù là ngày giữa tuần nhưng nhiều bạn trẻ đã sắp xếp công việc, thời gian đến nghe thầy Thích Trúc Thái Minh chia sẻ về chọn nghiệp theo giáo lý nhà Phật

Hãy biết tích lũy nghiệp thiện lành cho tương lai

Ở thời đại công nghiệp 4.0, trong đó, trí tuệ nhân tạo trên thế giới phát triển với tốc độ hết sức nhanh thì chọn nghề trong tương lai thế nào là vấn đề vô cùng quan trọng. Chọn nghề gì trong điều kiện thời đại công nghiệp 4.0, thời đại kỹ thuật số phát triển vũ bão?

Chia sẻ vấn đề này, thầy Trụ trì chùa Ba Vàng cho rằng, cần phải nhìn nhận ở góc độ rất khác, rất mới. Đó là không phải chọn nghề gì trong tương lai, mà hãy chọn, tích lũy nghiệp thiện cho tương lai. Khi chọn được nghiệp thiện lành, nhiều thập niên mai sau dù có biến đổi như thế nào thì nghiệp thiện này sẽ giúp mình sự an lành, tốt đẹp.

Tích lũy nghiệp thiện trước khi chọn nghề -0
Quang cảnh buổi giảng Pháp của thầy Thích Trúc Thái Minh tại thành phố Toyota, tỉnh Aichi (Nhật Bản)

Đức Phật chỉ dạy rõ rằng, chúng sinh là chủ nhân của nghiệp, chúng sinh là thừa tự của nghiệp, nghiệp sản sinh ra chúng sinh, nghiệp phân loại, phân hạng chúng sinh. Cho nên vấn đề cần quan tâm trước nhất là phải chọn nghiệp thế nào cho tốt, tạo ra cái nghiệp thật tốt, để nghiệp ấy chọn được nghề mang lại lợi ích bền vững tốt đẹp cho chúng ta.

Thi Sĩ Nguyễn Du đã viết: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa”. Lời nói, hành vi tốt xấu tạo ra nghiệp của chúng ta từng ngày, thế nên rất cần chúng ta tạo ra những nghiệp tốt. Phẩm chất bây giờ thế nào, cuộc sống, trí tuệ ra sao hoàn toàn đều sản sinh ra từ nghiệp, do nghiệp chi phối. Vì thế cho nên, thầy Thái Minh chỉ rõ rằng, cần chọn nghiệp trước khi chọn nghề.

Chọn những nghiệp gì là thiện lành?

Vậy chọn nghiệp gì? - “Hãy chọn những nghiệp thiện lành, dứt khoát như vậy”, Thầy Thích Trúc Thái Minh nhấn mạnh và khẳng định: những người chọn được nghiệp tốt lành, thì dù ở Nhật Bản, hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hoặc về Việt Nam làm việc cống hiến cũng đều phát triển tốt. Nếu có định hướng nghiệp thiện, chọn được những nghiệp thiện lành, thì những nghiệp tốt lành này sẽ bao bọc mình, nâng đỡ mình. Đức Phật khẳng định điều đó.

Tích lũy nghiệp thiện trước khi chọn nghề -0
Phật tử, người dân bản địa thể hiện lòng tin vào Phật giáo cũng như tâm tôn kính các bậc xuất gia tu hành  

Cho nên ngay từ bây giờ mỗi người phải định hướng và nhất định phải chọn cho mình một nghiệp tốt, không sai lệch, muốn chọn được nghiệp tốt thì phải tu tập tạo thiện nghiệp (rèn luyện cho mình có được những thiện nghiệp).

Thứ nhất, nghiệp đầu tiên là ý nghĩ, trước hết mỗi người phải có ý nghĩ, suy nghĩ tích cực, ý nghĩ thiện lành, không làm khổ mình, không làm khổ người, ý nghĩ làm lợi ích cho mình và lợi ích cho nhiều người.

Thứ hai, không có ý nghĩ ích kỷ, ý nghĩ bất thiện lành, chỉ làm lợi cho mình, gia đình mình không thôi, mà phải có ý nghĩ rất tích cực, làm lợi ích cho nhiều người, cho số đông.

Thứ ba, từ ý nghĩ thiện lành, phải nói những lời thiện lành, không nói lời bất thiện lành, không nói dối, không nói hung ác, mà lời nói chân chính, lời nói phải mang lợi ích cho nhiều người.

Thứ tư, hành vi của mình phải làm những việc tốt, không làm việc bất thiện, sai trái, không chọn làm những việc lừa lọc.

Tích lũy nghiệp thiện trước khi chọn nghề -0
Những người nước ngoài có mặt tại Nhật Bản dâng cúng dường thầy Trụ trì và chư Tăng chùa Ba Vàng

Vậy mỗi người dứt khoát phải từ bỏ những nghiệp bất thiện ấy và định hướng chọn cho được những thiện nghiệp, tạo được những thiện nghiệp, không sát sinh, không trộm cắp, không lừa lọc, không gian tham, miệng không nói lời gian dối, không lừa lọc, không nói lời chua ngoa cay độc, luôn nghĩ tốt đẹp, lương thiện, báo hiếu mẹ cha, luôn mong cầu làm lợi ích cho xã hội, làm lợi cho nhiều người.

Chia sẻ với các bạn trẻ đang du học, thực tập tại Nhật Bản, thầy Trụ trì chùa Ba Vàng mong muốn, không quá đặt nặng vấn đề chọn nghề mà hãy hết sức quan tâm định hướng, tích lũy cho bản thân thiện nghiệp. Ngay từ bây giờ, phải kiểm tâm xem xét kỹ mình còn những nghiệp gì bất thiện thì phải kiên quyết “cắt” bỏ bằng được và kiên quyết loại trừ bỏ những gian dối, lừa lọc xấu ác, mà rèn luyện trở thành người chân thật, huân tập cho được những thiện lành, tích lũy nghiệp thiện tăng dần trong tâm, trong ý nghĩ, lời nói, hành vi.

Mỗi người bắt đầu từ đây phải có ý nghĩ việc làm thiện lành, làm bất kỳ việc gì... để làm lợi cho mình và làm lợi ích cho số đông như Đức Phật chỉ dạy. Đồng thời, biết chia sẻ yêu thương, làm thật nhiều việc hữu ích vì cộng đồng, vì xã hội cho Nhân dân nước bạn mà nơi mình đang sinh sống, học tập, làm việc. Những việc vì lợi ích số đông, vì dân giàu, nước mạnh, an lành, hạnh phúc cho mọi người... chính đấy là những thiện nghiệp. Hãy làm việc thiện, hãy tích lũy cho mình những thiện nghiệp nhỏ nhất, hãy làm giàu cho những thiện nghiệp của mình, để chính những thiện nghiệp ấy sẽ chọn nghề cho mình, nâng đỡ mình lên trở thành người có giá trị.

Văn hóa

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.