Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Nghĩ về tình cảm đặc biệt ấy, tôi càng thêm thấm thía về truyền thống tôn sư trọng đạo - một giá trị lâu đời và thiêng liêng của dân tộc ta. Trong xã hội truyền thống Việt Nam, người thầy cùng với vua và cha (quân - sư - phụ) là ba trụ cột ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự trưởng thành và đạo đức của mỗi con người. Người thầy không chỉ trao tri thức mà còn là tấm gương đạo đức và nhân cách để học trò noi theo. Chính vì thế, trách nhiệm làm thầy luôn được đề cao, và người thầy trở thành một biểu tượng thiêng liêng trong xã hội.

Trải qua hàng ngàn năm, truyền thống hiếu học của người Việt dựa trên sự kính trọng đối với người thầy và lòng khao khát tri thức. Từ khắp làng quê đến các dòng họ khoa bảng, mỗi nơi đều có những tấm gương hiếu học kiên trì vượt khó để vươn đến con đường tri thức. Ở các làng quê thì đó là văn từ, văn chỉ, ở các tỉnh, thành thì là văn miếu để ghi danh những người đỗ đạt, hiền tài. Câu "Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện" (Học không biết chán, dạy người không biết mệt) trong "Luận ngữ" có lẽ cũng đã bén rễ sâu trong tâm thức người Việt, thúc đẩy hàng triệu người không ngừng phấn đấu vì sự nghiệp học hành. Chính truyền thống hiếu học ấy đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, trí tuệ, và đạo đức của dân tộc ta, và là nền tảng cho nền văn hiến bền vững.

Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Dân tộc ta từ xưa đã có truyền thống tôn sư trọng đạo: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy ). Ngày Nhà giáo Việt Nam không chỉ là dịp tôn vinh các thầy cô giáo, mà còn là ngày để mỗi người trong chúng ta tưởng nhớ và tri ân truyền thống hiếu học - cội nguồn của sự trường tồn và phát triển. Trong dòng chảy hiện đại, dù ngành giáo dục có đối mặt với nhiều thách thức, không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của nhà trường trong việc hình thành nhân cách và nuôi dưỡng trí tuệ của từng cá nhân. Kế thừa những giá trị cao đẹp của truyền thống hiếu học chính là cách chúng ta tạo ra thế hệ trẻ yêu tri thức, say mê khoa học, và luôn khát khao khám phá.

Con người là tài sản quý giá nhất của quốc gia, và giáo dục là con đường duy nhất để nuôi dưỡng những tài sản ấy. Chúng ta học để biết, học để làm, học để chung sống, và học để khẳng định chính mình. Tôn vinh truyền thống hiếu học không chỉ là việc gìn giữ những giá trị tốt đẹp của dân tộc, mà còn là cách chúng ta xây dựng một xã hội học tập suốt đời, nơi mỗi người không ngừng tự hoàn thiện bản thân. Chính từ đó, chúng ta mới có thể nuôi dưỡng những khát vọng lớn lao, đưa đất nước Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới tươi sáng của dân tộc.

Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.

Tiết mục biểu diễn của Đoàn Nghệ nhân, diễn viên quần chúng Hà Nội tại liên hoan. Ảnh: HS
Văn hóa - Thể thao

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Sáng 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII. Liên hoan nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Làm sống lại ký ức nhân văn
Văn hóa

Làm sống lại ký ức nhân văn

Khả năng tái tạo hình ảnh sống động của công nghệ đang mở ra chân trời mới cho bảo tồn ký ức nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đầy hứa hẹn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch lịch sử và văn hóa.

Ban tổ chức chia sẻ thông tin về chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch tại làng Cựu, làng cổ 500 năm ở Hà Nội. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Làng Cựu dùng nghệ thuật làm du lịch

Ngày 15.11, UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, đã thông tin về chương trình "Làng Cựu - Thời trang, nghệ thuật và du lịch" (Cuu village show), dự kiến diễn ra ngày 21 - 22.12, tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Dịp này, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch.

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.