Đạo luật này cho phép thiết lập một một nhân vật ủng hộ các nhóm dân tộc bản địa thiểu số thiệt thòi nhất của quốc gia có tiếng nói nhiều hơn trước Nghị viện về chính sách cho cộng đồng của họ. Việc đưa Tiếng nói của người bản địa ra trước nghị viện được đề xuất vào năm 2017 bởi một nhóm gồm 250 nhà lãnh đạo bản địa.
Với việc Thượng viện nhất trí ủng hộ dự luật, cuộc trưng cầu dân ý sẽ phải được tổ chức vào trong khoảng thời gian từ 2-6 tháng tới.
Bộ trưởng phụ trách người Australia bản địa Linda Burney, người phụ nữ bản địa đầu tiên giữ chức vụ này, đã mô tả cuộc bỏ phiếu của Thượng viện là “rào cản cuối cùng” đối với cuộc trưng cầu dân ý.
“Hôm nay cuộc tranh luận chính trị kết thúc. Hôm nay chúng ta có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện cấp quốc gia về những câu hỏi: Tiếng nói cho người bản địa là gì, tại sao nó cần thiết và nó sẽ tạo ra sự khác biệt thực tế như thế nào”, bà Burney nói với các phóng viên.
Mặc dù nhân vật này có tiếng nói ủng hộ lợi ích của người bản địa trước Nghị viện, nhưng nhân vật đó sẽ không có quyền bỏ phiếu thông qua luật như các nghị sĩ.
Những người ủng hộ hy vọng, việc có một nhân vật giúp đưa tiếng nói của người bản địa ra trước Nghị viện sẽ cải thiện mức sống cho người Australia bản địa, những người chiếm 3,2% dân số và là nhóm dân tộc thiệt thòi nhất của quốc gia.
Nếu cuộc trưng cầu dân ý được thông qua, đây sẽ là cuộc trưng cầu dân ý thành công đầu tiên của Australia kể từ năm 1977. Thủ tướng Anthony Albanese, người đã cam kết chính phủ của mình sẽ tổ chức thành công cuộc trưng cầu dân ý trong bài phát biểu mừng chiến thắng khi đắc cử, nói rằng: “Sự kiện này có thể giúp cuộc sống của nhóm thiệt thòi nhất ở Australia trở nên tốt đẹp hơn”. “Đây là cơ hội để làm mọi thứ tốt hơn. Hãy tạo ra sự thay đổi với người Australia bản địa,” Albanese nói thêm.
Tháng trước, Hạ viện Australia đã bỏ phiếu ủng hộ áp đảo việc tổ chức trưng cầu dân ý. Thủ tướng Albanese cho biết ông sẽ tổ chức các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo bản địa trước khi ấn định ngày trưng cầu dân ý.