Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính

Chiều 10.5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên, Thường trực Ủy ban Pháp luật họp mở rộng, thẩm tra sơ bộ đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính của đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (TP. Hà Nội).

Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính ảnh 1
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên điều hành phiên họp

Tham dự phiên họp có đại diện Thường trực Ủy ban Xã hội, lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Y tế…

Trình bày Tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Anh Trí cho biết, Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã xác định nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng pháp luật về chuyển đổi giới tính để đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022-2024. Điều 37 của Bộ luật Dân sự cũng quy định, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật; cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính ảnh 2
ĐBQH Nguyễn Anh Trí trình bày Tờ trình

Do đó, ĐBQH Nguyễn Anh Trí triển khai xây dựng hồ sơ dự án Luật để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo đảm và thực thi quyền con người, triển khai thực hiện quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan về chuyển đổi giới tính, quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 22, ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho biết, đã xác định lại phạm vi điều chỉnh của đề nghị xây dựng Luật là triển khai, thực hiện quy định của Điều 37 Bộ luật Dân sự về chuyển đổi giới tính, trong đó đối tượng điều chỉnh là người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ và ngược lại. Do phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự án Luật thay đổi nên ĐBQH cũng đề nghị thay đổi tên gọi là dự án Luật Chuyển đổi giới tính, thay vì tên gọi dự án Luật Bản định giới như trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 22.

Dự án Luật này sẽ quy định về quyền và nghĩa vụ của người có nguyện vọng chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam hoặc từ nam sang nữ; cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính của người chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với người có nguyện vọng chuyển đổi giới tính.

Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính ảnh 3
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu trình bày Báo cáo ý kiến nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Pháp luật

Tại phiên họp, các đại biểu thống nhất với sự cần thiết ban hành một đạo luật để điều chỉnh việc chuyển đổi giới tính nhằm cụ thể hóa quy định tại Điều 37 của Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1.1.2017), đáp ứng nhu cầu thực tiễn của một nhóm đối tượng trong xã hội được thực hiện chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật để sống với đúng giới tính của mình. Việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng dự án Luật này cũng là nhiệm vụ lập pháp được xác định trong Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. ĐBQH đã hết sức tích cực, tâm huyết, với tinh thần cầu thị và ý thức trách nhiệm cao, khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, nhất là sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Các đại biểu tham dự phiên họp tán thành với việc thay đổi tên gọi của dự án Luật thành dự án Luật Chuyển đổi giới tính cũng như việc thu hẹp phạm vi điều chỉnh để tập trung triển khai, thực hiện quy định của Điều 37 Bộ luật Dân sự. Đồng thời, cơ bản thống nhất với 4 nhóm chính sách lớn trong đề nghị xây dựng Luật vì đã có sự kế thừa, sắp xếp một cách hợp lý trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất của Bộ Y tế, bảo đảm thống nhất với phạm vi điều chỉnh, tên gọi đã được thay đổi.

Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính ảnh 4
Đại diện Ban Pháp chế, Bộ Y tế nêu ý kiến về dự án Luật

Một số ý kiến đề nghị, tại dự án Luật cần có quy định để thể hiện rõ hơn về mức độ can thiệp y học để chuyển đổi giới tính vì vấn đề này ảnh hưởng đến việc xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân sau khi chuyển đổi giới tính. Cũng có ý kiến băn khoăn với quy định về điều kiện được chuyển đổi giới tính dự kiến quy định tại dự thảo Luật quá rộng, có thể tạo ra một số hậu quả nhất định về mặt xã hội.

Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính ảnh 5
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên phát biểu kết luận phiên họp

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên cho rằng, hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật đã bảo đảm đầy đủ các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời, ĐBQH cũng đã tích cực hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các bộ ngành liên quan.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa dự án Luật Chuyển đổi giới tính vào dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, thông qua tại Kỳ họp thứ Chín) để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra và ý kiến tham gia của Chính phủ, đề nghị ĐBQH khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật để gửi đến các ĐBQH theo quy định.

Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính trị

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 12.4, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành họp phiên bế mạc. Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị với tỷ lệ tuyệt đối. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc.

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính trị

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2025), 80 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945-23.9.2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 14 và 15.4.

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15.4.2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác

Chiều 10.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ D.Trump công bố áp dụng mức thuế 10% và tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng với nhiều đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.