Khảo sát thực hiện quy định pháp luật về hoạt động công chứng:

Thực hiện pháp luật về công chứng - nhìn từ cơ sở

Đoàn khảo sát của Ủy ban Pháp luật về thực hiện một số quy định của pháp luật về hoạt động công chứng vừa có các cuộc làm việc tại TP. Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Tuyên Quang, để nắm tình hình thực tế ở địa phương về công tác này.

Thực tế ở cơ sở đang đặt ra yêu cầu phải có biện pháp để tháo gỡ tình trạng thiếu công chứng viên ở nhiều địa phương, bởi lực lượng này hiện chủ yếu “co cụm" tại một số thành phố lớn. 

Thực hiện pháp luật về công chứng - nhìn từ cơ sở
Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn khảo sát của Ủy ban Pháp với UBND tỉnh Tuyên Quang

Xã hội hóa hoạt động công chứng khó vì thiếu công chứng viên

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện kịp thời và có hiệu quả Luật Công chứng, các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, đã ban hành Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn; đăng ký thành lập văn phòng công chứng thực hiện đúng quy định, bảo đảm sự phát triển.

Khẳng định kết quả này, song theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương, do tỉnh miền núi có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhu cầu công chứng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn còn ít, nên đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên. Việc thành lập mới đơn vị hành nghề công chứng trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh ở các huyện còn khó khăn do hạn chế về nguồn công chứng viên, làm gia tăng biên chế viên chức, nguồn thu, kinh phí chi thường xuyên còn khó khăn.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tuyên Quang, trên địa bàn hiện có 6 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có 1 phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp. Tuyên Quang có 4 đơn vị hành chính cấp huyện chưa có văn phòng công chứng.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn báo cáo với Đoàn khảo sát
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn báo cáo với Đoàn khảo sát

Tại Bắc Giang, hiện trên địa bàn đã có 20 văn phòng công chứng, tiến hành giải thể 2 phòng công chứng trực thuộc Sở Tư pháp, cũng đang gặp khó khăn khi các tổ chức hành nghề công chứng chưa được phân bổ đồng đều. Theo báo cáo của UBND tỉnh, đa số tổ chức hành nghề công chứng tập trung tại thành phố, nơi có nhu cầu cao về dịch vụ công chứng. Trên địa bàn tỉnh có 2 huyện với điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa có văn phòng công chứng.

Từ thực tế hoạt động công chứng tại hai tỉnh Tuyên Quang và Bắc Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy nhận thấy, dù Luật Công chứng quy định không tổ chức phòng công chứng ở những địa bàn thuận lợi, và vẫn cho phép thành lập phòng công chứng ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa không thực hiện xã hội hóa được, kể cả chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện thì sẽ vẫn gặp một số khó khăn. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Trường Giang phát biểu
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Trường Giang phát biểu

Về nguyên tắc, công chứng là dịch vụ công cơ bản, đòi hỏi Nhà nước phải bảo đảm để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi có nhu cầu đều được đáp ứng kịp thời. Với cách đặt vấn đề như vậy, các thành viên Đoàn khảo sát đề nghị, UBND các tỉnh, thành báo cáo việc thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trong tổ chức dịch vụ công trên địa bàn các huyện chưa thành lập văn phòng công chứng, nhất là trong bối cảnh việc lập phòng công chứng sẽ khó khả thi, vì gây tăng đầu mối, biên chế viên chức ở địa phương.

Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, song theo đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của Tuyên Quang và Bắc Giang, thì "rất khó" thực hiện. Nguyên nhân một phần là bởi, nguồn công chứng viên ở địa phương đang thiếu. Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang Lê Anh Tuấn cho biết, UBND tỉnh đã ban hành Quyết số 67/2021/QĐ-UBND quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đưa ra quy định mức chấm điểm xét duyệt các tiêu chí thành lập văn phòng công chứng ưu tiên hơn với một số huyện chưa có tổ chức này. Nhưng thực tế vẫn khó thành lập văn phòng công chứng ở hai huyện Yên Thế và Sơn Động, vì nguồn công chứng viên trên địa bàn toàn tỉnh đang thiếu, khó đáp ứng các tiêu chí quy định tại Luật Công chứng hiện hành (văn phòng công chứng phải hoạt động theo mô hình công ty hợp danh, có từ 2 công chứng viên hợp danh trở lên).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy phát biểu
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy phát biểu

Giải bài toán chứng thực và công chứng

Từ phản ánh của địa phương có thể thấy, bên cạnh yếu tố điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhu cầu công chứng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ít đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng, thì một nguyên nhân khác là từ quy định pháp luật.

Đơn cử, quy định pháp luật hiện hành về công chứng, chứng thực đối với hợp đồng giao dịch dân sự cho phép cá nhân, tổ chức được lựa chọn công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng, hoặc chứng thực tại Phòng Tư pháp hoặc UBND cấp xã. Trong khi đó, mức thu phí công chứng được tính theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng giao dịch, còn mức phí với chứng thực hợp đồng, giao dịch là 50 nghìn đồng/hợp đồng, giao dịch. Điều này tạo nên sự phân biệt với người dân khi thực hiện các hợp đồng, giao dịch.

“Nếu có quy định tháo gỡ khó khăn đối với việc thành lập phòng công chứng ở địa bàn không phát triển được văn phòng công chứng sẽ giúp đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, tổ chức. Nhưng nếu giải quyết được bài toán giữa chứng thực và công chứng, giao các hợp đồng, giao dịch cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng, sẽ thúc đẩy xã hội hóa, giảm gánh nặng cho cơ quan quản lý Nhà nước”, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược đề xuất.

Đại diện nhiều phòng công chứng, văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Tuyên Quang cũng phản ánh, do mức phí thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch thấp nên người dân, đa phần sẽ lựa chọn hình thức chứng thực, dù giá trị pháp lý của văn bản này không cao. Đại diện Văn phòng Công chứng Dương Thị Dực (Tuyên Quang) đề nghị, cần sửa đổi một số Thông tư liên quan để nâng mức phí chứng thực hợp đồng, giao dịch; đồng thời, tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực, nhất là hệ quả pháp lý của hai hình thức này.

Luật Công chứng hiện hành cũng quy định ưu đãi với việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng ở các địa bàn chưa có điều kiện phát triển văn phòng công chứng. Nhưng, theo phản ánh của đại diện Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, thì các điều kiện ưu đãi cụ thể với việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng ở những địa bàn này chưa được quy định cụ thể ở văn bản hướng dẫn thi hành. Chính sách này vì thế chưa được triển khai trên thực tế, thậm chí với một số địa phương đã nỗ lực vận dụng quy định pháp luật hiện hành để đưa ra chính sách ưu đãi cũng chưa cho thấy tác động rõ rệt. Thực tế, Bắc Giang đã đưa ra tiêu chí ưu tiên trong chấm điểm thành lập văn phòng công chứng ở địa bàn chưa thành lập được, thì một số huyện vẫn chưa thu hút được các cá nhân, tổ chức đến thành lập văn phòng công chứng.

Theo kế hoạch, sau Hà Nội, Tuyên Quang và Bắc Giang, Ủy ban pháp luật sẽ tổ chức các đoàn khảo sát, làm việc với UBND 4 tỉnh, thành phố khác để chuẩn bị cho phiên giải trình “Việc thực hiện một số quy định của pháp luật về hoạt động công chứng” dự kiến sẽ được tổ chức sau Kỳ họp thứ Năm tới đây. Song, từ thực tế tại 3 địa phương Đoàn đến làm việc, bước đầu đã cung cấp cho Ủy ban Pháp luật khối lượng thông tin, dữ liệu khá lớn và sinh động từ thực tiễn ở cơ sở, thiết thực phục vụ cho việc tổ chức phiên giải trình. Đặc biệt, như khẳng định của Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang, thì kết quả phiên giải trình tới đây cũng nhằm chủ động chuẩn bị “từ sớm, từ xa” phục vụ việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng và các quy định liên quan đến công chứng trong các dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang trình Quốc hội.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu phát động cuộc vận động cả nước thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tại Phiên họp thứ 44, UBTVQH thống nhất với nhận định, cử tri và Nhân dân hoan nghênh Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực đã bổ sung nội hàm phòng, chống lãng phí. Đồng thời, ghi nhận kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là cần nghiên cứu phát động Cuộc vận động “Cả nước chung tay thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, để chủ trương này thấm, ngấm vào từng cơ quan đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi gia đình, từ đó tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình phát biểu.
Quốc hội và Cử tri

Lựa chọn các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để giám sát

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động giám sát theo lĩnh vực phụ trách. Đoàn ĐBQH các địa phương cần chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong giải quyết, rà soát lại việc giải quyết đối với các vụ việc cụ thể đã được đề cập tại báo cáo công tác dân nguyện hàng tháng. Đồng thời, tích cực lựa chọn các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để giám sát hoặc đề xuất, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giám sát.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Để không còn “khoảng trống” pháp luật

Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện những kiến nghị của các cơ quan của Quốc hội tại kỳ giám sát năm 2023, đã ban hành thêm được 52 văn bản quy định chi tiết còn “nợ đọng” từ trước. Tuy nhiên, vẫn còn 35 nội dung quy định chi tiết thi hành của 14 luật, 2 pháp lệnh chưa được ban hành, trong đó có nội dung đã “nợ đọng” hơn 10 năm và đã nhiều lần kiến nghị. Thực trạng này được Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình đưa ra tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Chiều 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo các Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, được trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khoá XV tới. 

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín

Sáng 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ; Luật tương trợ tư pháp về dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật (Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản) và các luật về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp.

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai
Chính sách và cuộc sống

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối, nhưng âm hưởng của bản anh hùng ca 30.4.1975 vẫn ngân vang trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước. Trong giờ phút thiêng liêng của kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bài viết "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa lay động sâu sắc lòng người, khắc ghi chân lý lịch sử và soi sáng con đường phía trước.

Ảnh minh họa
Công nghệ

Cần quy định về nhà máy điện hạt nhân thiết kế trong nước

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đang thiếu loại hình nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần sẽ phải đề nghị Quốc hội ban hành một cơ chế đặc biệt. Luật cần dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.