Thu phí tham quan Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn

Theo Đề án thu phí tham quan Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn đã được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt, mức phí áp dụng đối với người lớn là 30.000 đồng/du khách/đêm và trẻ em là 15.000 đồng/du khách/đêm.

Theo Đề án, Hà Giang sẽ thu phí tập trung một lần với hình thức thu phí trên đầu người lưu trú qua đêm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú ở 4 huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc và Quản Bạ.

Phí này không bao gồm phí tham quan tại các điểm đang thu phí trên vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn gồm: Hang Lùng Khúy (huyện Quản Bạ); Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương, Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Cột cờ Lũng Cú (huyện Đồng Văn).

Thu phí tham quan Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn -0
Đề án thu phí tham quan nhằm góp phần phát triển du lịch trên vùng Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Đài PT-TH Hà Giang

Theo đó, mức phí áp dụng cho mỗi đêm lưu trú đối với người lớn là 30.000 đồng và trẻ em là 15.000 đồng. Số tiền này sau đó sẽ được trích lại một phần cho đơn vị tổ chức quản lý thu phí, các cơ sở kinh doanh lưu trú của 4 huyện vùng cao nguyên đá, phần còn lại sẽ được nộp vào ngân sách để phục vụ bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị của Công viên địa chất.

Việc triển khai Đề án thu phí tham quan nhằm góp phần hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên vùng Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, đồng thời đáp ứng khuyến nghị bắt buộc của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu trong kỳ tái thẩm định năm 2018, 2022, chuẩn bị cho kỳ tái đánh giá lần thứ 4 vào năm 2026 và những năm tiếp theo.

Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn thành lập tháng 9.2009, được Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO chính thức công nhận là thành viên tháng 10.2010. Công viên địa chất đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội, an sinh và an ninh, quốc phòng của địa phương.

Tỉnh Hà Giang cũng đã triển khai có hiệu quả công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất, đặc biệt là bảo tồn di sản, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, phát triển du lịch.

Công viên địa chất có địa hình rộng và tương đối phức tạp, tính đến hiện tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn đang đưa vào khai thác và sử dụng 4 tuyến du lịch trải nghiệm với 59 điểm di sản.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2015 - 2022, khoảng 65% du khách đến Hà Giang đều lựa chọn tham quan khu vực Công viên địa chất. Trong giai đoạn 2010 - 2020, lượng khách và doanh thu du lịch trên vùng Công viên địa chất tăng trung bình 15 - 20%/năm, cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (10%/năm) và là động lực phát triển du lịch chính của tỉnh. 

Đến nay, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn đã vượt qua 3 kỳ tái đánh giá tư cách thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong định hướng cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội vùng cao nguyên đá, đặc biệt là kinh tế du lịch, tạo sinh kế cho người dân vươn lên giảm nghèo bền vững.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.