Thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở

Thống nhất và hiệu quả

Được Quốc hội Khóa XIII thông qua vào ngày 20.6.2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2014, sau 10 năm triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, hoạt động hòa giải ở cơ sở đã đi vào nền nếp, thống nhất, hiệu quả, khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. 

Xây dựng mô hình hòa giải phù hợp

Theo Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) Ngô Quỳnh Hoa, thực tiễn thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 cho thấy, nhiều địa phương cũng chú trọng xây dựng các mô hình hòa giải ở cơ sở phù hợp với đặc điểm của địa phương như các tổ hòa giải điển hình tiên tiến, câu lạc bộ hòa giải, tổ hòa giải kiểu mẫu, tổ hòa giải 5 tốt…

Trung bình mỗi năm, các tổ hoà giải ở cơ sở trên phạm vi cả nước tiếp nhận trên 120.000 vụ, việc. Nguồn: ITN
Trung bình mỗi năm, các tổ hoà giải ở cơ sở trên phạm vi cả nước tiếp nhận trên 120.000 vụ, việc. Nguồn: ITN

Theo đó, trung bình mỗi năm, các tổ hòa giải ở cơ sở trên phạm vi cả nước đã tiếp nhận trên 120.000 vụ, việc và hòa giải thành trên 100.000 vụ, việc. Số lượng các vụ, việc không phải đưa ra giải quyết tại cơ quan nhà nước đã tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của cho nhân dân, giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Điển hình như tại tỉnh Lạng Sơn, trong 10 năm qua, các tổ hòa giải đã hòa giải thành công 22.093/29.340 vụ việc, đạt tỷ lệ 75,2%; xây dựng được 395 tổ hòa giải điển hình tiên tiến với tỷ lệ hòa giải thành công đạt trên 90%. Toàn tỉnh đã tổ chức trên 100 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật với 18.250 lượt người dự; trên 350 lượt tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng về thành tích trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Với tỉnh Long An, qua 10 năm triển khai, số vụ việc hòa giải thành công tăng so với trước đây. So với giai đoạn 2015 - 2018, giai đoạn 2019 - 2022 số vụ việc hòa giải ở cơ sở giảm trên 48%. Cụ thể, giai đoạn 2015 - 2018 tiếp nhận 9.125 vụ việc, tổ chức hòa giải thành công 8.082 vụ việc, đạt tỷ lệ trung bình 88,54%; giai đoạn 2019 - 2022 tiếp nhận 4.424 vụ việc, tổ chức hòa giải thành công là 4.060 vụ, đạt tỷ lệ trung bình 91,8%; 6 tháng đầu năm 2023 đã tiếp nhận 447 vụ, việc, tổ chức hòa giải thành công là 430 vụ việc, đạt tỷ lệ 96,19%.

Quan tâm bố trí nguồn lực phù hợp

Theo ông Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), ở địa phương nào có nhận thức đúng đắn, quan tâm chỉ đạo, đầu tư đúng mức cho công tác hòa giải ở cơ sở thì ở nơi đó, công tác này đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, muốn làm tốt công tác hòa giải cơ sở thì đội ngũ hòa giải viên phải được trang bị những kỹ năng nhất định.

Tuy nhiên, một số nơi, nguồn lực bố trí cho công tác hòa giải chưa được thỏa đáng; chưa chú trọng tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng, kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên. Từ đó, chất lượng hòa giải viên chưa đồng đều, nhất là vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, nhiều nơi lựa chọn hòa giải viên còn mang tính hình thức; để có đủ hòa giải viên trong tổ hòa giải, một số địa phương lựa chọn người chưa có nhiều kỹ năng, trình độ hiểu biết pháp luật.

Mặt khác, Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã chi tiết hóa. Theo đó, mỗi vụ việc hòa giải thành, mức bồi dưỡng cho tổ hòa giải tối đa là 200.000đồng/vụ việc, chi phí hành chính cho các tổ hòa giải 100.000 đồng/tháng - đó là mức rất "khiêm tốn" cho công sức họ bỏ ra. Trong năm 2023, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Tài chính thảo luận và ngày 18.8.2023 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 56/2023/TT-BTC nâng mức bồi dưỡng lên 300.000 đồng/vụ việc hòa giải thành công.

Nhiều chuyên gia cho rằng, lực lượng hòa giải viên đa phần là những cán bộ công chức đã nghỉ hưu hoặc những người dân có uy tín trong cộng đồng. Họ là những người "ăn cơm nhà vác ngà voi". Để họ thêm gắn bó và nhiệt huyết tham gia công tác này, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, các địa phương cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, bố trí nguồn kinh phí thỏa đáng để tổ hòa giải hoạt động.

Chú trọng công tác phối hợp

Không ít ý kiến cho rằng, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở; chú trọng tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau, tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến đời sống sinh hoạt cộng đồng.

Theo đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng), cần tăng cường công tác phối hợp các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương; đồng thời tranh thủ vai trò của các già làng trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc, tôn giáo làm nòng cốt trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở….

Lãnh đạo Bộ Tư pháp khẳng định, công tác vận động quần chúng, thu hút sự tham gia phối hợp thực hiện của các đoàn thể tại cơ sở, các thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam... có ý nghĩa quan trọng.

Do vậy, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cần tham mưu cho cấp ủy địa phương có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng thuận và sự vào cuộc của hệ thống chính trị tham gia thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Trong đó, quan tâm đến công tác lựa chọn, bố trí hòa giải viên; thành lập, liên tục rà soát, kiện toàn tổ hòa giải trên địa bàn; tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng cơ chế hòa giải ở cơ sở để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật.

Đời sống

Ảnh minh họa.
Đời sống

Thu hút, trọng dụng nhân tài bằng cơ chế, chính sách cụ thể

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Với nhiều cơ chế, chính sách vượt trội, nghị định được kỳ vọng sẽ tạo lực hút, trọng dụng người tài làm việc ở khu vực công.

Tự hào góp công tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế
Đời sống

Tự hào góp công tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế

Ngày 2.11.2024 đã diễn ra Lễ khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế tại tổ dân phố Hòa Bình, phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là trung tâm, điểm nhấn của Khu di tích lịch sử Lý Nam Đế. Là đơn vị thi công dự án, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần đầu tư Nam - Invest NGỤY TÔN NAM cảm thấy tự hào khi được trực tiếp góp công sức tôn tạo “địa chỉ đỏ” này.

TP. Hồ Chí Minh: Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ quy tụ hơn 100.000 giỏ hoa, 90 linh vật rắn
Xã hội

TP. Hồ Chí Minh: Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ quy tụ hơn 100.000 giỏ hoa, 90 linh vật rắn

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ với chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa" dự kiến mở cửa đón người dân và du khách từ 19h ngày 27.1 (tức 28 Tết) đến 21h ngày 2.2.2025 (mùng 5 Tết). Đây là sự kiện văn hóa truyền thống được mong chờ, góp phần làm phong phú thêm không khí đón xuân tại thành phố.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chỉ đạo công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.
Đời sống

Củng cố vững chắc hệ thống an sinh trong kỷ nguyên mới

Chính sách bảo hiểm là giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Để mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu trong kỷ nguyên mới, trước hết, mục tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân phải được thực hiện thật tốt và phát huy mạnh mẽ vai trò là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, kịp thời bù đắp, hỗ trợ thu nhập cho người dân.

Một góc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên nhìn từ trên cao
Đời sống

Một nẻo biên cương

Mỗi năm, cứ độ Đông đi, Xuân đến lại hối thúc chúng tôi - những cựu chiến binh hành hương về nguồn. Năm nay, chọn Tây Bắc dẫu núi vẫn ngút ngàn cao, vực vẫn thăm thẳm sâu, đèo vẫn nối đèo nhưng đã thênh thênh đường lên, lối xuống, nhưng động lực chính là vẫn cháy bỏng tình đồng đội, vẹn nguyên nghĩa đồng bào.

Chuông reo cuối chiều giáo xứ
Đời sống

Chuông reo cuối chiều giáo xứ

Không khí lạnh mùa Noel không làm giảm nhịp bước của từng đoàn người công giáo Thành Nam đổ về các nhà thờ. Cờ hoa rực rỡ cùng đèn màu và không thể thiếu âm thanh mùa giáng sinh rộn ràng lay động lòng người khiến bao người con xa quê không thể không nhớ để về bên gia đình…

Ứng dụng AI và robot trong điều trị bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K.
Đời sống

Hướng tới "Tiếp cận y tế toàn diện"

Cuối năm 2024, tại Hà Nội, chương trình "Tiếp cận y tế toàn diện" chính thức được phát động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực xây dựng hệ thống y tế công bằng và bền vững tại Việt Nam. GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, trong kỷ nguyên của khoa học công nghệ, chương trình này là minh chứng rõ ràng cho việc ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ vào thực tiễn y tế. Với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo (AI) và các công cụ kỹ thuật số, không chỉ cải thiện chất lượng điều trị mà còn tạo ra sự đồng đều trong việc tiếp cận dịch vụ y tế giữa các vùng miền.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gửi thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Xã hội

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gửi thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Nhân dịp chào đón năm mới 2025 và Tết cổ truyền dân tộc Ất Tỵ, thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang thân ái gửi tới các thế hệ cán bộ công đoàn, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động Việt Nam đang làm việc trong và ngoài nước, người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng năm mới an khang, thịnh vượng, hạnh phúc!

Hà Nội tưng bừng trước thềm năm mới
Đời sống

Hà Nội tưng bừng trước thềm năm mới

Tại khu vực phố đi bộ quanh Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), rất đông người dân đổ về để chứng kiến thời khắc cuối cùng của năm cũ và hoà mình trong Chương trình Countdown 2025 sắp diễn ra.

Hành trình ghi dấu ấn vì cộng đồng của Mái ấm gia đình Việt
Xã hội

Hành trình ghi dấu ấn vì cộng đồng của Mái ấm gia đình Việt

Với tinh thần "không để trẻ mồ côi bị bỏ lại phía sau", chương trình Mái ấm gia đình Việt trong gần 3 năm qua vẫn luôn miệt mài tiếp sức cho hàng trăm trẻ em gặp khó khăn bước qua nghịch cảnh, giúp các em viết tiếp ước mơ còn dang dở, góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc tới cộng đồng.

Trong 10 tháng năm 2024, có 1.067 vụ vi phạm liên quan đến thuốc lá nhập lậu, 800 vụ bị xử lý. Ảnh: Chinhphu.vn
Xã hội

Thuốc lá nhập lậu vẫn nhức nhối

Mặc dù cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm soát, nhưng tình hình buôn lậu thuốc lá vẫn diễn biến phức tạp do lợi nhuận rất lớn từ hoạt động này, đặc biệt vào dịp cuối năm. Từ nhiều năm nay, sản phẩm thuốc lá lậu dễ dàng được mua bán và sử dụng, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và đe dọa sức khỏe người dân, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn.

Tân Hiệp Phát tiếp sức cán bộ, chiến sỹ hải quân trước thềm năm mới
Đời sống

Tân Hiệp Phát tiếp sức cán bộ, chiến sỹ hải quân trước thềm năm mới

Nhằm động viên tinh thần các cán bộ, chiến sĩ hải quân ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ biển trời Tổ quốc, vừa qua, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã phối hợp cùng Trung tâm Phát thành – Truyền hình Quân đội và Sài Gòn Co.op trao tặng những phần quà ý nghĩa đến các cán bộ, chiến sỹ Nhà giàn DK1.

Tạo cơ chế cạnh tranh trên kết quả công việc
Xã hội

Tạo cơ chế cạnh tranh trên kết quả công việc

Lấy vị trí việc làm làm cơ sở để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức. Đồng thời, tạo cơ chế cạnh tranh theo vị trí việc làm dựa trên kết quả công việc, hướng tới nền công vụ thực tài. Đây là một trong những mục tiêu mà Bộ Nội vụ - cơ quan chủ trì soạn thảo hướng tới khi xây dựng dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh
Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh

Gần đây báo chí phản ánh tình trạng một số học sinh ở Quảng Nam mua búp bê Kumanthong về thờ cúng, mua bánh kẹo “cho ăn” để cầu may mắn và học giỏi. Đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, tạo hệ lụy xấu cho học sinh, gia đình và xã hội. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục xung quanh vấn đề này.