Hành trình ghi dấu ấn vì cộng đồng của Mái ấm gia đình Việt

Với tinh thần "không để trẻ mồ côi bị bỏ lại phía sau", chương trình Mái ấm gia đình Việt trong gần 3 năm qua vẫn luôn miệt mài tiếp sức cho hàng trăm trẻ em gặp khó khăn bước qua nghịch cảnh, giúp các em viết tiếp ước mơ còn dang dở, góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc tới cộng đồng.

Bước qua đại dịch COVID-19 và gần nhất là những đợt thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng, nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, các em nhỏ phải sống trong điều kiện vất vả, thiếu thốn. Nhiều trẻ em vì gia cảnh khó khăn nên bữa đói bữa no, hay phải phụ giúp cha mẹ kiếm tiền sinh hoạt. Dù vậy, các em vẫn không từ bỏ ước mơ được đến lớp. Với mục tiêu “không để trẻ em mồ côi bị bỏ lại phía sau”, chương trình Mái ấm gia đình Việt đã nỗ lực không ngừng nghỉ, tiếp cận nhiều trường hợp gặp khó khăn để giúp các em nhỏ có thêm điều kiện học tập, đồng thời thắp lên ngọn lửa hy vọng và niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn.

122 tập sản xuất và hàng trăm trẻ em mồ côi được hỗ trợ

Mái ấm gia đình Việt là chuyến xe nhân văn tiếp nối chuỗi hành trình thiện nguyện đã giúp đỡ cho hơn 2.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở các mái ấm, nhà mở, trường giáo dưỡng, làng trẻ em SOS,… do Tập đoàn Hoa Sen tổ chức thường niên hơn 10 năm qua. Nối tiếp dự án thiện nguyện cùng tên, chương trình Mái ấm gia đình Việt phiên bản truyền hình thực tế về cộng đồng đã ra đời từ ngày 5.10.2022, ban đầu hướng đến những gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, sau mở rộng ra để hướng tới những gia đình các em nhỏ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, các em nhỏ mất đi cha mẹ vì thiên tai, bão lũ,...

Suốt gần 3 năm hành trình, chương trình Mái ấm gia đình Việt đã có 122 tập được sản xuất, hỗ trợ cho 366 gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp 43 tỉnh thành; trong đó có những gia đình có đến 4-5 em nhỏ mồ côi, mất cha, mất mẹ hoặc có những em thiếu vắng tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Với sự tham gia đồng hành của gần 250 khách mời là nghệ sĩ, hoa hậu, vận động viên nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực, không chỉ tiếp sức mạnh tinh thần mà còn trao tặng những phần quà thiết thực đến các gia đình. Không ít em nhỏ được các nghệ sĩ hỗ trợ học phí đến hết lớp 12, thậm chí là học đến đại học, đảm bảo con đường theo đuổi tri thức của các em không bị gián đoạn.

Ước tính đến hết năm 2024, Mái ấm gia đình Việt đã tìm đến và giúp đỡ cho hàng trăm trường hợp trẻ em mồ côi vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Số tiền gần 17 tỷ đồng được trao đi giúp các em trang trải cuộc sống và vững bước hơn trên con đường tìm đến tương lai tươi sáng hơn. Bên cạnh đó, Tập đoàn Hoa Sen còn hỗ trợ xây mới nhà ở, nhà vệ sinh và sửa sang nhiều hạng mục cho những căn nhà xuống cấp để các em nhỏ có được một mái ấm lành lặn, an tâm học tập.

dbnd_tl_8040a618-6212-4205-94fa-638817f56bb5.jpg
Chương trình Mái ấm gia đình Việt đã ghi hình tại 20 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước trong gần 3 năm sản xuất

Sức hút của chương trình không chỉ đến từ nội dung nhân văn mà còn đến từ cách chương trình kết nối cảm xúc một cách tinh tế, chạm đến sự đồng cảm sâu sắc của khán giả, khách mời. Mỗi câu chuyện được kể trong chương trình không chỉ là những lát cắt cuộc sống mà còn là cơ hội để khán giả nhìn lại giá trị thực sự của tình yêu thương, sự sẻ chia và lòng nhân ái. Những thử thách mà các gia đình đối mặt không chỉ khiến người xem cảm nhận sâu sắc về nỗi đau, khó khăn mà họ phải đối mặt hàng ngày, mà thông qua những nghị lực, kiên cường không ngừng vượt khó được truyền tải đã khơi dậy lòng trắc ẩn và mong muốn được chung tay giúp đỡ. Mỗi người đóng góp tùy theo điều kiện mà mình có thể, với hy vọng có thể vun vén cho cuộc sống của các em đỡ vất vả hơn.

Thành quả của nỗ lực lan tỏa yêu thương được ghi nhận

Thành công của chương trình Mái ấm gia đình Việt không chỉ được đo bằng con số hay những phần quà trao đi, mà là một hành trình dài đầy ý nghĩa hướng đến những mảnh đời khó khăn. Đó là sự kết hợp hài hòa tâm huyết giữa Tập đoàn Hoa Sen, nỗ lực không ngừng của ekip sản xuất, sự quan tâm và hỗ trợ tận tình từ các lãnh đạo địa phương, những nghĩa cử cao đẹp của các nghệ sĩ khách mời, và đặc biệt là tấm lòng nhân ái của người dân trên khắp cả nước. Chính những hành động này đã cùng nhau viết nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường, góp phần lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng.

dbnd_tl_d75e2e50-d583-4319-8666-40dfb39e39bf.png
Căn nhà tranh của hai chú cháu Minh Khéo (Tập 105 Mái ấm gia đình Việt) giờ đây đã được thay bằng mái ấm mới khang trang hơn

Trải qua những tháng ngày rong ruổi trên khắp mọi miền đất nước để lan tỏa sứ mệnh “Mang hạnh phúc sẻ chia cùng cộng đồng”, chương trình Mái ấm gia đình Việt đã thu hút sự quan tâm lớn từ các đơn vị truyền thông. Đã có hơn 6.500 bài báo viết về chương trình,hơn 215 triệu lượt xem trên Facebook, hơn 141 triệu lượt xem trên YouTube, hơn 4,5 triệu lượt theo dõi với hơn 2,1 tỷ lượt xem trên TikTok. Chương trình Mái ấm gia đình Việt vẫn tiếp tục nỗ lực để nối dài danh sách hàng nghìn gia đình khó khăn, đặc biệt là các em nhỏ mồ côi được Tập đoàn Hoa Sen giúp đỡ trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua, mang đến cho các em một mái ấm đủ đầy và ấm áp hơn.

dbnd_tl_a475e4a3-4f49-4a28-a869-1d9470842d96.jpg
Chương trình Mái ấm gia đình Việt liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam 2023 - 2024 ở hạng mục "Thương hiệu vì Cộng đồng xuất sắc nhất" và "Chiến dịch CSR ấn tượng nhất"

Mái ấm gia đình Việt được đánh giá là một trong những dự án cộng đồng tiêu biểu của Tập đoàn Hoa Sen, thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc; đây là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: Giải thưởng Vietnam iContent Awards 2024 ở hạng mục vinh danh Tổ chức Vì cộng đồng của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông), giải thưởng quốc tế Kotler Award 2024 hạng mục Excellence Impactful Community, “Thương hiệu có hoạt động xã hội ý nghĩa” và giải Nhì ở loại hình “Quảng cáo truyền thông tích hợp” tại Lễ trao giải Quảng cáo sáng tạo Việt Nam năm 2023 - Hạng mục giải thưởng của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; cùng nhiều giải thưởng và đề cử khác.

dbnd_tl_ed5a3f5b-b8d5-441f-80c9-0d33c5aa78cc.jpg
Chương trình Mái ấm gia đình Việt vượt qua nhiều đề cử và xuất sắc giành giải thưởng Excellent Impactful Community tại Kotler Awards Việt Nam 2024

Bên cạnh đó, Mái ấm gia đình Việt là chương trình thiện nguyện duy nhất xuất hiện nhiều tháng liền trong các bảng xếp hạng các chương trình truyền hình nổi bật trên mạng xã hội được công bố bởi các đơn vị uy tín như Buzzmetrics, Social Trend và Younet Media. Đặc biệt, chương trình còn vinh dự là chương trình thiện nguyện duy nhất xuất hiện trong Top 10 chương trình giải trí hot nhất mạng xã hội năm 2024 được công bố bởi Younet Media.

Sự thành công của chương trình không chỉ đến từ số tiền hỗ trợ mà còn từ sự đồng hành, sẻ chia của các mạnh thường quân, nghệ sĩ và khán giả. Đó là sự kết nối cộng đồng mạnh mẽ, là những giá trị nhân văn được khơi dậy từ chính những khó khăn, mất mát mà các em nhỏ đang phải đối mặt. Chương trình Mái ấm gia đình Việt tiếp tục lan tỏa ánh sáng hy vọng và tình yêu thương, mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho những gia đình thiếu thốn, góp phần xây dựng một xã hội gắn kết và đầy lòng nhân ái.

Chương trình Mái ấm gia đình Việt phát sóng vào lúc 20h20 thứ 6 hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trình do Công ty truyền thông Bee phối hợp với Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh thực hiện, với sự đồng hành của Hệ thống Siêu thị vật liệu xây dựng & nội thất Hoa Sen Home (Tập đoàn Hoa Sen) và Ống nhựa Hoa Sen - Dẫn nguồn hạnh phúc.

Xã hội

Toàn cảnh chương trình
Đời sống

TV 360 phát động chương trình "Yêu nước theo cách của bạn"

Ngày 25.4, hòa chung không khí hào hùng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh Nước CHXHCN Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), TV360 - Ứng dụng nội dung số của Tổng Công ty Viễn Thông Viettel chính thức phát động chương trình "Yêu nước theo cách của bạn" với thông điệp: Mỗi người một cách thể hiện, cùng tạo nên bản đồ 360 độ yêu nước đủ đầy, toàn diện và không giới hạn.

Luật cần quy định rõ thời hạn để tránh trốn và chậm đóng bảo hiểm. Ảnh: htpldn.
Đời sống

Cần quy định rõ thời hạn để tránh trốn và chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp

Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp, đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông Trần Thị Thu Hằng thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Việc làm (sửa đổi). Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị dự thảo luật cần sửa đổi cụ thể một số nội dung để Luật được hoàn thiện hơn.

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5
Xã hội

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5

Thực hiện Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 17.4.2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 792/BKHCN-CVT đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai một số nội dung để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong dịp nghỉ lễ.

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa
Môi trường

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa

Từ kinh nghiệm triển khai Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì, phối hợp triển khai cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của truyền thông – giáo dục trong việc đồng hành cùng chính sách, khơi dậy ý thức trách nhiệm, thay đổi hành vi góp phần giảm rác thải nhựa.

Tháp biểu tượng The Pride cao 68m
Đời sống

Danko Riverside - Kỷ lục sống mới, niềm kiêu hãnh của Bắc Giang

Giữa làn sóng đô thị hóa mạnh mẽ tại Bắc Giang, Danko Riverside vươn lên như bản giao hưởng kiến trúc kiêu hãnh. Với quy hoạch bài bản và tầm nhìn chiến lược, dự án Danko Riverside đang từng bước ghi dấu những “kỷ lục” ấn tượng, góp phần nâng tầm vị thế Bắc Giang trên bản đồ bất động sản Việt Nam.

Chiếm dụng gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao làm điểm tập kết vật liệu xây dựng, xe tự chế hoạt động ngang nhiên
Xã hội

Chiếm dụng gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao làm điểm tập kết vật liệu xây dựng, xe tự chế hoạt động ngang nhiên

Thời gian gần đây, khu vực gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao (Hà Nội), đoạn giáp ranh giữa phường Thụy Khuê và phường Liễu Giai, đang bị chiếm dụng để làm điểm tập kết vật liệu xây dựng và máy móc thi công. Tình trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân.

Ảnh minh họa
Xã hội

Sẽ ban hành kế hoạch quốc gia khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành thách thức môi trường nghiêm trọng tại nhiều đô thị lớn ở nước ta. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030 nhằm kiểm soát các nguồn phát thải lớn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng cao
Xã hội

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng cao

Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa là huyện có kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do đó, để giúp người dân thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) triển khai Dự án “Cải thiện cơ hội sinh kế cho người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật và dân tộc thiểu số” giai đoạn 2024-2026.

Đường nối Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều điểm nghẽn, cần sớm được hoàn thiện
Giao thông

Đắk Lắk đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng liên kết vùng. Trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh theo hướng Đông - Tây, yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại càng trở nên cấp thiết, đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Tây Nguyên “gồng mình” chống hạn
Đời sống

Tây Nguyên “gồng mình” chống hạn

Tây Nguyên đang bước vào cao điểm mùa khô, tại nhiều địa phương, mực nước sông, suối, hồ chứa công trình thủy lợi đã bắt đầu giảm, nhiều hồ về mực nước chết khiến nông dân “gồng mình” tìm nguồn nước tưới cứu cây trồng.