Thị trường năng lượng thế giới khó lường

Theo tờ Financial Times, việc các quốc gia phương Tây áp trần giá dầu của Nga, cùng với đó là những thông lệ trước đây của ngành năng lượng đã thay đổi, các chuyên gia chỉ ra bức tranh mới đầy biến động của thị trường dầu mỏ.

Sự xáo trộn chưa từng có

Vào năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu phải lao đao, vì vậy Mỹ, Ảrập Xêút, Nga và các quốc gia G20 phải ngồi lại để cùng nhau đưa ra những giải pháp khắc phục tình hình. Điều này đã đánh dấu một bước tiến mới, chấm dứt cuộc chiến giá của OPEC+ và khôi phục sự ổn định của thị trường. Tuy nhiên, khi chiến sự giữa Nga và Ukraine xảy ra, sự hợp tác về năng lượng giữa các quốc gia giờ đây đã hoàn toàn xa vời. Các quốc gia nhập khẩu nguồn cung khí đốt từ Nga giờ đang phải chật vật để bảo đảm nguồn cung năng lượng cho quốc gia của mình, khiến cho thị trường ngày càng cạnh tranh và khó khăn hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, sự rạn nứt trong mối quan hệ của Ảrập Xêút và Mỹ khiến cho khả năng trật tự cũ trên thị trường dầu mỏ thay đổi; châu Âu cũng đang cố gắng áp trần giá dầu của Nga.

Các chuyên gia trong ngành năng lượng cho biết, những ngày sắp tới sẽ đánh dấu thời điểm khó lường của thị trường dầu mỏ, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn phụ thuộc sâu sắc vào loại tài nguyên này. Họ cho rằng, các chuẩn mực địa chính trị đã bị xói mòn trong năm qua, và các chuỗi cung ứng tồn tại trong nhiều thập kỷ hiện đang bị đảo lộn. Thế giới gần đây đã chứng kiến được rõ quá trình biến đổi này, khi Nga sẵn sàng “cắt đứt” mối quan hệ buôn bán khí đốt ở châu Âu, và quyết định cắt giảm nguồn cung dầu của Ảrập Xêút vào tháng 11. Cùng với đó các nước nhập khẩu dầu cũng có động thái đáp trả, từ việc Mỹ sẵn sàng rút hết kho dự trữ dầu khẩn cấp để giảm giá xăng dầu, cho đến nỗ lực của phương Tây nhằm loại bỏ năng lượng từ Nga khỏi nền kinh tế của họ. Một nhà phân tích dầu mỏ lâu năm tại S&P Global Commodity Insights tại Washington Roger Diwan cho biết, những thay đổi sắp tới sẽ mang tính quyết định, và không ai nắm rõ bức tranh tổng thể ngành năng lượng trong tương lai, nhưng chắc chắn nó sẽ mang tính đối đầu và bất định hơn bao giờ hết.

Nguồn: The Economics Times
Nguồn: The Economics Times

Liệu giá cả có tăng?

Mặc dù chưa có dấu hiệu cho thấy giá sẽ tăng đột biến, nhưng một số nhà phân tích tin rằng thị trường vẫn đang xem nhẹ những rủi ro tiềm ẩn bắt nguồn từ lệnh trừng phạt mới của EU và mức giá trần. Theo Trưởng bộ phận nghiên cứu của công ty tư vấn Energy Aspects Amrita Sen, sự hoang mang xung quanh mức giá trần khiến thị trường nghĩ rằng EU có khả năng mua dầu của Nga, nhưng thực tế việc áp trần giá là một phần của lệnh cấm vận, và thị trường dầu sẽ bị “thắt chặt" đáng kể vào mùa xuân năm 2023. Trong khi đó, một số ý kiến khác cho rằng, những cảnh báo trước đó về tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng khó trở thành hiện thực. Đầu năm 2021, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, các lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga có thể khiến sản lượng của nước này giảm gần 1/3 trong vòng vài tháng - một dự đoán đáng báo động đã giúp đẩy giá toàn cầu lên cao và góp phần khiến các quốc gia phương Tây quyết định giải phóng kho dự trữ dầu khẩn cấp.

Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định rằng, chính mức giá trần có thể kích hoạt tăng, những bất ổn hiện đang nhen nhóm trong ngành dầu mỏ Nga sẽ bùng nổ vào năm tới, tác động đáng kể lên thị trường toàn cầu. Khoảng 2,4 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga sẽ cần tìm một nhà tiếp nhận mới ngoài các nước EU và G7, những “ứng cử viên sáng giá” như Ấn Độ, Trung Quốc và những nước khác dự kiến sẽ bù đắp phần nào sự thiếu hụt này. Ước tính Nga có thể cần tới 100 tàu bổ sung sẵn sàng hoạt động mà không có bảo hiểm vận chuyển EU để giữ vững sản lượng dầu. Đây là mức mà các chuyên gia nghĩ rằng Nga sẽ khó khăn để đạt được ngay cả khi nước này có thể sử dụng các tàu chở dầu của các nước cũng bị trừng phạt khác như Iran. Do đó, có thể nguồn cung sẽ giảm, đẩy giá lên 120 USD một thùng vào năm tới, bất chấp sự suy thoái kinh tế đang rình rập.

Còn rất nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ, trong cuộc họp tại Vienne vừa qua, các quốc gia vùng Vịnh OPEC như Ảrập Xêút và UAE khẳng định, họ sẽ không đứng về phía Nga và chỉ nỗ lực quản lý một thị trường hỗn loạn vì lợi ích của nền kinh tế thế giới. Nhưng các nước này cũng phản đối mức giá trần vì lo ngại rằng lịch sử sẽ lặp lại với chính mình. Họ đã đưa ra nghịch lý trong động thái của các nước phương Tây như việc yêu cầu sản lượng cao hơn đi kèm giá thấp hơn, điều mà ngành này cho rằng đang cản trở nguồn đầu tư, khiến thị trường không đủ sức chống chọi với cuộc khủng hoảng lần này và hệ quả của nó.

Quyết định tích cực từ OPEC+

Bên cạnh những động thái khiến thị trường năng lượng đối mặt với nhiều biến động,thị trường dầu mỏ thế giới đã có phản ứng tích cực với quyết định giữ nguyên sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+). Tại cuộc họp ở Vienna, Áo, Bộ trưởng các nước thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và OPEC+ đã quyết định giữ nguyên sản lượng dầu trong bối cảnh Nhóm Các nước công nghiệp và phát triển hàng đầu thế giới (G7) đồng thuận áp trần giá đối với sản phẩm dầu của Nga.

Theo đó, mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày được OPEC+ đưa ra vào tháng 10 vẫn tiếp tục có hiệu lực đến năm 2023. Các quan chức OPEC+ khẳng định, mọi quyết định của tổ chức đều dựa trên dữ liệu thị trường dầu mỏ và nhằm bảo đảm sự ổn định của thị trường này. Trước đó vào tháng 10, OPEC+ đã khiến Mỹ cũng như các quốc gia phương Tây khác quan ngại với quyết định cắt giảm sản lượng dầu thêm 2 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 2% nhu cầu thế giới, có hiệu lực từ tháng 11.2022 đến hết năm 2023. Song, OPEC+ lập luận rằng, nguyên nhân khiến họ cắt giảm sản lượng là vì triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu. Kết quả khảo sát của hãng tin Reuters công bố hôm 30.11 cho thấy, sản lượng dầu của OPEC đã giảm trong tháng 11 vừa qua, sau khi OPEC+ cam kết cắt giảm mạnh sản lượng để hỗ trợ thị trường trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi.

Các nhà phân tích nhận định quyết định của OPEC+ đã nằm trong dự đoán của thị trường, khi các nhà sản xuất dầu lớn đều đang chờ đợi tác động của lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU) và chính sách áp giá trần 60 USD/thùng của G7 đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga. Trong khi đó, Nga đã cảnh báo cắt giảm nguồn cung đối với bất kỳ quốc gia nào tuân thủ chính sách áp giá trần, do đó quyết định của OPEC+ phản ánh rõ tình trạng khó đoán trước của cung và cầu trong những tháng tới.

Theo Phó Chủ tịch công ty tư vấn Wood Mackenzie Ann - Louise Hittle, EU sẽ cần thay thế dầu thô của Nga bằng dầu từ Trung Đông, Tây Phi và Mỹ. Bà vẫn nhấn mạnh rằng, giá dầu vẫn đang chịu sức ép trước triển vọng tăng trưởng nhu cầu giảm tốc, bất chấp các lệnh trừng phạt bổ sung của phương Tây đối với lĩnh vực dầu mỏ của Nga. Lệnh cấm nhập khẩu dầu và chính sách áp giá trần là nhân tố hỗ trợ tạm thời đối với giá dầu. Bên cạnh chính sách sản lượng của OPEC+ và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu Nga, thị trường dầu mỏ sẽ còn chịu tác động từ chính sách kiểm soát dịch Covid-19 của Trung Quốc. Song, hiện nhiều thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch, và các chuyên gia tin rằng đây là tín hiệu tích cực đối với giá dầu.

Việt Nam và các nước

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum công bố chiến lược an ninh mới.
Quốc tế

Tân Tổng thống Mexico và nỗ lực cải thiện tình hình an ninh đất nước

Đối mặt với tình trạng bạo lực băng đảng gia tăng, bao gồm cả vụ Thị trưởng Alejandro Arco của thành phố Chilpancingo bị sát hại chỉ vài ngày sau khi ông nhậm chức, tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã công bố chiến lược an ninh mới, tập trung đối phó và giải quyết làn sóng tội phạm ở 6 tiểu bang nguy hiểm nhất của đất nước, đồng thời tăng cường năng lực tình báo quốc gia.

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống
Quốc tế

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống

Đại diện cho Tổng thống Mỹ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 12 diễn ra tại Lào vào sáng 11.10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khẳng định ASEAN giữ vị trí trung tâm trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington đối với khu vực bất kể kết quả bầu cử sắp tới sẽ ra sao.

Lào chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy kết nối và tự cường

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 9 - 11.10, tại Thủ đô Vientiane của Lào, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Đông Timor và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Đây là dịp để các lãnh đạo ASEAN và đối tác thảo luận, đưa ra quyết sách cho nhiều vấn đề chiến lược đang đặt ra cho ASEAN và khu vực.

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội

Các kênh truyền hình, cổng thông tin chính thức của Duma Quốc gia, Hội đồng Liên bang và các hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga (Tass, Ria - Novosti, Gazeta, Pnp, Ramble, Rutube, Vz, riamediabank, Rossaprimavera, Ridus, EADaily.com/ru, Rg.ru, 1Tv.ru ) tích cực đăng bài, hình ảnh đưa tin trước, trong và sau chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt

Trong thời gian thăm, làm việc tại Nga theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng liên bang V. Matvienko từ ngày 8- 10.9, các kênh truyền hình, hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga đồng loạt đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh... phản ánh, bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong đó trích lời Chủ tịch Duma Quốc gia việc cơ quan lập pháp hai nước củng cố hợp tác liên nghị viện sẽ là con đường để giúp làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác chiến lược Nga - Việt.

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”
Quốc tế

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”

Ngay trước khi Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đến thăm Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang Nga Ivan Ivanovich Melnikov đã có bài viết đăng trên tờ Độc lập của Nga, khẳng định Duma Quốc gia đặc biệt coi trọng chuyến thăm và vô cùng mong chờ Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân xin giới thiệu bài viết.

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn
Việt Nam và các nước

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V.V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga từ ngày 8-10.9.

Nhân dịp này, tờ Độc lập của Nga đã đăng bài viết, trong đó đánh giá các nhà lập pháp Nga và Việt Nam đang nỗ lực đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn.

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự
Việt Nam và các nước

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, nhà báo Pavel Vinodurov đã có bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực về ý nghĩa của chuyến thăm. Nhà báo Vinodurov nhận định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là một bước phát triển quan trọng để củng cố quan hệ toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nga.

Báo chí Trung Quốc: Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc định hướng phát triển cho "Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược"
Việt Nam và các nước

Báo chí Trung Quốc: Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc định hướng phát triển cho "Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược"

Báo chí Trung Quốc có nhiều bài viết đánh giá chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV), Chủ tịch nước Tô Lâm. Bài báo khẳng định chuyến thăm không chỉ chứng minh cả Trung Quốc và Việt Nam đều sẵn sàng đạt được nhiều kết quả khả quan hơn trong mục tiêu xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, mà còn chứng minh quyết tâm của hai nước trong củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Global Times: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định tầm quan trọng chiến lược và đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam và các nước

Global Times: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định tầm quan trọng chiến lược và đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trên phần thông tin nổi bật của tờ Global Times - tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài viết tiêu đề “Ông Tô Lâm thăm Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Cải cách để vượt qua khủng hoảng y tế
Việt Nam và các nước

Cải cách để vượt qua khủng hoảng y tế

Vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ triển khai kế hoạch cải cách y tế vào cuối tháng 8, tái khẳng định cam kết cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước nhằm xử lý cuộc khủng hoảng ngành y tế tồi tệ gây ra nhiều tổn thất không thể đong đếm…

Lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ: Chúng tôi xin bày tỏ lòng thành kính trước một tâm hồn vĩ đại đã mãi mãi ra đi
Việt Nam và các nước

Lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ: Chúng tôi xin bày tỏ lòng thành kính trước một tâm hồn vĩ đại đã mãi mãi ra đi

Sáng 22.7, trước khi Quốc hội Ấn Độ bắt đầu phiên họp về ngân sách, Chủ tịch Thượng viện Jagdeep Dhankhar và Chủ tịch Hạ viện Om Birla đã đọc thông điệp chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người được nhắc đến là “một tâm hồn vĩ đại”. Toàn thể các nghị sĩ Ấn Độ cũng dành phút mặc niệm tưởng nhớ nhà lãnh đạo Việt Nam.

Báo chí Pháp: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Pháp: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam

Sau 13 năm giữ cương vị Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, với một chiến dịch chống tham nhũng mang tầm vóc lịch sử, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã qua đời ở tuổi 80 sau cơn bạo bệnh - đó là nội dung lời dẫn mở đầu cho bài viết trên tờ Le Monde của Pháp.