Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ: Kỳ vọng về một “định vị mới” quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12 - 13.12. 

Nhân dịp này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến chuyến thăm.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ

-Thứ trưởng đánh giá như thế nào về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, nhất là sau 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện?

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nhiều điểm tương đồng: cùng chung biên giới, là 2 nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan hệ hữu nghị truyền thống, có lợi ích ngày càng gắn bó. Do đó, cả hai nước đều coi trọng quan hệ với nhau, đều xác định quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Trung Quốc - Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của mỗi nước.

Kể từ khi hai bên thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (năm 2008) đến nay, quan hệ hai Đảng, hai nước đã phát triển ngày càng thực chất, vững chắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực:

Quan hệ chính trị phát triển mạnh mẽ, trao đổi cấp cao và các cấp được tăng cường. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc hai nước thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi mật thiết. Trong đó, có nhiều chuyến thăm cấp cao đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, gần đây nhất là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử đến Trung Quốc của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10.2022.

Hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư ngày càng đi vào chiều sâu. Trung Quốc 20 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc). Kim ngạch thương mại song phương tăng 9 lần từ mức 20 tỷ USD năm 2008 lên gần 180 tỷ USD năm 2022. Qua 15 năm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 10 lần từ mức lũy kế 2 tỷ USD vào năm 2008 lên 25 tỷ USD hiện nay. Riêng năm 2023, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương diễn ra sôi động, đạt nhiều thành quả thiết thực. Đến nay, đã có gần 60 tỉnh/thành phố của Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương Trung Quốc. Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương hai bên đã thiết lập và tổ chức định kỳ nhiều cơ chế, chương trình hợp tác. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc nhiều năm liên tục dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam, trung bình cứ 3 khách quốc tế đến Việt Nam thì có 1 khách Trung Quốc.

Hai bên đạt nhiều thành quả trong việc xây dựng đường biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị và hợp tác, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới hai bên.

Hai bên cũng nỗ lực duy trì đàm phán, tăng cường hợp tác, nhằm cùng các bên liên quan kiểm soát bất đồng, quản lý khác biệt phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

-Thứ trưởng có kỳ vọng gì về chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, đóng góp của chuyến thăm đối với việc thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước?

Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc là chuyến thăm đầu tiên của Nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc đến Việt Nam sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, đúng một năm sau chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10.2022). Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 15 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Trong một bối cảnh như vậy và với tầm quan trọng của chuyến thăm, chắc chắn đây sẽ là một dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Tôi cho rằng, có 3 điểm mà hai bên đều rất kỳ vọng vào chuyến thăm lần này.

Thứ nhất là kỳ vọng về một “định vị mới”, “tầm mức mới” của quan hệ song phương. Trên cơ sở thành quả quan trọng của 15 năm thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ làm sâu sắc hơn nữa khuôn khổ hợp tác cho tương lai lâu dài của quan hệ hai nước theo hướng bền vững, thực chất và hiệu quả hơn, góp phần vào xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai là kỳ vọng về những kết quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực. Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ xác định những phương hướng, trọng tâm lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, đáp ứng lợi ích của cả hai bên. Sẽ có thể có một số lượng lớn văn kiện trên nhiều lĩnh vực được ký kết, tạo cơ sở quan trọng để các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp triển khai hợp tác hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Thứ ba là kỳ vọng về hiệu ứng lan tỏa của chuyến thăm đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân. Chuyến thăm này, cùng với chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo động lực và xung lực mạnh mẽ cho các ngành, các cấp, các địa phương và đoàn thể nhân dân tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ sẵn có, qua đó xây dựng nền tảng xã hội vững chắc, tốt đẹp cho sự phát triển của quan hệ song phương.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Theo dòng sự kiện

Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng - Ảnh tư liệu
Theo dòng sự kiện

Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu Sơn là nhà văn, nhà báo lão thành, nhiều lần bị thực dân và tay sai bắt cầm tù, nhưng luôn luôn giữ vững tấm lòng son sắt với Tổ quốc và nhân dân. Cuộc đời ông là cuộc đời của một chiến sĩ, một trí thức yêu nước, cách mạng. Ông đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho hòa bình, thống nhất đất nước.

Toàn cảnh phiên họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Theo dòng sự kiện

Bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ khi thí điểm dự án nhà ở thương mại theo nghị quyết của Quốc hội

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khi chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với một số bộ, ngành, địa phương cho ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương
Theo dòng sự kiện

Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 đối với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Ngày 11.2.2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng về tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là định hướng quan trọng không chỉ cho công tác tổ chức đại hội Đảng bộ mà còn có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chính trị đất nước trong giai đoạn tới, với nhiều ý nghĩa mang tính bước ngoặt đối với sự phát triển ở kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu
Theo dòng sự kiện

Bài 1: Bác Hồ với Quốc hội khóa I và bản Hiến pháp đầu tiên (*)

Lời tòa soạn: Cách đây gần 80 năm, ngày 6.1.1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta từ Bắc chí Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trải qua 14 năm hoạt động trong hoàn cảnh vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Quốc hội khóa I (1946-1960) đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử hết sức vẻ vang, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Ghi nhận công lao đóng góp của Quốc hội khóa I, trong phiên bế mạc Kỳ họp thứ 12 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa I, ngày 15.4.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “… Quốc hội ta đã hết lòng vì dân, vì nước, đã làm tròn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu nhân dân”.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026), Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu những bài viết của các ĐBQH qua các thời kỳ về nhiệm kỳ Quốc hội đầu tiên cũng như sự đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với sự phát triển của Quốc hội nói riêng và đất nước nói chung.

Vững tin vào tương lai tươi sáng trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Vững tin vào tương lai tươi sáng trong kỷ nguyên mới

Với nhiều cán bộ, đảng viên, bài viết “Rạng rỡ Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng (3.2.1930 - 3.2.2025) đã nhắc lại chặng đường Cách mạng vô cùng gian lao và thử thách từ ngày thành lập đến nay, thêm tin tưởng tuyệt đối vào con đường đi lên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện khát vọng phát triển vì một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.

Trần Văn Đang - Tổ quốc vinh danh Anh
Theo dòng sự kiện

Trần Văn Đang - Tổ quốc vinh danh Anh

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

“Chung một bóng cờ” kết thúc bằng những trang vàng đặc biệt nhằm vinh danh 51 nhân vật tiêu biểu cho 21 năm đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam. Trong đó Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Đang là người hy sinh trẻ nhất, là một trong những tấm gương tiêu biểu cho thanh niên thời đại Hồ Chí Minh.

Nhìn thẳng sự thật để giải quyết thực tiễn
Theo dòng sự kiện

Nhìn thẳng sự thật để giải quyết thực tiễn

Bày tỏ vui mừng khi người đứng đầu Đảng trong bài viết “Rạng rỡ Việt Nam” đã “điểm trúng huyệt” các vấn đề tồn tại của Đảng, của đất nước, nhà giáo ưu tú, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, nguyên ĐQBH Khóa VIII, Chủ tịch Hội đồng đại học - Đại học Duy Tân Lê Công Cơ nhấn mạnh: nhìn lại 7 nhóm giải pháp của Tổng Bí thư Tô Lâm, tôi cho rằng, người đứng đầu Đảng ta đã nhìn thẳng sự thật để giải quyết thực tiễn; đó mới thực sự là đổi mới để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phát hành cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng
Theo dòng sự kiện

Phát hành cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Chiều 3.2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ giới thiệu, phát hành cuốn sách “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng” của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Tranh cổ động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn ITN
Quốc hội và Cử tri

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp từ ngày 11 đến 19.2.1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên. Tham dự đại hội có các đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản Thái Lan.

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam
Chính trị

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam

Trong suốt 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa nhân dân Việt Nam thoát khỏi sự áp bức, bóc lột và thực sự trở thành người chủ của đất nước, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội… Đó là khẳng định của chuyên gia, nhà quản lý ở Lào, người từng có nhiều năm sinh sống, học tập và nghiên cứu tại Việt Nam.

Ảnh minh hoạ
Theo dòng sự kiện

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương - mốc son lịch sử

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Vào đầu những năm 1930, thực dân Pháp thi hành chính sách đàn áp hòng dập tắt phong trào cách mạng và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương. Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản bị giết, bị tù đày trong các nhà tù.

Đại sứ Dương Hoài Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng mở ra chương mới, nâng quan hệ Việt - Séc lên tầm cao mới
Chính trị

Đại sứ Dương Hoài Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng mở ra chương mới, nâng quan hệ Việt - Séc lên tầm cao mới

Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức CH Séc từ ngày 18 - 20.1.2025 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ CH Séc Petr Fiala, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Séc, ông Dương Hoài Nam về sự kiện này. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào

Tối 10.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.