Bài 1: Bác Hồ với Quốc hội khóa I và bản Hiến pháp đầu tiên (*)

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam (6.1.1946-6.1.2026)

Lời tòa soạn: Cách đây gần 80 năm, ngày 6.1.1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta từ Bắc chí Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trải qua 14 năm hoạt động trong hoàn cảnh vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Quốc hội khóa I (1946-1960) đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử hết sức vẻ vang, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.


Ghi nhận công lao đóng góp của Quốc hội khóa I, trong phiên bế mạc Kỳ họp thứ 12 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa I, ngày 15.4.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “… Quốc hội ta đã hết lòng vì dân, vì nước, đã làm tròn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu nhân dân”.


Hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026), Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu những bài viết của các ĐBQH qua các thời kỳ về nhiệm kỳ Quốc hội đầu tiên cũng như sự đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với sự phát triển của Quốc hội nói riêng và đất nước nói chung.

Bài 1: Bác Hồ với Quốc hội khóa I và bản Hiến pháp đầu tiên (*)

-- Võ Nguyên Giáp --
Đại biểu Quốc hội Khóa I, tỉnh Nghệ An


avatar
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa I họp tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu

Không lâu sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành Bác Hồ với bao lo toan của người đứng đầu một Nhà nước vừa mới thiết lập hầu như hoàn toàn từ con số không. Biết bao khó khăn chồng chất: Bọn phản động bên trong, giặc xâm lăng ở bên ngoài, rồi giặc đói, giặc dốt… Chính quyền vừa mới được thành lập đã xuất hiện tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, ức hiếp dân chúng…

Bác Hồ đã phải suy nghĩ nhiều trước thực tế đó. Bác nói như tâm sự với nhiều cán bộ từ Trung ương tới cơ sở: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng nghĩa lý gì”.

Giữa bao nhiêu công việc bộn bề của những ngày đầu dựng nước, Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian cho việc xây dựng một Nhà nước kiểu mới mà trong đó nhân dân là chủ thể, với quan điểm được Bác khẳng định ngay từ đầu: “Nước lấy dân làm gốc”, “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết, không ai chiến thắng được lực lượng đó”.

Ngày 17.9.1945, chỉ hai tuần sau ngày tuyên bố độc lập, trong “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà”, Bác đã nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm nghiêm trọng của cán bộ đảng viên trong các cơ quan chính quyền: “có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư. Thậm chí dùng pháp công để báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ và Đoàn thể”[1].

Theo Bác, Nhà nước kiểu mới sinh ra từ Cách mạng tháng Tám phải là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong thư đề ngày 17.10.1945 “Gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, Bác viết:

“Chính phủ ta đã hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc. Trong việc kiến thiết nước nhà, sửa sang mọi việc, phải làm dần dần,… Song ngay từ bước đầu, chúng ta phải theo đúng phương châm.

Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”[2].

Tiếp đó, Bác dặn dò những cán bộ của Nhà nước cách mạng những lời tâm huyết và mong muốn nó trở thành phương châm hành động của các cấp chính quyền:

“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.

Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.

Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”[3].

Tư tưởng vì dân là một tư tưởng lớn của Bác, quán triệt trong toàn bộ lời nói và việc làm của Bác, trong cả cuộc đời hoạt động của Bác, là mục đích phấn đấu cao nhất của Bác.

Ngày 15.11.1945, nói chuyện với học viên khóa 5 trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Bác ân cần căn dặn:

“Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết.

Phải làm sao cho dân mến… chớ bác mặt làm quan cách mạng cho dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ…”[4].

Tuy nhiên, Bác hiểu rằng, việc xây dựng Nhà nước mới không chỉ bằng những lời kêu gọi. Việc giáo dục phải đi đôi với những biện pháp về tổ chức, cơ chế. Và Bác Hồ, với tầm hiểu biết về mọi mặt của mình, qua kinh nghiệm của các nước, đã cùng với Đảng bắt tay vào đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng mô hình một Nhà nước cộng hòa non trẻ. Mô hình đó như thế nào? Đó thực sự là một quá trình trăn trở, tìm tòi, vừa học, vừa làm, vừa bổ sung ngày một thêm hoàn chỉnh.

Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3.9.1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, Bác Hồ nói với các vị Bộ trưởng, Thứ trưởng:

“Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật hành chính.

Nhưng điều đó không làm chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm.

Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công…”[5].

Bác cho rằng, một trong những cơ sở cần có đầu tiên của Nhà nước là Hiến pháp, mà muốn có Hiến pháp thì phải có Quốc hội. Vì vậy, mặc dầu tình hình đất nước đang trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác vẫn đề ra một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn là phải tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. Bác nói:

“Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v”[6].

Ngày 8.9.1945, đúng một tuần sau ngày tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, quyết định tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước. Với sự kiện trọng đại này, dân tộc Việt Nam ta sau khi là dân tộc đầu tiên ở Đông Nam Á làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công, trở thành dân tộc đầu tiên thiết lập được Nhà nước có chế độ chính trị với hình thức dân chủ cao nhất là phổ thông đầu phiếu. Không phải ngẫu nhiên mà vinh quang này thuộc về dân tộc Việt Nam ta, mà tên tuổi mãi mãi gắn liền với tên tuổi người con vĩ đại của mình: Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trọng lịch sử hiếm có quốc gia nào vừa giành được độc lập, với biết bao khó khăn đang chồng chất, lại dám tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử thực sự dân chủ như nước Việt Nam ta hồi ấy. Thấy một số đồng chí tỏ vẻ lo lắng cuộc Tổng tuyển cử sẽ không đạt kết quả, do trình độ nhân dân lúc bấy giờ còn quá thấp, Bác Hồ, với lòng tin tuyệt đối vào lòng yêu nước của nhân dân, đã khẳng định: Nhân dân sẽ biết sử dụng lá phiếu của mình. Tổng tuyển cử nhất định sẽ thành công.

Ngày 31.12.1945, Bác viết bài đăng trên Báo Cứu quốc số 130:

“Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nhà nước.

Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó…

Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thực sự là Chính phủ của toàn dân”[7].

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của dân tộc cách đây hơn 50 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình của Bác, thể hiện một bầu không khí dân chủ thực sự, trong tất cả mọi khâu, từ việc giới thiệu người ra ứng cử đến việc tuyên truyền, tranh cử…

Ngày 10.12.1945, danh sách ứng cử viên khu vực Hà Nội được niêm yết rộng rãi. Trong danh sách, Bác đứng thứ hai sau cụ Nguyễn Văn Tố. Tất cả 74 ứng cử viên, đăng tiểu sử kèm theo ảnh trên báo, nhưng cử tri còn muốn được trực tiếp nghe các ứng cử viên nói rõ chương trình hành động của mình. Đó là những cuộc tiếp xúc rộng rãi, diễn ra hết sức sôi nổi ở khắp mọi nơi, trong một khung cảnh thật sự tự do và dân chủ, giữa các cử tri và người ra ứng cử. Có khi chỉ hai, ba ứng cử viên cũng tổ chức riêng một cuộc tiếp xúc để trình bày chương trình hành động của mình. Thậm chí, có nơi như Hải Phòng, Nam Định…, có ứng cử viên đứng ra tổ chức lấy địa điểm, tự chuẩn bị cả loa phóng thanh cho cuộc gặp mặt.

Việc ra ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên này cũng hoàn toàn tự nguyện, theo đúng lời Bác Hồ nói: Hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử.

Chiều 5.1.1946, Bác đến khu học xá (nay là trường Đại học Bách Khoa) cùng các ứng cử viên gặp gỡ cử tri.

Hôm ấy, trước đông đảo quần chúng có mặt, Bác đã nói với các ứng cử viên:

… Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, là quên lợi riêng mà nghĩ đến lợi chung…

Rồi hướng về các cử tri, Bác căn dặn: Những ai muốn làm “quan cách mạng” thì nhất định không nên bầu. Ngày mai, không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện quyền dân chủ của mình.

Ngày 6.1.1946, cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành và thành công tốt đẹp trên phạm vi cả nước. Bất chấp sự phá hoại điên cuồng của bọn phản động ở phía Bắc và cuộc xâm lăng tàn bạo của bọn thực dân Pháp ở phía Nam, tỷ lệ đi bầu ở các địa phương vẫn đạt từ 65% đến 95% và đã bầu ra được 333 đại biểu Quốc hội (Bắc Bộ 152 đại biểu, Trung Bộ 108 đại biểu, Nam Bộ 73 đại biểu).

Đúng như lời Bác nói, thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử là một minh chứng hùng hồn nói lên cơ sở vững chắc của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là một điều vô cùng quan trọng trong tình hình đất nước lúc bấy giờ, khi Tổ quốc ta ở bán đảo Đông Dương xa xôi này chưa thực sự có tên trên bản đồ chính trị thế giới.

Tổ chức thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của dân tộc đã là vô cùng khó khăn, tiến hành cuộc họp Quốc hội đầu tiên trong tình hình bọn phản động tăng cường phá hoại lại càng vô cùng phức tạp. Không ngăn cản được cuộc Tổng tuyển cử, bọn chúng quyết tâm làm cho Quốc hội không họp được, hoặc nếu có họp thì cũng không đạt được kết quả như chúng ta mong muốn. Điều trắng trợn là chúng đòi phải giành cho chúng 70 ghế trong Quốc hội. Vì lợi ích của toàn dân tộc, Bác Hồ đã thuyết phục các đại biểu chấp nhận yêu cầu đó.

Bây giờ vấn đề là phải nhanh chóng triệu tập được cuộc họp của Quốc hội để đối phó kịp thời với tình hình mới.


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr.19

(*) Trích đăng theo cuốn “Hồi ký Đại biểu Quốc hội khóa I” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2000

[2] Hồ Chí Minh: Sđd, tr.56

[3] Hồ Chí Minh: Sđd, tr.56-57

[4] Hồ Chí Minh: Sđd, tr.101

[5] Hồ Chí Minh: Sđd, tr.7

[6] Hồ Chí Minh: Sđd, tr.9

[7] Hồ Chí Minh: Sđd, tr.133

Theo dòng sự kiện

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH
Chính trị

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Lời Tòa soạn: Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng với tiêu đề: "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu

Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội", lãnh đạo bộ, ngành, tập đoàn và chuyên gia về trí tuệ nhân tạo cho rằng, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu, không chỉ đối với Quốc hội Việt Nam mà với tất cả Quốc hội và các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc hoàn thiện thể chế ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội cần quyết liệt, khẩn trương và hiệu quả hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Quốc hội số - nhiệm vụ không thể chậm trễ!

“Hội nghị hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn
Chính trị

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia. Nhân dịp này, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến chuyến thăm và quan hệ hai nước Việt Nam - Indonesia.

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia, Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Indonesia từ ngày 9 – 11.3. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 9 đến 13.3.2025.

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính trị

Cuộc cách mạng cả về tư duy và hành động

Ngày 28.2 vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó có yêu cầu rất quan trọng, đó là nghiên cứu, đề xuất sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong tình hình mới.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Theo dòng sự kiện

Thời điểm chín muồi để không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

Theo GS.TSKH PHAN XUÂN SƠN - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra tại Kết luận số 127-KL/TW rất triệt để, có tính cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nguyện vọng của các nhà khoa học và nhân dân. Do đây là công việc hệ trọng, nên việc thực hiện cần được tiến hành một cách chắc chắn với quyết tâm cao và từng bước cụ thể gồm sắp xếp, vận hành và phát huy hiệu quả của bộ máy mới.

Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS Vũ Văn Phúc
Quốc hội và Cử tri

Yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS VŨ VĂN PHÚC cho biết: Việc triển khai mạnh mẽ, ứng dụng những thành tựu tiên tiến, hiện đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số... một cách quyết liệt, có hiệu quả trong thực tiễn cũng là tiền đề quan trọng để nước ta sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện giúp chính sách Nhà nước đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn
Quốc hội và Cử tri

Đưa chính sách đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn

Hiện nay, cả nước đang tập trung sắp xếp, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn. Trong đó, việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện là một bước đi đúng đắn, không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách, mà còn tạo điều kiện để các địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, giúp chính sách nhà nước đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn.

KTS Nghiêm
Quốc hội và Cử tri

Sớm đưa ra trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh

“Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần xem xét để có cách quản trị mới. Bên cạnh việc sắp xếp quận huyện, phường xã, đổi mới cơ cấu tổ chức thì vấn đề sắp xếp lại cấp tỉnh là cần thiết. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, trong khi thời gian không có nhiều, cần sớm đưa ra trình tự để làm cơ sở triển khai”, KTS. ĐÀO NGỌC NGHIÊM, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu ý kiến.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tránh sáp nhập cơ học

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã. Đây là chủ trương, nhưng cũng là yêu cầu cấp thiết trong cách mạng tinh gọn bộ máy hiện nay. Tuy vậy, để bảo đảm hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy, việc sáp nhập cần tính toán cẩn trọng, tránh sáp nhập một cách cơ học.

Giám sát là một phương thức kiểm soát quyền lực với đích cuối cùng là hoàn thiện chính sách, pháp luật
Theo dòng sự kiện

Giám sát là một phương thức kiểm soát quyền lực với đích cuối cùng là hoàn thiện chính sách, pháp luật

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám. Đây là một trong những dự luật do một cơ quan của Quốc hội - Hội đồng Dân tộc, chủ trì soạn thảo.

Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng - Ảnh tư liệu
Theo dòng sự kiện

Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu Sơn là nhà văn, nhà báo lão thành, nhiều lần bị thực dân và tay sai bắt cầm tù, nhưng luôn luôn giữ vững tấm lòng son sắt với Tổ quốc và nhân dân. Cuộc đời ông là cuộc đời của một chiến sĩ, một trí thức yêu nước, cách mạng. Ông đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho hòa bình, thống nhất đất nước.