Bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ khi thí điểm dự án nhà ở thương mại theo nghị quyết của Quốc hội

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khi chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với một số bộ, ngành, địa phương cho ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Theo báo cáo của cơ quan chủ trì soạn thảo - Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự thảo Nghị định gồm 3 chương, 8 điều, áp dụng với: Cơ quan nhà nước; tổ chức kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

avatar
Toàn cảnh phiên họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất

Nghị quyết của Quốc hội cho phép thực hiện thí điểm đối với dự án của tổ chức kinh doanh bất động sản nhận quyền sử dụng đất; đang có quyền sử dụng đất; đang có quyền sử dụng đất và nhận quyền sử dụng đất; thực hiện trên diện tích của cơ sở sản xuất, kinh doanh phải di dời do ô nhiễm môi trường, cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Việc thực hiện dự án thí điểm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt…

Tổ chức kinh doanh bất động sản đáp ứng các điều kiện thực hiện dự án thí điểm thì được nhận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với một, một số hoặc các loại đất sau đây để thực hiện dự án thí điểm: Đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp không phải đất ở; đất ở và đất khác trong cùng thửa đất đối với trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.

Từ đó, mở rộng điều kiện tổ chức kinh doanh bất động sản được nhận chuyển quyền sử dụng các loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, góp phần hạn chế khiếu kiện của người dân; đảm bảo công bằng trong tiếp cận đất đai giữa các nhà đầu tư, giữa các địa phương, duy trì ổn định nguồn cung về nhà ở thương mại, góp phần phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc lập, thông qua và công bố danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm; thực hiện dự án thí điểm của tổ chức kinh doanh bất động sản trên diện tích đất quốc phòng, đất an ninh; thực hiện dự án thí điểm của tổ chức kinh doanh bất động sản.

Dự thảo Nghị định cũng quy định trách nhiệm của HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh, các bộ, ngành liên quan và tổ chức kinh doanh bất động sản trong quá trình thực hiện, thanh tra, kiểm tra, báo cáo; quy định điều khoản chuyển tiếp đối với một số dự án đã triển khai nhưng đang gặp vướng mắc.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ Nghị quyết của Quốc hội quy định rõ không gian, phạm vi, quy mô, thời gian thực hiện dự án thí điểm, kèm theo cơ chế, chính sách đặc thù. Vì vậy, Nghị định cần cụ thể hoá trình tự, thủ tục, tổ chức các bước thực hiện khoa học, rõ ràng khi thực hiện dự án thí điểm.

Cơ quan soạn thảo tiếp tục làm rõ quy định đối với quyền sử dụng đất trả tiền thuê hàng năm và một lần khi thực hiện dự án nhà ở thương mại; trình tự, thủ tục đối với doanh nghiệp bất động sản trong từng loại dự án nhà ở thương mại thí điểm (đã có quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất, hoặc chưa có quyền sử dụng đất…); xây dựng tiêu chí, nguyên tắc xác định các dự án ưu tiên thí điểm (chỉnh trang đô thị, đã được quy hoạch chi tiết, thuộc diện phải di dời, di chuyển…); quy định điều khoản chuyển tiếp đối với các dự án đã "đi trước" về hồ sơ, thủ tục… Ngoài ra, doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các chính sách liên quan đến phát triển dự án nhà ở thương mại...

Theo dòng sự kiện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương
Theo dòng sự kiện

Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 đối với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Ngày 11.2.2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng về tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là định hướng quan trọng không chỉ cho công tác tổ chức đại hội Đảng bộ mà còn có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chính trị đất nước trong giai đoạn tới, với nhiều ý nghĩa mang tính bước ngoặt đối với sự phát triển ở kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu
Theo dòng sự kiện

Bài 1: Bác Hồ với Quốc hội khóa I và bản Hiến pháp đầu tiên (*)

Lời tòa soạn: Cách đây gần 80 năm, ngày 6.1.1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta từ Bắc chí Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trải qua 14 năm hoạt động trong hoàn cảnh vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Quốc hội khóa I (1946-1960) đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử hết sức vẻ vang, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Ghi nhận công lao đóng góp của Quốc hội khóa I, trong phiên bế mạc Kỳ họp thứ 12 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa I, ngày 15.4.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “… Quốc hội ta đã hết lòng vì dân, vì nước, đã làm tròn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu nhân dân”.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026), Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu những bài viết của các ĐBQH qua các thời kỳ về nhiệm kỳ Quốc hội đầu tiên cũng như sự đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với sự phát triển của Quốc hội nói riêng và đất nước nói chung.

Vững tin vào tương lai tươi sáng trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Vững tin vào tương lai tươi sáng trong kỷ nguyên mới

Với nhiều cán bộ, đảng viên, bài viết “Rạng rỡ Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng (3.2.1930 - 3.2.2025) đã nhắc lại chặng đường Cách mạng vô cùng gian lao và thử thách từ ngày thành lập đến nay, thêm tin tưởng tuyệt đối vào con đường đi lên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện khát vọng phát triển vì một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.

Trần Văn Đang - Tổ quốc vinh danh Anh
Theo dòng sự kiện

Trần Văn Đang - Tổ quốc vinh danh Anh

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

“Chung một bóng cờ” kết thúc bằng những trang vàng đặc biệt nhằm vinh danh 51 nhân vật tiêu biểu cho 21 năm đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam. Trong đó Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Đang là người hy sinh trẻ nhất, là một trong những tấm gương tiêu biểu cho thanh niên thời đại Hồ Chí Minh.

Nhìn thẳng sự thật để giải quyết thực tiễn
Theo dòng sự kiện

Nhìn thẳng sự thật để giải quyết thực tiễn

Bày tỏ vui mừng khi người đứng đầu Đảng trong bài viết “Rạng rỡ Việt Nam” đã “điểm trúng huyệt” các vấn đề tồn tại của Đảng, của đất nước, nhà giáo ưu tú, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, nguyên ĐQBH Khóa VIII, Chủ tịch Hội đồng đại học - Đại học Duy Tân Lê Công Cơ nhấn mạnh: nhìn lại 7 nhóm giải pháp của Tổng Bí thư Tô Lâm, tôi cho rằng, người đứng đầu Đảng ta đã nhìn thẳng sự thật để giải quyết thực tiễn; đó mới thực sự là đổi mới để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phát hành cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng
Theo dòng sự kiện

Phát hành cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Chiều 3.2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ giới thiệu, phát hành cuốn sách “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng” của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Tranh cổ động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn ITN
Quốc hội và Cử tri

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp từ ngày 11 đến 19.2.1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên. Tham dự đại hội có các đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản Thái Lan.

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam
Chính trị

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam

Trong suốt 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa nhân dân Việt Nam thoát khỏi sự áp bức, bóc lột và thực sự trở thành người chủ của đất nước, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội… Đó là khẳng định của chuyên gia, nhà quản lý ở Lào, người từng có nhiều năm sinh sống, học tập và nghiên cứu tại Việt Nam.

Ảnh minh hoạ
Theo dòng sự kiện

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương - mốc son lịch sử

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Vào đầu những năm 1930, thực dân Pháp thi hành chính sách đàn áp hòng dập tắt phong trào cách mạng và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương. Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản bị giết, bị tù đày trong các nhà tù.

Đại sứ Dương Hoài Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng mở ra chương mới, nâng quan hệ Việt - Séc lên tầm cao mới
Chính trị

Đại sứ Dương Hoài Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng mở ra chương mới, nâng quan hệ Việt - Séc lên tầm cao mới

Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức CH Séc từ ngày 18 - 20.1.2025 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ CH Séc Petr Fiala, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Séc, ông Dương Hoài Nam về sự kiện này. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào

Tối 10.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.