Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào

Tối 10.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Vientiane, kết thúc chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Vientiane, kết thúc chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chỉ trong 2 ngày công tác tại Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có gần 20 hoạt động, với các nội dung đa dạng, phong phú. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với tất cả các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước và Quốc hội Lào; thăm, gặp gỡ các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Lào.

Đặc biệt trong chuyến công tác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đã chủ trì hai sự kiện quan trọng là Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào và Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào. Hai Thủ tướng cũng cùng tham dự Lễ khởi công Dự án Công viên Hữu nghị Lào - Việt Nam tại thủ đô Vientiane - món quà mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước, Nhân dân Lào.

Hai bên thống nhất về chủ trương, cách tiếp cận mới, tư duy mới, cách làm mới và quyết tâm cao hơn, biện pháp hiệu quả hơn để đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Lễ tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Vientiane, kết thúc chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Lễ tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Vientiane, kết thúc chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cùng với tăng cường hợp tác chính trị đối ngoại, đẩy mạnh hợp tác an ninh-quốc phòng, tăng cường giao lưu nhân dân, các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục đào tạo…, hai bên quyết tâm sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 5 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn, thay vì chỉ hơn 2,2 tỷ USD và chủ yếu Lào xuất siêu sang Việt Nam như hiện nay.

Hai bên cũng quyết tâm khai thông những vướng mắc và giải quyết dứt điểm những dự án tồn đọng trong quan hệ hai nước thời gian qua, tạo đà để hai bên bước vào một giai đoạn phát triển mới, thiết thực và hiệu quả hơn, đặc biệt là các dự án giao thông kết nối; đồng thời thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, bền vững ở mỗi bên…

Trong chuyến công tác, hai nước ký 4 văn kiện hợp tác; trao 7 giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp; các doanh nghiệp cũng ký kết, trao 6 thỏa thuận hợp tác đầu tư, với tổng số vốn hàng tỷ USD trong các lĩnh vực hàng không, tài chính, năng lượng, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực…

Cùng với đó, hai bên công bố khuôn khổ thanh toán bản tệ và kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR giữa Việt Nam-Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch của doanh nghiệp, người dân hai bên trong các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch...

Chuyến thăm đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đối ngoại được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam; cũng như các thỏa thuận cấp cao Việt Nam-Lào, đặc biệt là tại cuộc họp hai Bộ Chính trị vào tháng 9/2024; hướng tới năm 2025 và thời kỳ tới quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi

Sáng 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Chính trị

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có bài viết "Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới", nêu bật những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung bài viết. Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư
Theo dòng sự kiện

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư

Chiều 2.1, chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng nêu rõ, nhiệm vụ được giao của vùng Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Kỳ vọng và trách nhiệm đặt trên vai của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên là vô cùng quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 2.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Ngày 31.12.2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với 8 nhóm chính sách lớn nhằm bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy. Nghị định chính thức có hiệu lực vào hôm nay, ngày 1.1.2025.

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
Theo dòng sự kiện

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đón Năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3.2.1930 - 3.2.2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Chiều 29.12, tại Trụ sở Chính phủ, chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản; quán triệt tư duy ai quản lý tốt nhất thì giao, việc gì người dân doanh nghiệp làm tốt thì Nhà nước không làm; những gì cấm thì đưa vào luật, không cấm thì tạo không gian cho sáng tạo...