Chuyên mục Những ánh sao khuê

Trần Văn Đang - Tổ quốc vinh danh Anh

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

“Chung một bóng cờ” kết thúc bằng những trang vàng đặc biệt nhằm vinh danh 51 nhân vật tiêu biểu cho 21 năm đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam. Trong đó Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Đang là người hy sinh trẻ nhất, là một trong những tấm gương tiêu biểu cho thanh niên thời đại Hồ Chí Minh.

Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhiều đồng bào trong và ngoài nước kiến nghị với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nên xuất bản một tập sách ghi lại một giai đoạn lịch sử hào hùng, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam. Ý kiến đó được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoan nghênh.

van-dang.jpg
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Đang. Ảnh: Tư Liệu

Tháng 7.1990, Ban chỉ đạo và Ban biên tập công trình “Chung một bóng cờ” về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Linh - nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm cố vấn; Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên tập; Nhà báo lão thành Trần Bạch Đằng làm chủ biên.

Tập sách ra đời đúng dịp kỷ niệm 32 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh, được cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh nhận xét: “Tập sách tuy cố gắng song không thể phản ánh tất cả khía cạnh vô cùng sắc sảo, độc đáo, phong phú của một thời kỳ đấu tranh dồn dập, ác liệt. Hàng triệu người đã làm nên lịch sử mà mỗi người xứng đáng được đời sau nhớ ơn; tập sách này chỉ chép lại một trong muôn vàn sự tích thần kỳ ấy”.

“Chung một bóng cờ” kết thúc bằng những trang vàng đặc biệt nhằm vinh danh 51 nhân vật tiêu biểu cho 21 năm đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam. Trong đó Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Đang là người hy sinh trẻ nhất, là một trong những tấm gương tiêu biểu cho thanh niên thời đại Hồ Chí Minh.

Trần Văn Đang sinh năm 1942 tại xã Long Phước, huyện Song Hồ, Vĩnh Long trong một gia đình nông dân nghèo có tinh thần yêu nước. Do kinh tế gia đình gặp khó khăn, học xong trung học đệ nhất cấp, anh rẽ ngang sang học nghề thợ điện và gia nhập vào đội ngũ công nhân.

Mặc dù trẻ tuổi, song vốn ghét Mỹ, lại được lớp công nhân đàn anh giáo dục, giúp đỡ, Đang sớm tham gia nhiều cuộc đình công, bãi công, biểu tình, chiếm xưởng, chống đuổi nhà, chống bắt lính do công nhân, lao động Sài Gòn tổ chức. Tháng 3.1964, Đang được điều sang lực lượng Đội Biệt động Sài Gòn.

Với nhiệt huyết cách mạng của một Đảng viên Cộng sản trẻ tuổi, Trần Văn Đang đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ quan trọng được giao trước khi sa vào tay giặc. Đó là ngày 20.3.1965, với chiếc xe Vespa mang theo 10kg thuốc nổ, anh chuẩn bị đánh vào cư xá sĩ quan Mỹ ở số 3 đường Võ Tánh (nay là đường Hoàng Văn Thụ) gần sân bay Tân Sơn Nhất, song bị lộ và bị bắt.

Dù bị tra tấn hết sức dã man, Trần Văn Đang vẫn không hề khai báo. Ngược lại, anh còn vạch trần những thủ đoạn đê hèn và tội ác man rợ của địch. Trước tòa án quân sự của địch, anh nhìn thẳng vào mặt quan tòa thét lớn: “Tao và các đồng chí của tao làm điều chính đáng, chính nghĩa. Tao đánh bọn xâm lược và tất cả kẻ nào ngăn chặn việc làm đó sẽ bị tiêu diệt. Chúng bay là tay sai của đế quốc Mỹ, là bọn đánh thuê, là bọn bán nước, gây nợ máu với nhân dân, nhất định phải đền tội”.

Anh từ chối luật sư biện hộ.

Sau đó chúng giam anh hai tháng tại khám tử hình trong nhà lao Chí Hòa.

Trần Văn Đang luôn luôn giữ vững khí tiết của người Cộng sản, đến động viên từng người giữ vững tinh thần đấu tranh không dao động trước sự dụ dỗ, phỉnh nịnh, mua chuộc của kẻ thù. Có một tên mật thám đến gặp riêng anh ngon ngọt: “Em còn trẻ dại, bị Việt Cộng xúi giục, nói đi, ăn năn hối lỗi thì tòa sẽ khoan hồng. Rồi em sẽ đi học tiếp, sẽ đỗ đạt, có mảnh bằng, vợ đẹp, con khôn... Đừng nghe lời Việt Cộng mà thiệt thân... Em còn trẻ".

Anh thét vào mặt chúng: “Tao chọn làm người chiến sĩ cách mạng, chiến đấu vì chính nghĩa, đánh bọn xâm lược, đấu tranh giành quyền sống cho nhân dân lao động”.

Giữa năm 1965, trước sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt với kế hoạch Staley-Taylor đầy tham vọng quyết bình định Việt Nam trong vòng 18 tháng cùng với các chiến dịch trực thăng vận, thiết xa vận... đã bị quân và dân miền Nam đánh bại, rồi kế hoạch Johnson, McNamara tiếp theo cũng bị thất bại thảm hại. Đế quốc Mỹ chuyển sang chiến tranh cục bộ, đánh phá ác liệt miền Nam đi đôi với tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ” hòng khuất phục nhân dân ta. Chúng dựng lên chính quyền quân sự đầu tiên với tên gọi Ủy ban Hành pháp ở miền Nam với hàng loạt biện pháp độc tài khát máu, trong đó có lệnh cấm mít tinh, biểu tình, tụ tập đông người... hòng khủng bố tinh thần nhân dân Sài Gòn, dọn đường cho chúng đưa quân Mỹ ào ạt vào miền Nam nước ta. Trung tuần tháng 5.1965, chúng dựng trước cửa chợ Bến Thành một pháp trường cát.

Sáng 21.6.1965, lúc 5h52, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đưa anh ra pháp trường cát xử bắn với ý đồ có thể khủng bố tinh thần đấu tranh của nhân dân Sài Gòn. Nhưng chúng đã lầm to.

Trước đông đảo đồng bào, phóng viên trong và ngoài nước, tập trung tại đường Hàm Nghi và góc hông cạnh chợ Bến Thành, vừa bước xuống xe, Trần Văn Đang đã dõng dạc nói lớn:

- Hỡi đồng bào chợ Bến Thành! Hỡi đồng bào Sài Gòn thân yêu! Tôi là Trần Văn Đang, chiến sĩ giải phóng quân. Tôi đánh Mỹ để giải phóng dân tộc. Đồng bào hãy đoàn kết lại đập tan bè lũ bán nước và cướp nước!

Giặc đẩy anh đến trục cát, anh vẫn hô to: “Đả đảo đế quốc Mỹ! Đế quốc Mỹ cút đi! Đả đảo tập đoàn tay sai bán nước! Bọn gây nợ máu phải đền nợ máu! Đảng Lao động Việt Nam muôn năm! Nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất muôn năm! Chúc nhân dân mạnh khỏe, bền vững đấu tranh giành thắng lợi”.

Loạt đạn nổ, anh vẫn tiếp tục hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm! Đả đảo đế quốc Mỹ”. Những loạt đạn nổ tiếp, anh ngã xuống. Nhưng cái chết của anh đã trở thành bất tử.

Ngày hôm sau, báo Chính luận tường thuật về giây phút đó như sau:

“Trên xe bước xuống... chân đi dép và miệng còn phì phèo thuốc lá, Đang không để cho bịt mặt. Đang còn lớn tiếng hô to. “Đả đảo đế quốc Mỹ” và “Ủng hộ Hồ Chủ tịch”.

Để biểu dương khí phách sáng ngời của người thanh niên yêu nước, Đảng viên Cộng sản Trần Văn Đang, ngày 6.1.1978, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký sắc lệnh truy tặng Trần Văn Đang danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Tên anh được đặt cho một con đường và một trường học tại thành phố Hồ Chí Minh.

Cứ đến ngày 21.6 hàng năm, đồng đội, bạn bè của Trần Văn Đang lại tập họp lại để cùng nhau nhớ về một thời hào hùng, một thời tuổi trẻ sôi nổi của Trần Văn Đang, tuổi trẻ của chính họ.

Theo dòng sự kiện

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH
Chính trị

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Lời Tòa soạn: Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng với tiêu đề: "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu

Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội", lãnh đạo bộ, ngành, tập đoàn và chuyên gia về trí tuệ nhân tạo cho rằng, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu, không chỉ đối với Quốc hội Việt Nam mà với tất cả Quốc hội và các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc hoàn thiện thể chế ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội cần quyết liệt, khẩn trương và hiệu quả hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Quốc hội số - nhiệm vụ không thể chậm trễ!

“Hội nghị hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn
Chính trị

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia. Nhân dịp này, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến chuyến thăm và quan hệ hai nước Việt Nam - Indonesia.

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia, Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Indonesia từ ngày 9 – 11.3. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 9 đến 13.3.2025.

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính trị

Cuộc cách mạng cả về tư duy và hành động

Ngày 28.2 vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó có yêu cầu rất quan trọng, đó là nghiên cứu, đề xuất sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong tình hình mới.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Theo dòng sự kiện

Thời điểm chín muồi để không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

Theo GS.TSKH PHAN XUÂN SƠN - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra tại Kết luận số 127-KL/TW rất triệt để, có tính cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nguyện vọng của các nhà khoa học và nhân dân. Do đây là công việc hệ trọng, nên việc thực hiện cần được tiến hành một cách chắc chắn với quyết tâm cao và từng bước cụ thể gồm sắp xếp, vận hành và phát huy hiệu quả của bộ máy mới.

Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS Vũ Văn Phúc
Quốc hội và Cử tri

Yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS VŨ VĂN PHÚC cho biết: Việc triển khai mạnh mẽ, ứng dụng những thành tựu tiên tiến, hiện đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số... một cách quyết liệt, có hiệu quả trong thực tiễn cũng là tiền đề quan trọng để nước ta sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện giúp chính sách Nhà nước đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn
Quốc hội và Cử tri

Đưa chính sách đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn

Hiện nay, cả nước đang tập trung sắp xếp, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn. Trong đó, việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện là một bước đi đúng đắn, không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách, mà còn tạo điều kiện để các địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, giúp chính sách nhà nước đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn.

KTS Nghiêm
Quốc hội và Cử tri

Sớm đưa ra trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh

“Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần xem xét để có cách quản trị mới. Bên cạnh việc sắp xếp quận huyện, phường xã, đổi mới cơ cấu tổ chức thì vấn đề sắp xếp lại cấp tỉnh là cần thiết. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, trong khi thời gian không có nhiều, cần sớm đưa ra trình tự để làm cơ sở triển khai”, KTS. ĐÀO NGỌC NGHIÊM, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu ý kiến.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tránh sáp nhập cơ học

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã. Đây là chủ trương, nhưng cũng là yêu cầu cấp thiết trong cách mạng tinh gọn bộ máy hiện nay. Tuy vậy, để bảo đảm hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy, việc sáp nhập cần tính toán cẩn trọng, tránh sáp nhập một cách cơ học.

Giám sát là một phương thức kiểm soát quyền lực với đích cuối cùng là hoàn thiện chính sách, pháp luật
Theo dòng sự kiện

Giám sát là một phương thức kiểm soát quyền lực với đích cuối cùng là hoàn thiện chính sách, pháp luật

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám. Đây là một trong những dự luật do một cơ quan của Quốc hội - Hội đồng Dân tộc, chủ trì soạn thảo.

Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng - Ảnh tư liệu
Theo dòng sự kiện

Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu Sơn là nhà văn, nhà báo lão thành, nhiều lần bị thực dân và tay sai bắt cầm tù, nhưng luôn luôn giữ vững tấm lòng son sắt với Tổ quốc và nhân dân. Cuộc đời ông là cuộc đời của một chiến sĩ, một trí thức yêu nước, cách mạng. Ông đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho hòa bình, thống nhất đất nước.