Những ánh sao khuê:

Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu Sơn là nhà văn, nhà báo lão thành, nhiều lần bị thực dân và tay sai bắt cầm tù, nhưng luôn luôn giữ vững tấm lòng son sắt với Tổ quốc và nhân dân. Cuộc đời ông là cuộc đời của một chiến sĩ, một trí thức yêu nước, cách mạng. Ông đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho hòa bình, thống nhất đất nước.

Do công việc, tôi có nhiều lần được tiếp xúc với nhà văn, nhà báo Thiếu Sơn - người cùng quê với tôi. Lần đầu tiên là vào cuối năm 1974 khi ông vừa được chính quyền Thiệu trao trả tự do tại Lộc Ninh và được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra Hà Nội. Ông có đến thăm Mặt trận Trung ương, chào Chủ tịch Hoàng Quốc Việt.

s1.jpg
Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng. Ảnh tư liệu

Những lần tiếp theo, tôi được Mặt trận phân công đưa ông đi thăm “người xưa, cảnh cũ”, gặp gỡ các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, nhà sử học Đào Duy Anh, những người bạn văn chương một thời, thăm Trường Bưởi (tức Chu Văn An) nơi 45 năm về trước ông đã từng tốt nghiệp Thành chung. Và cuối cùng là đưa ông về thăm Hải Dương - nơi ông sinh ra và ấp ủ biết bao kỷ niệm vui buồn của thời thơ ấu, thăm Sơn La, Móng Cái... những địa phương ông đã từng sống thời niên thiếu.

Qua những chuyến đi dài ngày đó, tôi ít nhiều hiểu được cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Ông tên thật là Lê Sĩ Quý, sinh năm 1908 tại thành phố Hải Dương trong một gia đình công chức. Ông sớm mồ côi mẹ.

Do công việc, cha ông thường xuyên phải đi lưu động, nay tỉnh này, sang năm lại chuyển sang tỉnh khác, mà đa phần là các tỉnh miền núi phía Bắc. Vì vậy, việc học tập của ông thời nhỏ cũng không ổn định, lúc ở Sơn La, khi thì Móng Cái... mãi sau này ông mới được về Hà Nội học Trường Bưởi.

Sau khi đỗ Thành Chung, ông vào làm thư ký ở Nhà máy Dây thép Gia Định.

Từ đây, cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với mảnh đất Phương Nam.

Vừa làm công chức, vừa tham gia viết văn, viết báo và cả dạy học, ông là một trong những cây bút chủ lực của báo Nam Phong, Phụ nữ Tân Văn, Đuốc Nhã Nam.

Tác phẩm phê bình văn học của ông với tiêu đề “Phê bình và cảo luận” được xuất bản năm 1933 đã gây được tiếng vang lớn. Cũng do đó, ông được xếp vào hàng ngũ những nhà phê bình văn học đầu tiên của nước ta.

Sau “Phê bình và cảo luận”, ông cho ra đời hàng loạt những tác phẩm như: Câu chuyện văn học, Đời sống tinh thần, Người bạn gái... được bạn đọc say sưa đón nhận và giới trí thức thời đó đánh giá cao.

Năm 1940, Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại. Thực dân Pháp đàn áp hết sức dã man phong trào cách mạng. Các công chức người Việt ở Bưu điện Gia Định bị bắt phải thề trung thành với Nhà nước Pháp. Thiếu Sơn cương quyết phản đối và làm đơn xin thôi việc. Nhưng các nhà chức trách không cho ông thôi việc mà điều ông về Bưu điện Sài Gòn. Trong lúc chuyện trò, ông thú nhận: Từ đó, ý thức căm thù giặc và đấu tranh cho sự trường tồn của dân tộc nảy nở mạnh mẽ trong ông.

Trong buổi gặp mặt tại trụ sở Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hồi cuối năm 1974, ông kể: “Những lần cùng luật sư Phạm Văn Bạch được làm việc với đặc phái viên của Trung ương và của Tổng bộ Việt Minh là nhà hoạt động cách mạng Hoàng Quốc Việt vào tháng 9.1945 sau Cách mạng Tháng Tám đã làm thay đổi cuộc đời tôi”.

Từ ngày đó, ông trực tiếp tham gia các hoạt động chính trị, làm báo công khai hợp pháp, đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc. Thấy Đảng xã hội Pháp ủng hộ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, ông tham gia Đảng Xã hội Pháp SFIO với cương vị Tổng Thư ký Chi bộ Đảng viên người Việt. Với cương vị trên, ông làm Chủ bút tờ báo Công Lý (Justice) - tờ báo đầu tiên viết bằng tiếng Pháp ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta do một nhóm đảng viên Đảng Xã hội Pháp ủng hộ kháng chiến sáng lập tại Sài Gòn. Đây cũng là tờ báo lớn ở Sài Gòn lúc đó có những đóng góp tích cực vào phong trào “báo chí thống nhất” của những năm 1947 - 1949.

Năm 1949 cuốn sách chính trị đầu tiên của ông nhan đề “Giữa hai cuộc cách mạng" được xuất bản. Cũng năm đó, ông được Trung tướng Nguyễn Bình mời vào chiến khu. Tại chiến khu ông gặp linh mục Nguyễn Bá Luật và rất nhiều trí thức nổi tiếng - những người bạn của ông như: Giáo sư Ca Văn Thỉnh, giáo sư Phạm Thiều, kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt... Những cuộc gặp gỡ đó đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ của ông, tạo cho ông niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Sau đó không lâu, ông đưa Alain Savary, Nghị viên Hội đồng Liên Hiệp Pháp - người mang sứ mệnh của Đảng Xã hội Pháp sang Việt Nam tìm giải pháp hòa bình cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam, vào vùng giải phóng để gặp lãnh đạo ta. Cùng đi với Alain Savary có luật sư Trịnh Đình Thảo, dược sĩ Nguyễn Văn Liễn, bác sĩ Trần Duy Hưng và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát đã thay mặt lãnh đạo đón tiếp khách. Trung tướng Nguyễn Bình, Chủ tịch Ủy ban Hành chính - kháng chiến Nam bộ Phạm Văn Bạch và nhiều vị lãnh đạo khác đã có những buổi làm việc với đại diện Nghị viện Liên Hiệp Pháp. Những cuộc hội đàm rất cởi mở và đạt kết quả tốt.

Về Sài Gòn, Savary bay ra Hà Nội tìm cách lên Việt Bắc xin gặp Hồ Chủ tịch. Đó cũng là lúc nhà văn, nhà báo Thiếu Sơn bị bắt và giam giữ tại bốt Catina với lý do “Việt cộng nằm vùng”.

Trước áp lực mạnh mẽ của các nghị sĩ Đảng Xã hội Pháp cũng như báo giới tiến bộ, bọn thực dân Pháp ở Sài Gòn phải trả tự do cho ông.

Ra tù, ông tiếp tục đấu tranh công khai. Ông sáng lập tổ chức Liên hiệp Lao động trí thức Nam Bộ và đề cử Michel Nguyễn Văn Vĩ làm Chủ tịch. Đặc biệt, ông cùng luật sư Trịnh Đình Thảo tổ chức cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Pháp Georges Duhamel - Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, với hơn 100 nhà trí thức có tên tuổi của miền Nam tại nhà luật sư Trịnh Đình Thảo. Cuộc gặp gỡ đó đã giúp cho nhà văn Pháp hiểu rõ hơn cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta và thái độ chính trị của giới trí thức Việt Nam yêu nước. Sau sự kiện này, Thiếu Sơn lại bị Sở mật thám triệu lên tra hỏi.

Thấy khó tiếp tục hoạt động công khai tại Sài Gòn, năm 1949 ông cùng nhiều trí thức yêu nước như: Vũ Tùng, Dương Tử Giang... ra chiến khu trực tiếp tham gia kháng chiến. Lúc đầu, ông công tác ở Sở Thông tin Nam Bộ do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm giám đốc, sau đó về Đài Phát thanh tiếng nói Nam Bộ rồi cuối cùng làm Thư ký Tòa soạn Báo Cứu Quốc Nam bộ.

Năm 1954, sau Hiệp định Genève, ông được tổ chức phân công trở lại Sài Gòn hoạt động công khai cho đến năm 1972. Ông đã cùng các nhà báo Vũ Tùng, Dương Tử Giang, Lý Văn Sâm dùng các báo Công Lý, Điện Báo, Duy Tân đấu tranh trực diện với chế độ Ngô Đình Diệm.

Bài “Chào đô thành, chào các bạn” của ông đăng trên báo Công Lý ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta, bày tỏ lòng nhớ thương các đồng chí lãnh đạo mà ông đã từng được chung sống ở chiến khu.

Ông đã bị quy tội “tuyên truyền cộng sản” và bị giam suốt 3 năm. Ra tù, ông lại tiếp tục dùng ngòi bút đấu tranh chống kẻ thù.

Năm 1968, ông cùng một số nhân sĩ yêu nước lên chiến khu để thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, mà ông là một sáng lập viên. Trong Liên minh, ông được phân công phụ trách Ủy ban Bảo vệ văn hóa dân tộc, tham gia phong trào đòi quyền sống và có chân trong Ủy ban đòi cải thiện chế độ lao tù.

Ngày 22.11.1970, Thiếu Sơn diễn thuyết tại đại học Văn khoa Sài Gòn với đề tài “Từ văn học tiền chiến đến văn học hậu chiến”. Đây là một sự kiện gây tiếng vang lớn trong dư luận báo chí thời đó.

Năm 1972 ông lại bị bắt giam và đày đi Côn Đảo vì những bài ông viết đăng trên các báo Thần Chung, Đuốc nhà Nam với lý do “những bài báo đó làm nguy hại đến an ninh quốc gia”.

Năm 1973, thực hiện các điều khoản của Hiệp định Paris chính quyền Nguyễn Văn Thiệu buộc phải trao trả ông cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Từ Lộc Ninh ông được đưa ra Hà Nội. Sau một thời gian điều dưỡng để phục hồi sức khỏe, ông được cử đi công tác ở nước ngoài cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thời gian công tác tại Pháp, ông đã có nhiều đóng góp vào phong trào trí thức và Việt kiều.

Bài viết cuối cùng của ông là bài “Trí thức với cách mạng, cách mạng với trí thức” đăng trên báo Sài Gòn giải phóng số ra ngày 27.12.1977.

Do bị tai biến mạch máu não, ông mất ngày 3.1.1978 tại TP. Hồ Chí Minh.

Thiếu Sơn là nhà văn, nhà báo lão thành, nhiều lần bị thực dân và tay sai bắt cầm tù, nhưng luôn luôn giữ vững tấm lòng son sắt với Tổ quốc và nhân dân. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một chiến sĩ, một trí thức yêu nước và cách mạng. Ông đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho hòa bình, thống nhất đất nước.

Bạn bè, đồng đội thấy ở ông một Thiếu Sơn luôn lạc quan, yêu đời, sống thanh cao - một tấm gương sáng của một trí thức suốt đời phụng sự Tổ quốc.

Theo dòng sự kiện

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn
Chính trị

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia. Nhân dịp này, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến chuyến thăm và quan hệ hai nước Việt Nam - Indonesia.

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia, Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Indonesia từ ngày 9 – 11.3. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 9 đến 13.3.2025.

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính trị

Cuộc cách mạng cả về tư duy và hành động

Ngày 28.2 vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó có yêu cầu rất quan trọng, đó là nghiên cứu, đề xuất sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong tình hình mới.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Theo dòng sự kiện

Thời điểm chín muồi để không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

Theo GS.TSKH PHAN XUÂN SƠN - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra tại Kết luận số 127-KL/TW rất triệt để, có tính cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nguyện vọng của các nhà khoa học và nhân dân. Do đây là công việc hệ trọng, nên việc thực hiện cần được tiến hành một cách chắc chắn với quyết tâm cao và từng bước cụ thể gồm sắp xếp, vận hành và phát huy hiệu quả của bộ máy mới.

Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS Vũ Văn Phúc
Quốc hội và Cử tri

Yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS VŨ VĂN PHÚC cho biết: Việc triển khai mạnh mẽ, ứng dụng những thành tựu tiên tiến, hiện đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số... một cách quyết liệt, có hiệu quả trong thực tiễn cũng là tiền đề quan trọng để nước ta sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện giúp chính sách Nhà nước đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn
Quốc hội và Cử tri

Đưa chính sách đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn

Hiện nay, cả nước đang tập trung sắp xếp, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn. Trong đó, việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện là một bước đi đúng đắn, không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách, mà còn tạo điều kiện để các địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, giúp chính sách nhà nước đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn.

KTS Nghiêm
Quốc hội và Cử tri

Sớm đưa ra trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh

“Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần xem xét để có cách quản trị mới. Bên cạnh việc sắp xếp quận huyện, phường xã, đổi mới cơ cấu tổ chức thì vấn đề sắp xếp lại cấp tỉnh là cần thiết. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, trong khi thời gian không có nhiều, cần sớm đưa ra trình tự để làm cơ sở triển khai”, KTS. ĐÀO NGỌC NGHIÊM, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu ý kiến.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tránh sáp nhập cơ học

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã. Đây là chủ trương, nhưng cũng là yêu cầu cấp thiết trong cách mạng tinh gọn bộ máy hiện nay. Tuy vậy, để bảo đảm hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy, việc sáp nhập cần tính toán cẩn trọng, tránh sáp nhập một cách cơ học.

Giám sát là một phương thức kiểm soát quyền lực với đích cuối cùng là hoàn thiện chính sách, pháp luật
Theo dòng sự kiện

Giám sát là một phương thức kiểm soát quyền lực với đích cuối cùng là hoàn thiện chính sách, pháp luật

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám. Đây là một trong những dự luật do một cơ quan của Quốc hội - Hội đồng Dân tộc, chủ trì soạn thảo.

Toàn cảnh phiên họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Theo dòng sự kiện

Bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ khi thí điểm dự án nhà ở thương mại theo nghị quyết của Quốc hội

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khi chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với một số bộ, ngành, địa phương cho ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương
Theo dòng sự kiện

Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 đối với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Ngày 11.2.2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng về tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là định hướng quan trọng không chỉ cho công tác tổ chức đại hội Đảng bộ mà còn có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chính trị đất nước trong giai đoạn tới, với nhiều ý nghĩa mang tính bước ngoặt đối với sự phát triển ở kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu
Theo dòng sự kiện

Bài 1: Bác Hồ với Quốc hội khóa I và bản Hiến pháp đầu tiên (*)

Lời tòa soạn: Cách đây gần 80 năm, ngày 6.1.1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta từ Bắc chí Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trải qua 14 năm hoạt động trong hoàn cảnh vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Quốc hội khóa I (1946-1960) đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử hết sức vẻ vang, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Ghi nhận công lao đóng góp của Quốc hội khóa I, trong phiên bế mạc Kỳ họp thứ 12 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa I, ngày 15.4.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “… Quốc hội ta đã hết lòng vì dân, vì nước, đã làm tròn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu nhân dân”.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026), Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu những bài viết của các ĐBQH qua các thời kỳ về nhiệm kỳ Quốc hội đầu tiên cũng như sự đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với sự phát triển của Quốc hội nói riêng và đất nước nói chung.