Thấy gì ở dự thảo Hiến pháp sửa đổi của Nga?

Phát biểu trước truyền thông Nga mới đây, người đứng đầu Điện Kremlin Vladimir Putin cho hay, ông chưa “quyết định gì” về khả năng tái tranh cử Tổng thống Nga, nhưng cũng không loại trừ nỗ lực phấn đấu thêm một nhiệm kỳ nữa nếu Hiến pháp sửa đổi được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra từ ngày 25.6 - 1.7 tới.

Hợp hiến hóa việc tái cử

Dự thảo Hiến pháp sửa đổi mới nhất hiện đã được Quốc hội và Tòa án Hiến pháp thông qua. Theo Hiến pháp hiện hành, một cá nhân không được phép đảm nhiệm vị trí tổng thống quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin đã bốn lần giữ vai trò là người đứng đầu Điện Kremlin, gồm hai nhiệm kỳ bốn năm (2000 - 2008) và hai nhiệm kỳ sáu năm (từ năm 2012 đến nay), nhiệm kỳ hiện tại sẽ kết thúc vào năm 2024. Trên con đường sự nghiệp của mình, ông Putin bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên từ tháng 5.2000, sau khi tiếp quản quyền lãnh đạo của Tổng thống lúc bấy giờ là ông Boris Yeltsin vào ngày 31.12.1999.

Nguồn: AP
Nguồn: AP

Trong Hiến pháp mới sửa đổi, mặc dù cũng quy định một cá nhân không thể làm tổng thống nhiều hơn hai nhiệm kỳ, không phân biệt liên tục hay không, nhưng số nhiệm kỳ sẽ được tính lại. Cụ thể là, số nhiệm kỳ giữ chức tổng thống của mọi cá nhân sẽ trở về “không”. Như vậy, nếu Hiến pháp này được người dân Nga “bật đèn xanh”, Tổng thống Putin sẽ có cơ hội tiếp tục ở lại Điện Kremlin thêm 2 nhiệm kỳ nữa (tới năm 2036), nếu ông quyết định tranh cử và nhận được sự ủng hộ cũng như tín nhiệm của cử tri.

Thực tế, đây là thay đổi gây nhiều tranh cãi nhất trong bản Hiến pháp sửa đổi. Quy định khiến phương Tây và nhiều người phản đối chỉ trích rằng, đây là cách Tổng thống Putin có thể duy trì quyền lực. Ngược lại, Điện Kremlin cho rằng sửa đổi Hiến pháp là cần thiết để củng cố vai trò của Quốc hội, cải thiện chính sách xã hội cũng như hành chính công.

Bản thân Tổng thống Putin mới đây cho biết, ông chưa quyết định điều gì nhưng “không loại trừ khả năng tranh cử tổng thống nếu lựa chọn đó được đề cập trong Hiến pháp”. Tuy nhiên, ông cho rằng Chính phủ Nga hiện tại cần tập trung làm việc, chứ không nên bị xao lãng vào việc tìm đội ngũ kế nhiệm. Hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Nga: “Nếu sửa đổi Hiến pháp không được thông qua, theo kinh nghiệm của tôi, sau khoảng 2 năm nữa, nhịp độ làm việc của nhiều thành phần trong Chính phủ sẽ bị ảnh hưởng thông qua cuộc tìm kiếm những người kế nhiệm tiềm năng. Chúng ta phải vận hành Chính phủ, chứ không phải tìm người kế nhiệm”. Theo ông, bản Hiến pháp hiện tại được thông qua trong giai đoạn nước Nga phải trải qua nhiều rối ren về mặt chính trị khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1993. Còn ở thì hiện tại, xứ sở Bạch dương đang có một nền chính trị tương đối ổn định.

Hiện nay, đại dịch Covid-19 và những hậu quả kinh tế tiêu cực mà nó gây ra là mối bận tâm hàng đầu của nhiều người trên thế giới. Và theo lẽ tự nhiên, đây là yếu tố ảnh hưởng đến tín nhiệm của các chính phủ và lãnh đạo nhà nước. Đối với nước Nga, số người bị nhiễm virus Corona cao cùng với sự sụt giảm mạnh của giá dầu và nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế đang là những khó khăn mà chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin phải đương đầu. Trong một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Levada độc lập thực hiện, Tổng thống Putin hiện nhận được tỷ lệ ủng hộ là 59%.

Sửa Hiến pháp để củng cố vị thế đất nước

Theo các nhà phân tích, Hiến pháp mới nhiều khả năng sẽ được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra từ ngày 25.6. Trước đó, sự kiện trên từng được lên kế hoạch tổ chức vào ngày 22.4, nhưng bị hoãn do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Sau khi quá trình bỏ phiếu hoàn tất, Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) sẽ xác định kết quả bỏ phiếu trong vòng 5 ngày và công bố 3 ngày sau đó. Nếu dự thảo Hiến pháp nhận được số phiếu ủng hộ quá bán, sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày kết quả bỏ phiếu được công bố.

Các đề xuất sửa đổi, ngoài những quy định liên quan đến số nhiệm kỳ Tổng thống như đã đề cập ở trên, còn bao gồm việc mở rộng quyền lực của Quốc hội như chuyển một số quyền lực từ tổng thống sang Duma Quốc gia (Hạ viện) và Tòa án Hiến pháp; ưu tiên hóa Hiến pháp Nga trước các hiệp ước quốc tế, vị thế của tiếng Nga. Dự thảo Hiến pháp còn mở rộng nghĩa vụ của chính phủ trong các vấn đề xã hội; nghiêm cấm việc quan chức Nga nhập quốc tịch nước ngoài, điều chỉnh mức lương tối thiểu, củng cố nhiều điều khoản liên quan tới quyền tự do, quyền công dân và quyền con người…

Hồi đầu tháng 6, Tổng thống Nga đã kêu gọi người dân tích cực tham gia bỏ phiếu cho ý kiến về các sửa đổi trong Hiến pháp. “Hiến pháp là đạo luật cơ bản, hình thành nên nền tảng đời sống đất nước, cuộc sống của chúng ta, của con em chúng ta, và nó sẽ xác định những nguyên tắc luật pháp, tư pháp chính trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ lao động cũng như các nguyên tắc hợp tác với đối tác nước ngoài”. Tuần trước, người đứng đầu Điện Kremlin lạc quan nhận định, đa số người dân Nga sẽ ủng hộ những thay đổi.

Còn theo phát biểu của người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov hôm 20.6 vừa qua, việc thông qua Hiến pháp sửa đổi sẽ giúp nâng cao vị thế của Nga. Ông chỉ ra rằng, một số nước phương Tây chưa bao giờ muốn chấp nhận sự độc lập đang lớn dần của xứ sở Bạch dương. Ông nói, “miễn là Nga bảo vệ bản thân tốt hơn khỏi sự can thiệp vào các vấn đề trong nước, Nga có thể tập trung vào củng cố vị trí đó. Theo tôi, những sửa đổi đa dạng của Hiến pháp mới là quá trình “củng cố” vị thế của nước Nga hiện tại, mạnh mẽ và có chủ quyền”.

Thế giới 24h

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn: Nhiệm vụ khó khả thi
Quốc tế

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn: Nhiệm vụ khó khả thi

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22.10, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Trung Đông của ông nhằm khôi phục các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza và thảo luận về tương lai của vùng đất này sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, tiến trình đàm phán khó có thể có bất kỳ bước đột phá nào trước cuộc bầu cử sắp tới của Hoa Kỳ.

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”
Quốc tế

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”

Đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein đã có mặt tại Beirut hôm 21.10 để đàm phán với các quan chức Lebanon về khả năng ngừng bắn giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah sau khi Nhà nước Do Thái trao cho Hoa Kỳ một danh sách các điều kiện nhằm đạt được giải pháp ngoại giao, chấm dứt chiến tranh ở Lebanon.

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU
Quốc tế

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU

Kết quả chưa chính thức của cuộc trưng cầu dân ý ngày 20.10 cho thấy, 55% cử tri bỏ phiếu "không đồng ý" khi được hỏi về việc liệu Moldova có nên đưa kế hoạch gia nhập EU trở thành mục tiêu trong Hiến pháp hay không. Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống cùng ngày, đương kim Tổng thống Maia Sandu đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử nhưng chưa giành được chiến thắng chung cuộc.

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai
Quốc tế

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai

Người dân Moldova bắt đầu đi bỏ phiếu vào sáng 20.10 cho cuộc bầu cử tổng thống và cuộc trưng cầu dân ý về EU, đánh dấu thời điểm quan trọng nhằm định hướng tương lai của quốc gia Đông Nam Âu nhỏ bé với dân số chưa đến 3 triệu người trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto
Thế giới 24h

Tầm nhìn mới cho Indonesia

Ngày 20.10, ông Prabowo Subianto chính thức nhậm chức với tư cách Tổng thống thứ 8 của Indonesia. Sau nhiều năm tham gia vào chính trường, ông Prabowo Subianto kinh qua từ vai trò Bộ trưởng Quốc phòng đến nhiều vị trí lãnh đạo khác. Trên cương vị mới, tân Tổng thống Indonesia được kỳ vọng sẽ đưa ra nhiều cải cách giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội và củng cố vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh bên lề Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba tại Bắc Kinh năm 2023 Ảnh: Tân Hoa Xã
Thế giới 24h

Mông Cổ và Trung Quốc kỷ niệm 75 năm “tháng 10 lịch sử”

Tháng 10 của 75 năm trước là bước ngoặt lịch sử đối với Mông Cổ và Trung Quốc, khi Ulan Bator thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh chỉ hai tuần sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Tháng 10 năm nay cũng là dịp để Ulan Bator và Bắc Kinh làm sâu sắc hơn quan hệ song phương theo quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đã thiết lập cách đây một thập kỷ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì lợi ích của cả hai nước.

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?
Quốc tế

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?

Yahya Sinwar, một trong những nhân vật cứng rắn nhất của Phong trào Hamas, vừa bị Israel tiêu diệt. Nhà lãnh đạo Hamas này tự coi mình là chuyên gia về quân sự và chính trị của Israel. Ông nói tiếng Do Thái hoàn hảo, nhờ học trong suốt hơn 20 năm tại các nhà tù của Israel. Ông cũng là người khiến Israel tin rằng họ hoàn toàn an toàn cho đến khi bất ngờ phát động cuộc tấn công của Hamas ngày 7.10.2023 khiến 1.200 người thiệt mạng và 250 người khác bị bắt làm con tin.

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?
Quốc tế

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?

Lãnh đạo Hamas, Yahya Sinwar, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, chấm dứt cuộc truy lùng kéo dài một năm của Israel đối với đối tượng mà nước này cáo buộc là chủ mưu vụ tấn công ngày 7.10 – sự kiện đã châm ngòi cho cuộc chiến ở Gaza kéo dài một năm qua. Tuy nhiên, cái chết của nhân vật này liệu có khiến Israel nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở Gaza hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

ECB hạ lãi suất lần ba
Quốc tế

ECB hạ lãi suất lần ba

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay, đưa lãi suất cơ bản về 3,25%. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung eurozone đều yếu đi.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.