- Xem cách kinh doanh của “thiếu gia” nhà Trung Thuỷ Group: “Vẽ vời” đủ thứ nhưng liệu có thành công?
- Khu du lịch sinh thái Nam Ô của Trung Thủy Đà Nẵng xâm phạm hành lang bảo vệ cầu đường sắt: Rào lại và tiếp tục thi công
- Dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô của Trung Thuỷ Group xâm phạm hành lang bảo vệ cầu đường sắt
Theo đó, nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận đạt gần 4,5 tỷ đồng, giảm hơn 74% so với cùng kỳ năm 2023.
Tại thời điểm cuối tháng 6.2024, vốn chủ sở hữu Trung Thủy Đà Nẵng tăng nhẹ lên 788 tỷ đồng.
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu giảm từ 2,46 lần vào cuối năm ngoái còn 1,95 lần. Tương đương dư nợ phải trả khoảng 1.537 tỷ đồng, giảm khoảng 20% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ trái phiếu chiếm lượng lớn với hơn 890 tỷ đồng.
Dữ liệu về doanh nghiệp cho biết, Trung Thủy Đà Nẵng là một thành viên trong hệ sinh thái của Trung Thủy Group, thành lập tháng 10.2010 với vốn điều lệ thấp ở mức 6 tỷ đồng. Công ty gồm 3 cổ đông sáng lập là Tập đoàn Trung Thủy, ông Nguyễn Trung Tín (24%) và ông Nguyễn Văn Trung (25%). Đến đầu năm 2020, công ty tăng vốn khủng, từ 20 tỷ đồng lên 735 tỷ đồng, tương ứng gấp 36,7 lần.
Trung Thủy Đà Nẵng chính là chủ đầu tư của dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô (Đà Nẵng) với diện tích quy hoạch là 36ha và tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Sau hơn 10 năm “đắp chiếu”, dự án này đã chính thức được khởi động vào giữa tháng 4.2023.
Tương tự nhiều tập đoàn gia đình khác, quá trình chuyển giao thế hệ tại Tập đoàn Trung Thủy cũng đã được rậm rịch từ nhiều năm trước.
Ông Nguyễn Trung Tín (SN 1987), người con trai cả của vợ chồng doanh nhân Dương Thanh Thủy – Nguyễn Văn Trung, đã bắt đầu đảm nhiệm vị trí CEO của Trung Thuỷ Group từ năm 2015. Ông Tín là doanh nhân gây chú ý khi kết hôn với hoa hậu Đặng Thu Thảo.
Theo cập nhật mới nhất, Trung Thuỷ Group thuộc sở hữu của của ba cổ đông đều trong gia đình là bà Dương Thanh Thuỷ (sở hữu 80%), ông Nguyễn Văn Trung (chồng bà Thuỷ, sở hữu 10%) và Nguyễn Trung Tín (con trai bà Thuỷ, sở hữu 10%). Vốn điều lệ của doanh nghiệp đang ở mức 800 tỷ đồng.
Mặc dù được biết đến là “ông lớn” bất động sản nhưng trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của Trung Thuỷ Group không có gì làm nổi bật nếu không muốn nói là ảm đạm, kém sắc.
Cụ thể, trong giai đoạn 5 năm gần đây, doanh thu thuần của Trung Thuỷ Group liên tục trồi sụt thất thường. Năm 2018, doanh nghiệp chỉ thu vỏn vẹn 59 tỷ đồng, sau đó tăng lên mức 132 tỷ đồng vào năm 2020 rồi lại rơi về 119 tỷ đồng khi kết thúc năm 2022. Từ giai đoạn 2018 đến 2021, chi phí tài chính của doanh nghiệp liên tục tăng mạnh và bắt đầu giảm vào năm 2022.
Cũng trong giai đoạn nêu trên, khoản tiền lãi mà Trung Thuỷ Group mang về là vô cùng khiêm tốn. Đỉnh điểm vào năm 2020 và năm 2021, lợi nhuận sau thuế của hai năm này cộng vào chưa được 1 tỷ đồng, mức lãi này nếu làm phép so sánh có lẽ chỉ tương đương với shop bán đồ online. Cũng dễ hiểu vì đây là hai năm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đối với khu vực phía nam.
Tuy nhiên, ở năm kinh tế đang đỉnh cao như năm 2018, doanh nghiệp này cũng chỉ báo lãi gần 5 tỷ đồng, không thấm vào đâu nếu so sánh với khối tài sản hàng nghìn tỷ mà Trung Thuỷ Group sở hữu.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cho thấy những khó khăn nhất định về dòng tiền của Trung Thuỷ Group khi dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2020-2022 liên tục âm.