Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo chuyển biến trong xây dựng nông thôn mới

Hiện, 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên duy trì sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành, chữ ký số.

Song hành với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục hỗ trợ các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các sàn thương mại điện tử trên các nền tảng số, tổ chức tập huấn, khuyến khích các chủ thể OCOP đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng xã hội và các trang thương mại điện tử, giới thiệu sản phẩm OCOP trên các sàn giao dịch điện tử, như: C- Thái Nguyên, Viettel, VinaPost, Voso, Sendo...

Tỉnh cũng triển khai thực hiện mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh tại xã Tức Tranh (huyện Phú Lương); lựa chọn một số xã trên địa bàn hỗ trợ xây dựng, lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh kết hợp phần mềm hỗ trợ giám sát thông minh, ứng dụng tương tác và xử lý phản ảnh về an ninh trật tự của người dân cho chính quyền xã, lắp đặt thiết bị chiếu sáng thông minh để làm mẫu nhân rộng...

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo chuyển biến trong xây dựng nông thôn mới -0
Chuyển đổi số đã tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thái Nguyên

Theo báo cáo của UBND tỉnh, ước năm 2023 toàn tỉnh có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Đại Từ và huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 118/126 xã nông thôn (đạt tỷ lệ 93,65%); 6/9 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 66,67%).

Đến hết tháng 10.2023, toàn tỉnh đã giải ngân vốn chương trình xây dựng nông thôn mới từ ngân sách Trung ương đạt 62%; vốn ngân sách tỉnh đạt trên 60%. Đã có 4 địa phương là: TP Thái Nguyên, huyện Phú Bình, huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ đạt tỷ lệ giải ngân vốn trên 80%.

Trên đường phát triển

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Nam Định tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Trên đường phát triển

Nam Định: Tập trung nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ban Chỉ đạo Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Nam Định, hiện nay, có 3 huyện Xuân Trường, Trực Ninh, Nghĩa Hưng không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà tạm, nhà dột nát. Để tỉnh đạt mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 1.7, cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn thể các cấp, các ngành, địa phương.

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12.4, tại xã Hồng Hà, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.

Xác lập kỷ lục 135 Món Ăn từ trái thanh trà
Trên đường phát triển

Xác lập kỷ lục với 135 món ăn được chế biến từ thanh trà

Sáng 12.4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội thanh trà Bình Minh. Sự kiện nhằm tôn vinh sản phẩm trái cây đặc sản của địa phương và thu hút khách du lịch. Chương trình cũng đồng thời xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà.

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.