Nam Định: Tập trung nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ban Chỉ đạo Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Nam Định, hiện nay, có 3 huyện Xuân Trường, Trực Ninh, Nghĩa Hưng không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà tạm, nhà dột nát. Để tỉnh đạt mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 1.7, cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn thể các cấp, các ngành, địa phương.

Lan tỏa mạnh mẽ chương trình

Triển khai Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 19.6.2024 ban hành Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước năm 2025"; các sở, ban, ngành của tỉnh Nam Định đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai chương trình; tích cực, chủ động, kịp thời thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm tiến độ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 5.7.2024 của UBND tỉnh về thực hiện phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh; công tác vận động đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân, doanh nghiệp cùng chung tay, góp sức tham gia vào Quỹ "Vì người nghèo" được tăng cường.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.573 hộ gia đình người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở thuộc diện hỗ trợ theo Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg. Dự kiến kinh phí hỗ trợ khoảng 62 tỷ đồng, thực hiện bằng nguồn kinh phí do ngân sách trung ương bảo đảm.

Nam Định tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ảnh: Văn Đạt

Nam Định tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ảnh: Văn Đạt

Năm 2024, Ban vận động Quỹ "Vì người nghèo" Nam Định đã hỗ trợ xây dựng 125 nhà đại đoàn kết với tổng kinh phí 6,25 tỷ đồng. Cụ thể, Câu lạc bộ Doanh nhân Nam Định tại TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 5 căn nhà (250 triệu đồng); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ 100 căn nhà (50 triệu đồng/nhà); Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ 20 căn nhà (50 triệu đồng/nhà). Nhiều tổ chức khác vận động xây dựng các ngôi nhà "Mái ấm tình thương", "Mái ấm công đoàn"...

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24.11.2023 của Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương Đảng (Khóa XIII); Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huy động đa dạng nguồn lực theo phương châm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hỗ trợ, Nhân dân làm chủ".

Ngoài ra, kết hợp hiệu quả nguồn hỗ trợ từ Trung ương, địa phương, xã hội hóa và chính các hộ gia đình; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn lực.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp. Việc huy động hỗ trợ sẽ được thực hiện theo hướng đa dạng hóa, linh hoạt, công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Tiếp tục đẩy mạnh xóa nhà tạm

Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước diễn ra vào ngày 10.3 vừa qua; Thủ tướng Chính phủ đề nghị "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; tận dụng các nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát, phấn đấu đến 31.10.2025, cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Hưởng ứng tinh thần đó, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, địa phương trong hoạt động triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Ông Phạm Đình Nghị chỉ đạo, thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, quyết tâm cao để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát ở tỉnh. Các đơn vị tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến nội dung, ý nghĩa, tính nhân văn của chương trình; vận động các tổ chức, cá nhân tích cực, chủ động tham gia góp công, góp của để thực hiện hiệu quả chương trình.

Các sở, ngành tiếp tục hoàn thành việc tổng hợp danh sách, đề nghị phân bổ kinh phí thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát; phân bổ kinh phí cho địa phương, ban hành hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ; phân bổ kinh phí hỗ trợ xây mới, sửa chữa, cải tạo nhà ở cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ theo đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Các sở, ngành tích cực hướng dẫn, hỗ trợ nhân lực giúp người dân xây dựng, xóa nhà tạm, nhà dột nát theo lộ trình; triển khai thực hiện, giám sát các hộ sử dụng vốn hỗ trợ đúng mục đích, bảo đảm nhà ở phải được xây dựng hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng...; quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa toàn bộ 292 nhà tạm, nhà dột nát ở tỉnh trước ngày 1.7.2025.

Theo rà soát, có 6 huyện, thành phố còn lại đã phê duyệt danh sách 292 hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nhà tạm, nhà dột nát đề nghị hỗ trợ xây mới, cải tạo sửa chữa; trong đó, xây mới 140 hộ, cải tạo 152 hộ. Dự kiến, kinh phí hỗ trợ thực hiện chương trình khoảng 13 tỷ đồng. Tỉnh Nam Định đã cập nhật danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nhà tạm, nhà dột nát vào phần mềm của Bộ Dân tộc và Tôn giáo theo quy định.

Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12.4, tại xã Hồng Hà, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.

Xác lập kỷ lục 135 Món Ăn từ trái thanh trà
Trên đường phát triển

Xác lập kỷ lục với 135 món ăn được chế biến từ thanh trà

Sáng 12.4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội thanh trà Bình Minh. Sự kiện nhằm tôn vinh sản phẩm trái cây đặc sản của địa phương và thu hút khách du lịch. Chương trình cũng đồng thời xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.