Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Qua khảo sát, Ban đã đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn nuôi trồng. Đồng thời, lắng nghe ý kiến và phản ánh của người dân về những khó khăn trong quá trình sản xuất, như: vấn đề pháp lý liên quan đến giao mặt biển, nguồn vốn tái thiết và ảnh hưởng của thời tiết...

Bảo đảm đúng quy định trong giao khu vực biển

Theo quy hoạch, tổng diện tích khu vực biển được quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Quảng Yên là 865ha, nằm trong vùng 3 hải lý. Công tác giao khu vực biển cho các hộ gia đình, cá nhân và hợp tác xã trên địa bàn thị xã được triển khai theo đúng quy định, nhằm bảo đảm tính bền vững trong phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

UBND thị xã Quảng Yên đã giao thực địa cho 362 hộ gia đình, cá nhân, tương ứng 217ha. Ảnh: Thùy Dương
UBND thị xã Quảng Yên đã giao thực địa cho 362 hộ gia đình, cá nhân, tương ứng 217ha. Ảnh: Thùy Dương

Tính đến ngày 20.3.2025, Chi nhánh Trung tâm phục vụ hành chính công thị xã đã tiếp nhận 616 hồ sơ đề nghị giao khu vực biển từ các hộ gia đình, cá nhân. UBND thị xã đã nhanh chóng ban hành các văn bản lấy ý kiến tham gia từ các sở, ngành liên quan để thẩm định và ban hành quyết định giao khu vực biển. Kết quả, 362 quyết định giao khu vực biển đã được ban hành, tương ứng với 217ha đã được giao thực địa cho các hộ gia đình, cá nhân; 254 hồ sơ còn lại đang được cơ quan chuyên môn tiếp tục thẩm định và tham mưu quyết định. Tuy nhiên, để bảo đảm tính minh bạch và công bằng, thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thị ủy, UBND thị xã đã tạm dừng việc giao khu vực biển cho các hộ cá nhân. Các địa phương đang tiến hành rà soát việc xét duyệt điều kiện, kiên quyết loại bỏ những trường hợp không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường và an toàn nuôi trồng, đặc biệt là việc sử dụng phao xốp.

Đối với các hợp tác xã và hộ gia đình, cá nhân đề nghị giao khu vực biển có diện tích trên 1,0ha (thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh), Ban Chỉ đạo giao biển thị xã đã tổ chức hai buổi làm việc với các phường, xã và hợp tác xã liên quan. Mục tiêu là thống nhất về thành phần hồ sơ, điều kiện và tiêu chí theo hướng dẫn liên ngành và chỉ đạo của tỉnh. Tổ công tác đang phối hợp với UBND các xã Hoàng Tân, Liên Hòa để xác minh điều kiện và xác định vị trí nuôi trồng trên thực địa cho các hợp tác xã. Đến ngày 15.3.2025, 10 hợp tác xã đã được kiểm tra về điều kiện lồng bè sử dụng phao hợp quy, và công tác kiểm tra vẫn đang được tiếp tục triển khai. Ngoài ra, thị xã cũng đang tiến hành rà soát và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi.

Xây dựng các mô hình nuôi biển bền vững

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên đã trực tiếp khảo sát các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa. Đoàn đã đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn nuôi trồng. Đồng thời, lắng nghe ý kiến và phản ánh của người dân về những khó khăn trong quá trình sản xuất, như vấn đề pháp lý liên quan đến giao mặt biển, nguồn vốn tái thiết và ảnh hưởng của thời tiết.

Đoàn khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.

Đoàn khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.

Trong đó, những khó khăn các hộ nuôi biển đang gặp phải bao gồm: thủ tục pháp lý phức tạp do việc hoàn thiện hồ sơ và chờ đợi quyết định giao khu vực biển mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Vốn tái thiết cũng là vấn đề khó nhất là sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến thất thường; giá vật tư đầu vào tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm thủy sản không ổn định khiến người dân gặp nhiều trở ngại trong việc bảo đảm lợi nhuận…

Từ thực tế trên, nhiều ý kiến đề xuất, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến giao khu vực biển; tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất… Cùng với đó, cần xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Địa phương

Bài 2: Vượt khó từ sự đồng thuận và quyết tâm cao
Hoạt động chính quyền

Bài 2: Vượt khó từ sự đồng thuận và quyết tâm cao

Sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó. Quá trình triển khai thực hiện, những thách thức là điều không tránh khỏi, nhất là việc thay đổi các chủ trương, cách thức tiếp cận các vấn đề trong thời gian ngắn. Song, với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, cùng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân… thì mọi vấn đề dù khó đến mấy cũng đều vượt qua.

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới
Địa phương

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang vừa ra mắt và đi vào hoạt động được đánh giá là có quy mô lớn nhất miền Bắc trên diện tích đất 67ha, vốn đầu tư xây dựng hơn 4.200 tỷ đồng, thiết kế với hệ sinh thái logistics toàn diện, xanh-thông minh; hứa hẹn đây sẽ là điểm đến về dịch vụ khép kín, hiện đại, tiện ích cho giao thương nội địa và quốc tế.

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp
Địa phương

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp

UBND tỉnh Đồng Nai đã họp Ban Chấp hành Đảng bộ để lấy ý kiến về việc sắp xếp các đơn vị hành chính và đề xuất giảm từ 159 đơn vị hành chính xuống còn 55 phường, xã. Trong đó có tên phường Biên Hoà, Trấn Biên, Long Khánh, Tân Triều…

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động chính quyền

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nhằm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao đất (thu hồi) cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!

Cùng với cả nước, Nghệ An đang trong những ngày tích cực, khẩn trương, quyết liệt thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp theo chủ trương của Trung ương… Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung khẳng định: “Nghệ An là quê hương cách mạng, nên chắc chắn sẽ thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy một cách triệt để nhất!”

Lãnh đạo 2 địa phương ký kết Kế hoạch phối hợp trao đổi, thống nhất một số nội dung về triển khai thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã của các địa phương. Ảnh: Đàm Thanh
Địa phương

Hải Phòng và Hải Dương thống nhất nhiều nội dung quan trọng trong xây dựng đề án hợp nhất

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã thống nhất nhiều nội dung then chốt trong quá trình xây dựng Đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD. Các nội dung tập trung vào việc kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, sắp xếp hành chính và định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố mới.