Tập trung cao độ phòng chống sốt xuất huyết

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 14.8, toàn thành phố ghi nhận 3.512 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 440/579 xã, phường, thị trấn (chiếm 76%). Bệnh nhân có xu hướng gia tăng nhanh trong 4 tuần gần đây, trung bình mỗi tuần ghi nhận từ 500 - 600 trường hợp mắc; số mắc tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (753 ca mắc, 0 tử vong). Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như Thạch Thất (537 ca); Thanh Trì (342 ca); Hoàng Mai (282 ca); Bắc Từ Liêm (266 ca); Hà Đông (206 ca)… 

Xử lý chưa triệt tại các địa bàn dẫn đến lây lan, bùng phát

Qua kết quả kiểm tra, giám sát của ngành y tế cho thấy về cơ bản dịch sốt xuất huyết không được xử lý triệt để ngay từ ban đầu tại các địa bàn, để sót nhiều ổ bọ gậy, chỉ số bọ gậy sau xử lý đều cao vượt ngưỡng nguy cơ dẫn đến lây lan, bùng phát kéo dài.

Thành phố Hà Nội tăng cường các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Nguồn: ITN
Thành phố Hà Nội tăng cường các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Nguồn: ITN

Đối với công tác thu dung điều trị tại bệnh viện, tổng số giường kế hoạch tại các bệnh viện là 712 giường và thực kê 1.104 giường, số giường có thể bổ sung để điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết là 665. Số bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue hiện tại đang điều trị các bệnh viện là 776 bệnh nhân. Bệnh nhân nhiều nhất tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (100 bệnh nhân), Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội (79 bệnh nhân), Bệnh viện Thanh Nhàn (68 bệnh nhân). Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra, giám sát công tác thu dung, điều trị, bảo đảm giường bệnh để đáp ứng điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Nhận định tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp do số mắc theo tuần có xu hướng gia tăng sớm hơn so với giai đoạn cùng kỳ các năm trước khoảng 1,5 tháng và đang có xu hướng gia tăng nhanh trong 4 tuần gần đây. Dự báo đỉnh dịch năm 2023 có thể rơi vào khoảng tháng 9 - 10 tương tự như những năm ghi nhận nhiều bệnh nhân như năm 2015 (15.412 ca); năm 2019 (12.255 ca); năm 2022 (19.771 ca). Điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển muỗi truyền bệnh kết hợp với việc đã có nhiều ổ dịch với nhiều ca mắc trên địa bàn thành phố dẫn đến nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh.

Các quận, huyện, thị xã có số mắc sốt huyết cao hiện nay như: Thạch Thất, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Hà Đông, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Trì, Hoài Đức… đã có báo cáo nhanh về các biện pháp triển khai phòng chống dịch trên địa bàn, khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống dịch. Điển hình tại Thạch Thất 2 xã có ổ dịch phức tạp, kéo dài, ghi nhận nhiều bệnh nhân là xã Phùng Xá (thôn Vĩnh Lộc và thôn Bùng) và xã Hữu Bằng (thôn Sen và thôn Bàn). Đây là các làng nghề người dân chưa quan tâm đến công tác diệt bọ gậy chủ động phòng sốt xuất huyết. Hay tại quận Bắc Từ Liêm tập trung nhiều trường học, nhiều nhà trọ, sinh viên các trường đại học, cao đẳng từ các tỉnh lân cận bắt đầu về Hà Nội nhập học làm gia tăng số lượng đối tượng cảm nhiễm với bệnh.

Chủ động rà soát các điều kiện phòng chống dịch bệnh

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2578 về việc tăng cường, chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị không lơ là, mất cảnh giác, tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là dịch sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng sử dụng nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân, trong đó tập trung vào các thông tin, hướng dẫn các triệu chứng nhận biết sớm mắc bệnh để người dân chủ động tới khám, điều trị tại các cơ sở y tế, các thông tin, khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh như: vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phòng, chống muỗi đốt... và các nội dung chi tiết, cụ thể về hoạt động xử lý dịch bệnh tại các khu vực có ca bệnh, ổ dịch (thông báo khu vực có dịch bệnh, thông báo lịch triển khai các hoạt động xử lý dịch bệnh và các hoạt động người dân cần phối hợp để triển khai công tác xử lý dịch bệnh...).

Bên cạnh đó, đối với dịch sốt xuất huyết huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy bảo đảm tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch bệnh và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát. Các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi phải được giám sát để tiến hành các hình thức tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành y tế.

Tiếp tục thực hiện Đề án Phòng, chống sốt xuất huyết của địa phương; chủ động bố trí kinh phí, cơ số vật tư, trang thiết bị, hóa chất diệt muỗi, côn trùng bảo đảm công tác phòng, chống dịch tại địa phương bằng nguồn lực tại chỗ, báo cáo UBND thành phố các nội dung vượt thẩm quyền (gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo).

 Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà yêu cầu các Sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát lại toàn bộ các điều kiện phòng chống dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ với 4 nhóm biện pháp cơ bản. Trong đó tập trung tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân, từng hộ gia đình các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết. 

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.