Tăng cường thiết chế văn hóa, thể thao cho thiếu nhi

Trẻ em hiện nay rất thiếu điểm vui chơi, giải trí. Không những thế, các hoạt động văn hóa, thể thao cho trẻ em còn khá đơn điệu, thời lượng không đạt so với yêu cầu.

Vừa thiếu, vừa yếu

Theo thống kê, cả nước hiện có 66 thiết chế văn hóa cấp tỉnh; 689/705 quận, huyện có trung tâm văn hóa - thể thao hoặc nhà văn hóa, đạt tỷ lệ khoảng 97,7%; 8.207/10.598 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao, đạt tỷ lệ 77,4%; 69.070/90.508 làng, thôn, bản, ấp… có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ khoảng 76,3%. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030, hệ thống thiết chế văn hóa này phải dành 30% thời lượng hoạt động cho trẻ em.

Tăng cường thiết chế văn hóa cho thiếu nhi -0
Theo quy định, hệ thống thiết chế văn hóa phải dành 30% thời lượng hoạt động cho trẻ em. Nguồn: Báo Gia Lai

Nhìn riêng hệ thống thiết chế văn hóa dành cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn quản lý, hiện 66 đơn vị cấp tỉnh có 3 Cung, 21 Nhà thiếu nhi, 42 Cung thanh thiếu nhi, Nhà văn hóa thanh thiếu nhi, Trung tâm Văn hóa, thể thao, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên. 105 đơn vị cấp huyện có 96 Nhà thiếu nhi, 9 Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên. Tuy nhiên, việc sử dụng và quản lý các thiết chế này đang bộc lộ không ít hạn chế.

Nhiều thiết chế đã xuống cấp, trang thiết bị cũ kỹ, không bảo đảm an toàn cho thanh thiếu nhi sử dụng, cá biệt một số thiết bị cũ còn gây ra những tai nạn thương tích cho thanh thiếu nhi. Các thiết chế thể thao thường tập trung vào một số môn nhất định, dẫn đến thiếu đa dạng trong hoạt động. Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam được đầu tư xây dựng mới nhưng địa điểm nằm trong khu vực đô thị nên còn hạn chế về quỹ đất, không gian trưng bày và quảng bá triển lãm.

Tại Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp tổ chức đầu tháng 5, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh tầm quan trọng của các thiết chế văn hóa đoàn, hội, trong đó có các thiết chế dành cho thiếu nhi. Tuy nhiên, “hiện nay, do nguồn lực ngân sách Nhà nước còn hạn chế, các thiết chế văn hóa của tổ chức Đoàn gặp khó khăn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu. Ngoài ra, việc chuyển đổi, sáp nhập Cung thiếu nhi, Nhà thiếu nhi, cùng với việc chưa có các văn bản quy định, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy cho hệ thống Nhà thiếu nhi ở các địa phương dẫn đến hoạt động của một số thiết chế văn hóa, thể thao chưa hiệu quả”.  

Cần ứng xử như một thiết chế đặc biệt

Thiết chế văn hóa, thể thao cho thanh thiếu nhi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phục vụ đời sống văn hóa, thể thao của thanh thiếu nhi ở cơ sở. Đây cũng là “sợi chỉ đỏ” của công tác đoàn kết, tập hợp, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thanh thiếu nhi; là môi trường thuận lợi để thanh thiếu nhi thể hiện khả năng, phát triển năng khiếu, hoàn thiện nhân cách. Bởi vậy, làm thế nào để các thiết chế cho trẻ em vừa tạo sự hấp dẫn, vừa góp phần giáo dục trẻ là vấn đề quan trọng cần đặt ra.

Tăng cường thiết chế văn hóa cho thiếu nhi -0
Cần quan tâm, đầu tư nguồn lực cho thiết chế văn hóa, thể thao dành cho thiếu nhi. Nguồn: Think Playgrounds

Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần hết sức cân nhắc việc sáp nhập các đơn vị trung tâm cấp huyện, trong đó có các thiết chế văn hóa thiếu nhi. Thiết chế văn hóa dành cho thiếu nhi cần được ứng xử như một thiết chế đặc biệt. Bởi lẽ, với thiếu nhi do đặc thù lứa tuổi, sở thích, tâm sinh lý, dễ bị ảnh hưởng khi các trung tâm thiếu nhi phải sáp nhập với thiết chế khác.

Trong khi đó, việc phát triển thêm thiết chế mới, cần cơ chế phối hợp, đa dạng hóa loại hình, thích hợp với từng vùng miền. Thiếu nhi ở nông thôn cần địa điểm phát triển kỹ năng, phong trào, còn thiết chế ở thành thị dù đã có nhưng bị cạnh tranh bởi các thiết chế văn hóa có nội dung nước ngoài.

Dù ở thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi, trẻ em vẫn luôn mong muốn có một sân chơi, hoạt động thường xuyên giúp các em phát triển tinh thần, thể chất. Theo các chuyên gia, để làm được điều đó, bên cạnh sự vào cuộc của các cấp, ngành, cần đến sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng với những giải pháp cả trước mắt và lâu dài.

“Công tác xã hội hóa đặc biệt hiệu quả nhất là trong xây dựng cơ sở hạ tầng các thiết chế văn hóa và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao. Khi thực hiện tốt phương thức “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, thông qua việc cung cấp các hoạt động văn hóa, thể thao phong phú và hấp dẫn tại các thiết chế văn hóa, thể thao là cách thanh thiếu nhi có nhiều lựa chọn, từ đó khuyến khích sự tham gia và phát triển kỹ năng, thể chất, sức khỏe tâm thần”, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết nói.

Văn hóa

Lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, đa dạng là nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc Việt Nam mà du lịch có thể khai thác
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Góc nhìn mới về tài nguyên cũ

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định du lịch văn hóa là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời phấn đấu phát triển du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong 8 tỷ USD tổng thu du lịch, đến năm 2030, chiếm 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch.

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…