Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Trưởng ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn (19.9.1889 - 19.9.2019)

Tấm gương về sự thanh liêm, chính trực

Từng làm quan trong chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bùi Bằng Đoàn lại được giao nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng. Ở vị trí nào, Cụ cũng thể hiện là người thanh liêm, chính trực, một lòng đi theo cách mạng.

Lấy việc công làm trọng

Trong thời gian làm quan đại thần triều Nguyễn ở Huế, Bùi Bằng Đoàn nổi tiếng là vị quan đức độ, thanh liêm, chính trực, chăm dân. Cụ được nhà Vua sủng ái, các quan trong triều kính trọng, nhân viên và quan chức dưới quyền ngưỡng mộ, nhân dân kính trọng, tin cậy. Theo GS.TS. Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Cụ Bùi Bằng Đoàn nêu tấm gương tất cả vì việc công. Là quan phong kiến với nhiều chức vụ khác nhau, từ Tri huyện đến Tri phủ, Án sát, Tuần phủ tỉnh, Chánh nhất Tòa Thượng thẩm Hà Nội, rồi cao nhất là Thượng thư Bộ Hình (lo việc tư pháp của Nam Triều), Bùi Bằng Đoàn luôn lấy việc công làm trọng, ngày đêm lo lắng cho công việc”. 

Như khi làm Tri phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, chính Cụ Bùi Bằng Đoàn đề xuất và tổ chức thực hiện đắp con đê ngăn mặn Bạch Long - công trình trị thủy lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng về dân sinh và kinh tế nông nghiệp cho nhân dân địa phương. Nhờ có đê Bạch Long mà nông dân ở đây khai thác thêm hàng nghìn hécta đất đai phì nhiêu để trồng lúa, trồng dâu. Ghi nhớ công đức của Cụ, người dân địa phương đã làm lễ tế sống vị phụ mẫu chi dân trẻ tuổi ngay nơi nhậm chức.

Hay năm 1925, trước việc báo chí phản ánh cảnh phu điền ở Nam Kỳ bị bóc lột dã man, Chính phủ Nam Triều đã cử Bùi Bằng Đoàn vào thanh tra các đồn điền cao su của Pháp tại Nam Kỳ. Là người công minh, liêm khiết, mẫn cán và tác phong làm việc cẩn trọng, khoa học, Bùi Bằng Đoàn đã tiến hành điều tra trực tiếp, thấu đáo tại 45 đơn vị đồn điền cao su thuộc các tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Chợ Lớn và Gia Định. Nội dung điều tra tập trung vào việc tổ chức sản xuất, sử dụng lao động, nhất là người lao động ở các tỉnh Bắc Kỳ vào và đời sống người lao động thông qua tiền lương, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, số giờ lao động trong ngày, số tiền lãi của chủ đồn điền… Kết thúc cuộc điều tra, Cụ đã viết báo cáo, kiến nghị dày 100 trang bằng tiếng Pháp, nêu trung thực, khách quan và đầy đủ những điều vô lý trong chính sách đối với phu đồn điền. Nhờ đó, nhà đương cục lúc bấy giờ đã chấp nhận giảm thiểu những chế độ hà khắc đối với công nhân đồn điền cao su.

Trên cương vị Thượng thư Bộ Hình từ năm 1933 - 1945, Bùi Bằng Đoàn có nhiều sáng kiến cải cách tư pháp, trong đó có việc bãi bỏ nhiều quy định không phù hợp ở 17 tỉnh, đạo của Trung Kỳ. Đồng thời, Cụ đã tấu trình và được Vua chấp thuận việc biên soạn, ban hành một số luật mới có nội dung tiến bộ, tổ chức lại các tòa án, quy định cơ chế tư pháp tân tiến, xây dựng đội ngũ tư pháp có chất lượng, nhất là thẩm phán…

An dân, giữ nghiêm kỷ cương phép nước

“Cái cốt lõi trong con người Cụ Bùi Bằng Đoàn là lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng; đã không làm quan (chế độ cũ), làm cán bộ của Nhà nước mới thì thôi, nhưng đã làm thì làm có trách nhiệm, làm việc mẫn cán với tư cách là thành viên tích cực. Chỉ riêng việc Cụ cho treo biển ở công sở “Không nhận quà biếu” cũng như cấm người nhà nhận quà biếu, khi đã trót nhận vì lý do gì đó (có thể không cố ý) thì người thân phải trực tiếp đem đi trả, cũng đủ thấy nhân cách rất đáng học tập ở Cụ”.

GS.TS. Mạch Quang Thắng

Cách mạng tháng Tám thành công, tháng 11.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự tay đánh máy bức thư trân trọng mời Bùi Bằng Đoàn tham gia việc nước. Từ một vị quan thanh liêm, chính trực, nhận thức được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, khâm phục, kính trọng tài đức, lý tưởng lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin tưởng vào vận mệnh nước nhà, Bùi Bằng Đoàn đã nhận lời tham gia Ủy ban Kiến thiết Quốc gia, Ban Cố vấn riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rồi trở thành Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, Trưởng ban Thường trực Quốc hội… Trên cương vị và trọng trách nào, Cụ Bùi Bằng Đoàn cũng thể hiện là người thanh liêm, chính trực, mẫn cán, một lòng đi theo cách mạng.

Chúng ta biết rằng ngay sau Cách mạng tháng Tám, trong khi đất nước đứng trước muôn vàn khó khăn, thì ở các địa phương xuất hiện tình trạng ức hiếp dân, ỷ thế, lạm dụng mua bán quyền lực, làm cho dân oán. Vì thế, vấn đề quan trọng hàng đầu lúc này là phải “an dân”, giữ vững kỷ cương, phép nước, làm cho trên dưới một lòng, mọi người dân, mọi tầng lớp đều đồng sức, đồng lòng tin tưởng vào Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hăng hái góp sức mình vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Và Ban Thanh tra đặc biệt đã ra đời, chỉ gồm 2 thành viên là Bùi Bằng Đoàn và Cù Huy Cận (khi đó là Bộ trưởng Bộ Canh Nông).

Ngay khi tham gia Ban Thanh tra đặc biệt, Bùi Bằng Đoàn đã quán triệt sâu sắc những ý kiến chỉ đạo của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, nghiên cứu kỹ đơn, thư của các tầng lớp nhân dân và các nhân sĩ trí thức từ khắp nơi gửi về. Khi về các địa phương điều tra tình hình để giải quyết đơn thư của quần chúng, Bùi Bằng Đoàn gặp gỡ trực tiếp để nghe những người bị bắt và bị tạm giữ ở tỉnh trình bày và đề đạt nguyện vọng. Sau khi xem xét, nghiên cứu đầy đủ các tình tiết, Ban Thanh tra đã trao đổi ý kiến với lãnh đạo địa phương và quyết định trả tự do cho hơn một phần ba trong số hơn 60 người đang bị giam giữ. Cách làm việc của Ban Thanh tra hợp tình hợp lý, hợp lòng dân, lấy lại được niềm tin của dân đối với Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong khoảng một năm từ cuối năm 1945 đến cuối năm 1946, Ban Thanh tra đặc biệt chủ yếu thanh tra ở một số tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nội dung thanh tra có cả tham ô, những người bị bắt kêu oan, những việc làm sai trái của cán bộ lãnh đạo trong bộ máy chính quyền, cả Chủ tịch tỉnh. Tuy chỉ mới là những hoạt động bước đầu của Ban Thanh tra, quyền hạn lớn, trách nhiệm nặng nề, còn nhiều khó khăn về kinh nghiệm, lực lượng, tổ chức, nhưng Bùi Bằng Đoàn đã làm tròn nhiệm vụ, góp phần giữ yên lòng dân, tăng cường được sức mạnh đoàn kết dân tộc. “Khi Ban Thanh tra đặc biệt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ làm tròn sứ mệnh của thanh tra theo đúng quan điểm của Hồ Chí Minh về liêm khiết, thưởng phạt nghiêm minh, là thể hiện nhân cách theo đầy đủ ý nghĩa của từ này, bao gồm đạo đức, bản lĩnh, trí tuệ, trách nhiệm với nước, với dân” - PGS.TS. Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…