Tại sao Mỹ nên bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không hủy bỏ thuế quan của người tiền nhiệm đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp và người lao động Trung Quốc. Nhưng các chuyên gia cho rằng, có ba lý do vì chính lợi ích của Mỹ để ông phải nghĩ lại quyết định đánh thuế: thứ nhất, biện pháp đánh thuế đã và đang gây tổn hại cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ; thứ hai, biện pháp này không hề giúp giảm thâm hụt thương mại tổng thể của Mỹ; cuối cùng, chúng đang làm suy yếu các quy tắc kinh tế toàn cầu.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Donald Trump đã nhiều lần tăng thuế quan của Mỹ đối với hàng Trung Quốc nhập khẩu, từ mức trung bình khoảng 3% khi ông nhậm chức tháng 1.2017 lên hơn 20% vào cuối năm 2019. Kết quả là, mức thuế trung bình hiện tại của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc về cơ bản bằng mức mà Mỹ đã áp đặt đối với phần còn lại của thế giới vào đầu những năm 1930 theo Đạo luật Smoot - Hawley, một biện pháp bảo hộ mà nhiều nhà kinh tế khi đó cáo buộc đã dẫn đến sự nghiêm trọng của cuộc Đại suy thoái. Giờ đây, Tổng thống Joe Biden đang đảo ngược nhiều chính sách của chính quyền cũ, bao gồm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa châu Âu. Và ông phải quyết định có nên hủy bỏ thuế quan đối với Trung Quốc của người tiền nhiệm hay không.

 Ảnh Getty Image
Ảnh Getty Image

Nếu chỉ vì lợi ích của người lao động hoặc doanh nghiệp Trung Quốc, có lẽ ông Biden không phải thay đổi điều gì, nhất là trong bối cảnh ông cần cảnh giác trước sự soi mói của phe Cộng hòa về bất kỳ biểu hiện nào mà họ có thể cáo buộc ông quá mềm mỏng với đối thủ toàn cầu của Mỹ. Nhưng các chuyên gia cho rằng, có 3 lý do mạnh mẽ để ông suy nghĩ lại về chính sách này.

Thứ nhất, đó là vì lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Trong tất cả nghiên cứu của các nhà kinh tế Mỹ, không có nghiên cứu nào phát hiện ra rằng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có lợi cho các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp Mỹ. Các nhà kinh tế: Mary Amiti của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, Stephen Redding của Đại học Princeton và David Weinstein của Đại học Columbia đã nghiên cứu 6 đợt tăng thuế của cựu Tổng thống Donald Trump với hàng hóa Trung Quốc năm 2018, khiến tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu của Mỹ phải chịu mức thuế từ 10% hoặc hơn, tăng từ 3,5% đến 10,6%. Trái ngược với những gì ông Trump và các quan chức thương mại cấp cao của ông tuyên bố, mức thuế cao hơn gần như hoàn toàn dẫn đến mức giá cao hơn mà người tiêu dùng Mỹ phải trả.

Trong khi đó, hàng hóa tương tự nhập khẩu của Mỹ từ các nước khác cũng trở nên đắt đỏ hơn để đối phó với việc tăng thuế. Vì vậy, mặc dù chính phủ liên bang có thể có thêm doanh thu từ thuế quan, nhưng đây chỉ đơn thuần là một khoản chuyển từ các hộ gia đình Mỹ sang Bộ Tài chính. Các nghiên cứu khác đều đưa đến kết luận tương tự.

Vì các sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc ở Mỹ được các hộ gia đình thu nhập trung bình và thấp mua một cách không cân đối, nên thuế quan của chính quyền ông Donald Trump trên thực tế là một loại thuế luỹ thoái. Do đó, họ đã làm sai lệch thêm sự phân bổ thu nhập vốn đã rất bất bình đẳng của Mỹ.

Trong khi đó, thuế quan trả đũa của Trung Quốc đối với các sản phẩm của Mỹ đã dẫn đến thiệt hại kinh tế gia tăng ở Mỹ - thể hiện rõ trong việc giảm doanh số bán các mặt hàng lâu dài như ô tô. Nhà kinh tế Michael Waugh của Đại học New York đã phát hiện ra rằng, doanh số bán ô tô giảm đáng kể (khoảng 15%) ở các khu vực của Mỹ chịu nhiều tác động từ đòn trả đũa thương mại của Trung Quốc, cho thấy thu nhập hộ gia đình giảm. Những khu vực như vậy cũng chứng kiến tỷ lệ việc làm sụt giảm.

Lý do thứ hai, cán cân thương mại của Mỹ không hề được cải thiện nhờ thuế quan thời ông Trump. Thâm hụt song phương với Trung Quốc năm 2019 về cơ bản không đổi (khoảng 345 tỷ USD) so với năm 2016, năm cuối cùng của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Điều này phản ánh mức giảm tương đương khoảng 10 tỷ USD trong xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc cũng như nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc.

Tình trạng này vẫn tiếp tục vào năm 2020. Mặc dù thâm hụt song phương đã giảm xuống còn 311 tỷ USD, nhưng trên thực tế, điều này phần lớn bắt nguồn từ cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra làm giảm nhập khẩu tổng thể của Mỹ. Và trong khi xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng từ 107 tỷ USD năm 2019 lên 125 tỷ USD vào năm 2020 theo Thỏa thuận thương mại giai đoạn một của hai nước, nhưng con số này cũng ngang bằng xuất khẩu của Mỹ của năm 2018 trong khi lại thấp hơn con số 130 tỷ USD của năm 2017.

Mức thuế cao hơn của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc chỉ đơn thuần làm chuyển nhập khẩu một số sản phẩm sang các nước khác. Trong khi cán cân thương mại song phương với Trung Quốc không quá quan trọng đối với hạnh phúc của người Mỹ, thâm hụt thương mại tổng thể của Mỹ, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm vào năm 2020, phản ánh sự thiếu hụt tiết kiệm quốc gia của Mỹ so với đầu tư quốc gia.

Mặc dù Trung Quốc vẫn còn phải làm nhiều hơn nữa để giảm bớt rào cản thương mại của họ, nhưng đây không phải lý do khiến nước này xuất siêu. Trên thực tế, nghiên cứu của các chuyên gia Jiandong Ju và Kang Shi cho thấy, tự do hóa nhập khẩu của Trung Quốc vào đầu những năm 2000 đã góp phần làm tăng thặng dư thương mại nói chung của nước này.

Cuối cùng, các biện pháp trả đũa bằng thuế quan của ông Donald Trump đang làm suy yếu các quy tắc kinh tế toàn cầu cũng như địa vị và uy tín của Mỹ. Một số nhân vật diều hâu có thể biện luận rằng, Mỹ nên giảm sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia. Nhưng với nhiều công cụ an ninh quốc gia hơn hầu hết các quốc gia khác, Mỹ không phải dựa vào thuế quan khi theo đuổi các mục tiêu chiến lược như vậy. Trên thực tế, lợi ích quốc gia của Mỹ là thúc đẩy cải cách tại Tổ chức Thương mại Thế giới, ủy quyền sử dụng thuế quan cho các mục đích phi kinh tế.

Việc bãi bỏ thuế quan mà chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc là cần thiết để phục hồi niềm tin vào hệ thống thương mại toàn cầu. Tháng 9.2020, một hội đồng tranh chấp của WTO đã phán quyết việc áp thuế của Mỹ là bất hợp pháp theo các quy tắc của tổ chức này. Mỹ có quyền kháng cáo, nhưng chính quyền Trump đã vô hiệu hóa Cơ quan phúc thẩm của WTO bằng cách từ chối bổ nhiệm các thẩm phán của cơ quan này khi các thẩm phán cũ mãn nhiệm, một quyết định khiến cơ quan này gần như trở nên tê liệt.

Phớt lờ phán quyết của WTO có thể làm suy yếu độ tin cậy của cộng đồng quốc tế đối với chính quyền của ông Biden trong việc củng cố hệ thống toàn cầu dựa trên luật lệ. Các chuyên gia cho rằng, chính sách thuế của ông Trump đối với Trung Quốc càng kéo dài, các hộ gia đình thu nhập thấp và trung bình của Mỹ sẽ càng phải chịu thêm gánh nặng. Giống như thuế quan Smoot - Hawley những năm 1930, việc tiếp tục áp dụng thuế quan của ông Trump sẽ chống lại mục tiêu khôi phục kinh tế toàn diện của ông Biden.

Việt Nam và các nước

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?
Việt Nam và các nước

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush đã tuyên bố về một “trật tự thế giới mới”. Bây giờ, chỉ hai tháng sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ lần thứ hai, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng “trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1945”. Nhưng “trật tự thế giới” là gì và trật tự này đang được duy trì hay thay đổi như thế nào? Dưới đây là bài viết của Giáo sư Joseph S. Nye, Jr., tại Đại học Harvard (*).

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ
Quốc tế

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chiến lược ProtectEU, một Kế hoạch An ninh Nội bộ châu Âu toàn diện được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Chiến lược này phác thảo tầm nhìn và kế hoạch làm việc cho tương lai, bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chia sẻ thông tin nâng cao và hợp tác chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp bằng cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, củng cố an ninh mạng và chống lại các mối đe dọa trực tuyến.

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ
Quốc tế

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ

Trung Quốc vừa bước vào kỳ họp chính trị lớn nhất trong năm, được gọi là "lưỡng hội". Chỉ ra nội dung cụ thể của các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng sẽ là trọng tâm chính của Lưỡng hội năm nay. Để giải quyết những thách thức trong nước và những biến động do bên ngoài mang lại, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh vào việc đạt được tăng trưởng chất lượng cao nhờ thúc đẩy nhu cầu trong nước và đổi mới công nghệ.

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon
Việt Nam và các nước

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon

Biến đổi khí hậu không phải là hiện tượng mới ở Đông Nam Á, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế của khu vực. Do đó, các chuyên gia nhận định, thuế carbon được xem là giải pháp chống biến đổi khí hậu quan trọng của Đông Nam Á.