Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.

Ông Trần Văn Kỳ sinh năm 1964 tại Thái Bình, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1990, ông công tác tại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Từ năm 1990 đến năm 2009, ông làm việc tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Giai đoạn 2008 – 2013, ông Kỳ là Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình (HBS). Ông Kỳ nổi tiếng trong giới kinh doanh khi là Chủ tịch tập đoàn nghìn tỷ Hateco Group.

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao? -0
Ông Trần Văn Kỳ, Chủ tịch Hateco Group

Hateco Group tiền thân là CTCP Đầu tư Hạ tầng và Công trình Kiến trúc Hà Nội, được thành lập vào tháng 11.2004, trụ sở chính hiện nay đặt tại số nhà 27, đường 9, tổ 23, phường Trần Lãm, TP. Thái Bình.

Tính đến cuối năm 2016, Hateco có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó ông Trần Văn Kỳ nắm giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ sở hữu lên tới 97,76% vốn điều lệ. Cổ đông cá nhân còn lại là bà Hoàng Thị Xuân, nắm giữ 1,518% vốn điều lệ.

Trải qua nhiều đợt nâng vốn, cập nhật đến cuối tháng 10.2020, Hateco Group có vốn điều lệ đạt 6.900 tỷ đồng và duy trì cho đến hiện tại.

Về kết quả kinh doanh, dữ liệu tài chính thể hiện, năm 2019, Hateco Group ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.927 tỷ đồng, báo lãi thuần ở mức 391 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 20%. Trước đó, năm 2017 và 2018, Hateco Group phát sinh doanh thu không đáng kể, báo lỗ thuần lần lượt ở mức 17,4 tỷ đồng và 276,5 tỷ đồng.

Năm 2021, doanh nghiệp báo lãi sau thuế hơn 71 tỷ đồng, năm 2022 mức lợi nhuận tăng vọt lên 421 tỷ đồng. Kết thúc năm 2022, vốn chủ sở hữu của Hateco Grpup giảm nhẹ so với năm 2021 xuống mức hơn 7.444 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức hơn 2.760 tỷ đồng, trong đó, dư nợ trái phiếu là hơn 300 tỷ đồng.

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.

Trong đó, bất động sản là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Hateco với hàng loạt dự án lớn có thể kể đến như: Khu đô thị Trần Lãm tại TP. Thái Bình (quy mô 12 ha, tổng mức đầu tư 3.000 tỉ đồng); Hateco La Roma tại lô số 4A phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội (quy mô 3,500 m2, tổng mức đầu tư 2.000 tỉ đồng); Hateco Apollo nằm ngay trên trục đường 70, cách sân vận động Mỹ Đình 2,5 km (quy mô 4,5 ha, tổng mức đầu tư 3.000 tỉ đồng); Hateco Green Park, Hateco Green City, …

Về tình hình kinh doanh của Hateco Thăng Long, dữ liệu tài chính được công bố mới nhất cho biết, năm 2022, Hateco Thăng Long có lợi nhuận sau thuế đạt mức 325 tỷ đồng, gấp hơn 100 lần so với mức “lãi tượng trưng” 3 tỷ đồng ở năm 2021. Vốn chủ sở hữu của Hateco Thăng Long cũng tăng thêm 326 tỷ đồng chỉ sau một năm.

Ở lĩnh vực logistics, Hateco có pháp nhân thành viên là CTCP Hateco Logistics (Hateco Logistics) – được thành lập vào tháng 11/2017 tại Khu Công nghiệp Sài Đồng B, Hà Nội với tổng diện tích 120.000 m2.

Hateco Logistics có vốn điều lệ ban đầu 135 tỉ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là ông Trần Văn Kỳ (nắm giữ 80% VĐL), ông Nguyễn Hồng Ngọc (10%) và bà Trần Thị Lệ Nga (10%)

Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

2 triệu cổ phiếu PPC "ế" khách, Công ty con của REE chưa thể thoái vốn khỏi Nhiệt điện Phả Lại
Tài chính

2 triệu cổ phiếu PPC "ế" khách, Công ty con của REE chưa thể thoái vốn khỏi Nhiệt điện Phả Lại

Từ ngày 17.7 đến ngày 14.8, Công ty TNHH Năng Lượng REE (Công ty con của CTCP Cơ Điện Lạnh (mã chứng khoán: REE) đã không bán được cổ phiếu nào trong tổng đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PPC, vì vậy vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu là 66,49 triệu cổ phiếu, tương ứng 20,74% vốn điều lệ tại Nhiệt điện Phả Lại.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư
Tài chính

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã xuất hiện những điểm tích cực, đang dần có chiều sâu và đúng bản chất là kênh huy động vốn trung, dài hạn. Để phát triển bền vững thị trường, cần sớm bổ sung chính sách khuyến khích xếp hạng tín nhiệm, triển khai các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và năng lực quản lý, giám sát thị trường.

LPBank được vinh danh Ngân hàng “Triển khai hệ thống Kondor Treasury nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương”
Tài chính

LPBank được vinh danh Ngân hàng “Triển khai hệ thống Kondor Treasury nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương”

Ngày 14.8, tại Hà Nội, trong khuôn khổ sự kiện Treasury Executive Summit 2024, Finastra - nhà cung cấp hàng đầu thế giới về ứng dụng phần mềm tài chính và thị trường giao dịch đã vinh danh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) là Ngân hàng “Triển khai hệ thống Kondor Treasury nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương”.