Bà Đào Lan Hương vẫn chung sở hữu Cổng Thanh toán Ngân Lượng cùng Shark Bình

Mặc dù đã thoái sạch vốn khỏi Nexttech Group của ông Nguyễn Hoà Bình nhưng tại Công ty Cổ phần trung gian thanh toán Ngân Lượng (Ngân Lượng) bà Đào Lan Hương vẫn xuất hiện trong cơ cấu sở hữu.

Theo đó, cơ cấu sở hữu thời điểm hiện tại của Ngân Lượng thể hiện, ông Nguyễn Hoà Bình và Peacesoft sở hữu tới 99,65%, phần nhỏ còn lại do bà Đào Lan Hương và ông Nguyễn Hữu Tuất nắm giữ. Vốn điều lệ của Ngân Lượng hiện tại ở mức hơn 369 tỷ đồng.

Bà Đào Lan Hương vẫn chung sở hữu Cổng Thanh toán Ngân Lượng cùng Shark Bình -0

Thành lập từ năm 2012, Công ty Cổ phần trung gian thanh toán Ngân Lượng (Cổng thanh toán Ngân Lượng) đã cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam từ khá sớm, trở thành ví điện tử và cổng thanh toán trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Đây là một trong những sản phẩm thành công đầu tiên trong hệ sinh thái của Shark Bình (doanh nhân Nguyễn Hòa Bình). Ngân Lượng được coi là "con gà đẻ trứng vàng" cho vị doanh nhân này.

Chỉ sau 4 năm hoạt động, Cổng Ngân Lượng đã đạt mức doanh thu thuần gần 700 tỷ đồng vào năm 2016. Sau đó, đơn vị trung gian thanh toán này liên tục đem về nguồn thu “siêu khủng” cho Shark Bình khi năm 2017 doanh thu vọt lên hơn 1.500 tỷ đồng và tiếp tục bứt phá gần chạm mốc 1.900 tỷ đồng vào năm 2018.

Mặc dù đây là chuỗi 3 năm “hoàng kim” về doanh thu của Công Ngân Lượng nhưng lợi nhuận trong 3 năm này cực kỳ “bèo bọt” khi năm 2016 chỉ lãi 10 tỷ đồng, năm 2017 lãi 14,7 tỷ đồng và năm 2018 dù đỉnh điểm doanh thu cũng chỉ lãi 31,8 tỷ đồng. Mức lợi nhuận cách xa “một trời một vực” với nguồn thu khổng lồ khiến tỷ suất lợi nhuận thuần/doanh thu thuần của Cổng Ngân Lượng thấp đến khó tin khi chỉ giao động từ 0,9 đến 1,6%.

Bà Đào Lan Hương vẫn chung sở hữu Cổng Thanh toán Ngân Lượng cùng Shark Bình -0

Năm 2018 là năm đỉnh điểm doanh thu của Cổng Ngân Lượng khi đã gần chạm đến mốc doanh thu thuần năm đạt 2.000 tỷ đồng. Một con số mơ ước của những doanh nghiệp trung gian thanh toán thời kỳ đó.

Tuy nhiên, cũng vào năm 2018, một sự kiện chấn động xảy ra có liên quan trực tiếp tới Cổng Ngân Lượng của Shark Bình đó là Cơ quan điều tra Bộ Công an đã Triệt phá đại án đánh bạc trực tuyến Rikvip với quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu.

Sau sự kiện năm 2018, Cổng Ngân Lượng của Shark Bình đang từ đỉnh doanh thu nghìn tỷ bất ngờ sụt giảm nghiêm trọng, “bốc hơi” đến gần 80% xuống mức doanh thu chỉ hơn 400 tỷ đồng vào năm 2019.

Sau năm 2019, giai đoạn 2020-2023 doanh thu của Cổng Ngân Lượng thậm chí còn tiếp tục tụt xuống mức hơn 300 tỷ đồng vào năm 2020, sau đó tiếp tục hồi phục hồi lên mức hơn 500 tỷ đồng vào năm 2023. Tuy nhiên, mức doanh thu này vẫn kém xa so với thời điểm trước khi xảy ra sự kiện triệt phá Đại án đánh bạc Rikvip.

Điều bất ngờ là vào năm 2019, năm đầu tiên ghi nhận doanh thu sụt giảm nhưng Cổng Ngân Lượng của Shark Bình lại báo lãi tăng vọt 239% lên mức 109 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi kỷ lục trong hàng chục năm hoạt động của đơn vị trung gian thanh toán này.

Những năm sau đó, dù doanh thu năm vẫn đi ngang hoặc nhích nhẹ so với năm 2019 nhưng lợi nhuận của Cổng Ngân Lượng vẫn cao hơn hẳn so với trước khi xảy ra sự kiện Đại án đánh bạc Rikvip khi duy trì ở mức hơn 60 tỷ đến gần 100 tỷ đồng.

Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.

2 triệu cổ phiếu PPC "ế" khách, Công ty con của REE chưa thể thoái vốn khỏi Nhiệt điện Phả Lại
Tài chính

2 triệu cổ phiếu PPC "ế" khách, Công ty con của REE chưa thể thoái vốn khỏi Nhiệt điện Phả Lại

Từ ngày 17.7 đến ngày 14.8, Công ty TNHH Năng Lượng REE (Công ty con của CTCP Cơ Điện Lạnh (mã chứng khoán: REE) đã không bán được cổ phiếu nào trong tổng đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PPC, vì vậy vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu là 66,49 triệu cổ phiếu, tương ứng 20,74% vốn điều lệ tại Nhiệt điện Phả Lại.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư
Tài chính

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã xuất hiện những điểm tích cực, đang dần có chiều sâu và đúng bản chất là kênh huy động vốn trung, dài hạn. Để phát triển bền vững thị trường, cần sớm bổ sung chính sách khuyến khích xếp hạng tín nhiệm, triển khai các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và năng lực quản lý, giám sát thị trường.

LPBank được vinh danh Ngân hàng “Triển khai hệ thống Kondor Treasury nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương”
Tài chính

LPBank được vinh danh Ngân hàng “Triển khai hệ thống Kondor Treasury nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương”

Ngày 14.8, tại Hà Nội, trong khuôn khổ sự kiện Treasury Executive Summit 2024, Finastra - nhà cung cấp hàng đầu thế giới về ứng dụng phần mềm tài chính và thị trường giao dịch đã vinh danh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) là Ngân hàng “Triển khai hệ thống Kondor Treasury nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương”.