Sử dụng nhựa cây xương rồng để chữa bệnh viêm da, người đàn ông phải nhập viện

Chỉ sau 2 ngày sử dụng nhựa của cây xương rồng để chữa bệnh viêm da cơ địa, người đàn ông bắt đầu có cảm giác da ngứa nhiều hơn, phần da tiếp xúc với nhựa cây đỏ rát, mụn nước nhanh chóng hoá mủ. Sau khoảng 5 ngày, bệnh nhân gần như không cầm được đũa khi ăn cơm vì 2 bàn tay nề đỏ.

Ông Đ.V.T. (60 tuổi, ở Hưng Yên) bị viêm da cơ địa nhiều năm nay. Đi khám tại một số bệnh viện da liễu, ông T. được kê đơn thuốc, đã dùng thuốc và có cải thiện, tuy nhiên bệnh vẫn tái đi tái lại nhiều lần.

Khoảng 2 tháng gần đây, tình trạng bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng hơn. Tổn thương trên da lòng bàn tay, bàn chân mọc rất nhiều mụn nước nhỏ như đầu đinh ghim. Da chân, da tay bong tróc rất nhiều, một số tổn thương còn nứt chảy máu… Ông T. cảm thấy các vùng da ngứa, rát rất nhiều, ảnh hưởng đến công việc và giấc ngủ.

Mong muốn chữa khỏi bệnh viêm da cơ địa hoàn toàn, ai mách phương pháp nào ông cũng đều thực hiện. Một lần, khi đang lướt mạng xã hội, ông T. thấy có người đăng bài khẳng định tắm và ngâm chân với nước chè xanh 30 phút mỗi ngày, sau đó đắp nhựa của cây xương rồng, sẽ khỏi hẳn bệnh viêm da cơ địa. Người này còn mách rằng, đây là mẹo dân gian và đã thực hiện, hiệu quả đáng kể.

Như tìm thấy “vị cứu tinh”, người đàn ông nhanh chóng làm theo. Nhưng chỉ sau 2 ngày thực hiện, ông bắt đầu cảm giác da ngứa nhiều hơn, phần da tiếp xúc với nhựa cây đỏ rát, nề, mụn nước trước đây nhanh chóng hoá mủ. Nghĩ rằng thời gian ngâm chưa đủ, ông tiếp tục tăng thời gian ngâm lên 40-60 phút và tăng lượng nhựa xương rồng.

Sau khoảng 5 ngày, ông T. thấy xuất hiện những tổn thương loét, khiến ông gần như không cầm được đũa khi ăn cơm vì 2 bàn tay nề đỏ. Lúc bấy giờ, ông mới hốt hoảng tìm đến chuyên gia da liễu.

Da lở loét, nề đỏ do tin mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa -0
Da bàn tay bệnh nhân sau thời gian sử dụng nhựa của cây xương rồng để chữa bệnh viêm da cơ địa

Trực tiếp thăm khám cho trường hợp này, ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, Hội viên hội Da liễu Việt Nam chẩn đoán bệnh nhân bị viêm da cơ địa bội nhiễm do dùng các phương pháp điều trị chưa đúng cách.

“Việc ngâm tắm lá cây và đắp nhựa xương rồng, khiến tổn thương hàng rào bảo vệ da, kết hợp với chăm sóc chưa phù hợp nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây bội nhiễm”, bác sĩ Thành thông tin.

Theo ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, viêm da cơ địa là bệnh da mạn tính. Bệnh hay tái phát nên gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong dân gian thường truyền tai nhau những phương pháp như ngâm, tắm nước lá cây khế, trầu không, lá chè... hay bôi nhựa cây xương rồng, đu đủ. Theo đông y, các loại lá cây này có tính kháng viêm, giúp giảm tình trạng viêm trên da. Tuy nhiên, khi sử dụng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố như: lượng cần dùng, mủ nhựa cây có độc không, thành phần gây dị ứng trong lá cây,...

Với tình trạng của bệnh nhân T., bác sĩ đã kết hợp điều trị thuốc bôi, kháng sinh, thuốc giảm viêm và kết hợp chiếu laser giảm nề. Sau khoảng 2 tuần điều trị tích cực, tổn thương đã cải thiện nhiều: chân không còn sưng nề, chảy dịch, vùng da loét đã nên da non, không còn mụn nước, mụn mủ…. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục sử dụng dưỡng ẩm để hạn chế bệnh tái phát.

Da lở loét, nề đỏ do tin mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa -0
Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhân T. sau thời gian điều trị

ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành khuyến cáo những bệnh nhân viêm da cơ địa cần dưỡng ẩm da ít nhất 2 lần/ngày. Sử dụng kem, mỡ hoặc dung dịch để dưỡng ẩm. Không nên ngâm, tắm lá cây, nước muối. 

Nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không nên dùng những loại xà phòng khử mùi và khử khuẩn vì chúng làm mất lớp dầu tự nhiên của da dẫn đến khô da.

Cần rút ngắn thời gian tắm, giới hạn thời gian tắm khoảng 10 đến 15 phút. Nên dùng nước ấm, thay vì nước nóng để tắm. Lau khô sau khi tắm bằng khăn mềm và bôi kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn đang ẩm ướt.

Nếu bạn bị viêm da cơ địa, khi thấy bệnh diễn biến nặng hơn, nên đi thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, không tự ý điều trị tại nhà.

“Trường hợp phát hiện có bất thường lòng bàn tay như mụn nước, mụn mủ hoặc nứt da, chảy máu lòng bàn tay, bệnh nhân không nên tự ý điều trị, cần đi khám sớm bác sĩ chuyên khoa da liễu để có phác đồ điều trị phù hợp nhất”, ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành đưa ra lời khuyên.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.