Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước:

Sớm ban hành chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Với việc tốc độ tăng năng suất lao động xã hội chỉ đạt 4,8% - năm thứ 2 liên tiếp không đạt chỉ tiêu Quốc hội giao, nhiều ĐBQH lo ngại sẽ không đạt được chỉ tiêu cả năm 2023 và các năm tiếp theo. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần khẩn trương ban hành 3 chiến lược, gồm: phát triển nguồn nhân lực, phát triển giáo dục và phát triển đội ngũ trí thức trong thời gian tới.  

Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm thứ 2 liên tiếp không đạt chỉ tiêu

Đa số ĐBQH cho rằng, trong bối cảnh rất khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, giúp kinh tế nước ta đã phục hồi nhanh, đạt được những kết quả khá toàn diện, tích cực trên nhiều lĩnh vực. Nhờ đó, đã hoàn thành mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn 2/15 chỉ tiêu không đạt là tốc độ tăng năng suất lao động chỉ đạt 4,8% (kế hoạch là khoảng 5,5%) và tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP chỉ đạt 24,76% (kế hoạch đề ra là 25,5 - 25,8%).

Sớm ban hành chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao -2
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Theo ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn), với việc tốc độ tăng năng suất lao động xã hội chỉ đạt 4,8% là năm thứ 2 liên tiếp không đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. Trong khi đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế đã xác định tốc độ tăng năng suất lao động giai đoạn 2021 - 2025 bình quân đạt trên 6,5%/ năm.

Năng suất lao động là "chìa khóa" dẫn đến sự thịnh vượng của quốc gia. Theo tính toán của Tổ chức Lao động Quốc tế, nếu năng suất lao động tăng 1% thì GDP của toàn nền kinh tế tăng 0,94 điểm phần trăm. Nêu vấn đề này, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, Báo cáo của Chính phủ chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề này, và đề nghị, cần đánh giá cụ thể hơn nguyên nhân, đề xuất các giải pháp riêng, nếu không sẽ khó đạt chỉ tiêu cho năm 2023 và các năm tiếp theo.

Sớm ban hành chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao -0
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Cùng chung quan điểm, ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) nêu vấn đề, trong Nghị quyết số 68/2022/QH15 về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 nêu rõ, chỉ tiêu tăng năng suất lao động là cực kỳ quan trọng, giúp Việt Nam thoát "bẫy thu nhập trung bình". Bởi, chúng ta không thể tăng GDP liên tục với tốc độ cao mà chỉ dựa vào vốn và lao động giá rẻ như trước đây.

Do đó, để phát triển nguồn nhân lực - yếu tố quyết định đối với năng suất lao động, một số ĐBQH đề nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khẩn trương ban hành 3 chiến lược, gồm: phát triển nguồn nhân lực, phát triển giáo dục và phát triển đội ngũ trí thức. 

Giáo dục đại học cần gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Góp ý cho phát triển giáo dục, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) chỉ rõ, thực tế khảo sát tại một số trường đại học cho thấy, từ cơ chế tự chủ đã làm cho tính cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng gay gắt hơn. Do đó, các trường đại học sẽ chạy theo những ngành đào tạo dễ tuyển sinh, dẫn đến nguy cơ mất cân đối trong chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.

Sớm ban hành chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao -1
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Do đó, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị, cần nhanh chóng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, và mạng lưới này phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, định hướng phát triển của vùng kinh tế và các địa phương. Quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học cần phải dựa trên việc phân tầng các trường đại học, từ đó có chiến lược phát triển theo tầng đại học từ cao xuống thấp. Mỗi tầng đại học sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ riêng và khai thác thị trường riêng, không có quy định chung đối với tất cả các trường đại học trong cả nước.

Đối với các trường đại học công lập, địa phương cần phân định rõ các chức năng cơ bản, nhiệm vụ cụ thể và sứ mệnh cốt lõi theo chiến lược phát triển địa phương; đào tạo theo địa chỉ của các bên có nhu cầu, không đặt nặng vấn đề tự chủ tài chính đối với các trường đại học này. Các trường đại học địa phương cần đánh giá lại thực trạng hiệu quả đào tạo trong thời gian qua; có thể không cần lấn sâu vào các chương trình đào tạo mang nặng tính lý luận mà nên xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo phù hợp. Để thực hiện được điều này cần có sự giao thoa giữa Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề xuất.

Chính trị

Tổ 19 (Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ)
Thời sự Quốc hội

Bổ sung đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ), các đại biểu đề nghị xem xét, bổ sung thêm một số đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với một số luật, dự thảo luật liên quan. 

ĐBQH Trần Văn Lâm Bắc Giang - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh dự án Luật Dữ liệu

Chiều nay, 24.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có ý kiến đề nghị cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh Luật Dữ liệu theo hướng luật dữ liệu quốc gia hay luật về cơ sở dữ liệu quốc gia, đối tượng áp dụng chỉ nên tập trung vào cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức trong nền kinh tế, trong xã hội mà việc thu thập dữ liệu có liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 9 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Yên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bến Tre) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, một số đại biểu đề nghị, cần bổ sung quy định người dân sinh sống tại các xã an toàn khu cách mạng và các xã trọng điểm về quốc phòng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cùng với đó, cần đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng và cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Ngày 24.10, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1236/NQ-UBTVQH15 về việc giao Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Điện Biên.

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?
Thời sự Quốc hội

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?

Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) chiều nay, 24.10, nhiều đại biểu đề nghị, cần xác định rõ Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc cơ quan nào quản lý và định hướng về mô hình tổ chức, bộ máy và hoạt động của trung tâm.

ĐBQH Mai Văn Hải phát biểu thảo luận tổ
Thời sự Quốc hội

Nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp

Thảo luận tại tổ 18 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, các ĐBQH Đoàn Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh cho rằng, cần xem xét tăng mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên và người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp và diêm nghiệp có cuộc sống ở mức trung bình.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tiến độ, hiệu quả của Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chiều nay, 24.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Dữ liệu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế. Các đại biểu Quốc hội Tổ 13 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk, Hậu Giang) nhất trí việc quy định về Trung tâm Dữ liệu quốc gia trong Luật Dữ liệu, đồng thời đề nghị làm rõ hơn về cơ cấu, tổ chức, hoạt động, tiến độ, hiệu quả của Trung tâm này. 

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Cân nhắc thận trọng với quy định về Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu

Chiều 24.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, thảo luận về dự án Luật Dữ liệu tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu đề nghị việc xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu cần nghiên cứu thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng để quy định cho phù hợp, nhất là phải bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi
Thời sự Quốc hội

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi

Tại phiên họp tổ chiều 24.10, ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi, để trẻ có cơ hội được can thiệp, điều trị với cơ hội sống cao hơn.