"thảo luận kinh tế-xã hội"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận nội dung thảo luận kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước
Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận nội dung thảo luận kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước sau một ngày rưỡi làm việc tại hội trường, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, trước những khó khăn, thách thức dự báo sẽ nhiều hơn cơ hội, Chính phủ cần phải chủ động đánh giá đúng tình hình, có những giải pháp mới, đột phá, quyết liệt hơn.

Sớm ban hành chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Chính trị

Sớm ban hành chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Với việc tốc độ tăng năng suất lao động xã hội chỉ đạt 4,8% - năm thứ 2 liên tiếp không đạt chỉ tiêu Quốc hội giao, nhiều ĐBQH lo ngại sẽ không đạt được chỉ tiêu cả năm 2023 và các năm tiếp theo. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần khẩn trương ban hành 3 chiến lược, gồm: phát triển nguồn nhân lực, phát triển giáo dục và phát triển đội ngũ trí thức trong thời gian tới.  

Tăng lương chỉ thực sự có giá trị khi thực hiện thành công bình ổn giá cả thị trường
Thời sự Quốc hội

Tăng lương chỉ thực sự có giá trị khi thực hiện thành công bình ổn giá cả thị trường

ĐBQH Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu)

Ngay sau khi Chính phủ trình Quốc hội phương án tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức và người lao động, thông tin này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và công luận. Lần tăng lương cơ sở gần nhất là ngày 1.7.2019 và do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là ảnh hưởng trầm trọng của đại dịch Covid-19, mức lương cơ sở vẫn giữ nguyên cho đến nay. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cũng như chất lượng, hiệu quả công việc, thậm chí dẫn đến tình trạng nghỉ việc và chuyển việc thời gian qua.

Phát triển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế
Thời sự Quốc hội

Phát triển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế

Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáng 27.10, ĐBQH Phan Viết Lượng (Bình Phước) cho rằng, 10 tháng năm 2022, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra về phát triển văn hóa, song kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. “Phát triển văn hóa chưa tương xứng, ngang hàng với phát triển kinh tế”, ĐBQH Phan Viết Lượng nhấn mạnh.

ĐBQH Hà Đức Minh (Lào Cai): Tiếp tục thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội
Góc đại biểu

ĐBQH Hà Đức Minh (Lào Cai): Tiếp tục thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội

Thảo luận tại Hội trường về kinh tế - xã hội, đại biểu Hà Đức Minh đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện chính sách đã ban hành để đảm bảo an sinh xã hội và khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang đang thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn các xã đã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn do đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 861, đặc biệt là các xã có tỷ lệ của người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đến hết giai đoạn 2021 – 2025.

Cải cách mạnh mẽ lề lối làm việc theo hướng phân cấp mạch lạc cho các cấp
Thời sự Quốc hội

Cải cách mạnh mẽ lề lối làm việc theo hướng phân cấp mạch lạc cho các cấp

Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận sáng nay, 27.10, ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu thực trạng bỏ việc, nghỉ việc trong khu vực công có xu hướng gia tăng "vừa là thách thức, vừa là cơ hội" để Chính phủ đánh giá và hoàn thiện hoạt động quản trị. Đồng thời đề nghị, thực hiện mạnh mẽ cải cách lề lối làm việc theo hướng phân cấp mạch lạc cho các cấp trong thứ bậc hành chính. Hoàn thiện hệ thống thi tuyển công chức, viên chức và cơ chế tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý. Quan tâm đúng mức đến thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức bằng một cơ chế lương thích hợp và linh hoạt trên cơ sở giá trị lao động, giá trị tri thức, trách nhiệm và hiệu quả công việc.