Siêu cảng Cần giờ, chờ đến bao giờ?

Quy hoạch Cần Giờ đã được bàn cách đây gần 3 thập niên và đến nay vẫn đang tiếp tục bàn. Mỗi năm vài lần, câu chuyện Cần Giờ lại được đề cập, họp bàn, kỳ vọng nhưng rồi giấc mơ về trung tâm trung chuyển quốc tế của TP. Hồ Chí Minh và khu vực, thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước, tham gia chuỗi cung ứng vận tải thế giới vẫn còn nguyên đó.

Ngày 26.11, tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh - chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tại hội nghị, trao đổi cùng các đại biểu, Thủ tướng dành thời gian để nói về dự án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Trong phần kết luận hội nghị, Thủ tướng cho hay, theo định hướng trước đây, Cảng Cần Giờ chưa có chức năng cảng trung chuyển quốc tế. Tuy nhiên, các Nghị quyết của Bộ Chính trị gần đây đã nêu rõ về định hướng xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế ở Cần Giờ.

Nhấn mạnh chủ trương đã có, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông Vận tải rà soát, bổ sung chức năng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tại Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện, Bộ Giao thông Vận tải đang xem xét việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 4, quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.

Siêu cảng Cần giờ, chờ đến bao giờ? -0
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi khảo sát thực địa, tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh của huyện Cần Giờ. Ảnh: VGP

Tại Hội nghị lấy ý kiến Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 19.10 vừa qua, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nêu rõ, Thành phố đã cân nhắc nghiên cứu rất kỹ lưỡng và trình bày chi tiết trong dự thảo đề án về Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trình Chính phủ hồi tháng 8 vừa qua và cho rằng TP. Hồ Chí Minh hoàn toàn tự tin, có đủ cơ sở pháp lý để triển khai dự án này và đây là cơ hội lịch sử của Việt Nam. Đây là dự án trọng điểm, vì vậy nếu thực hiện thành công sẽ ghi tên Việt Nam vào mạng lưới vận tải hàng hóa toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Vậy Cần Giờ cần gì? Có lẽ là một quyết tâm chính trị và giải pháp đổi mới, đột phá để bắt tay vào thực hiện các quy hoạch, dự án đã được phê duyệt chứ không chỉ mãi bàn như hiện nay. Chúng ta đã có hàng trăm, hàng ngàn phân tích về lợi thế của dự án; chúng ta đã có vài thập niên để chuẩn bị; chúng ta cũng có các quy hoạch tổng thể và chi tiết về phần nào bảo tồn, phần nào phát triển. Cần Giờ cần được đánh thức thực sự chứ không nên mãi là "công chúa ngủ trong rừng" nữa.

Trong thời gian vừa qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) và đối tác nước ngoài liên tục tổ chức các phiên làm việc để chuẩn bị nguồn lực, xây dựng mô hình, các phương án, tiến độ, lộ trình để sẵn sàng triển khai đầu tư dự án ngay sau dự án được chấp thuận chủ trương và được lựa chọn nhà đầu tư. Ngày 13.7.2022, lãnh đạo của hãng tàu Mediterranean Shipping Company (MSC) đã có buổi gặp gỡ với Thủ tướng Chính phủ tại Việt Nam. Gần đây nhất, trong tháng 9.2023, VIMC và MSC đã có buổi làm việc cấp cao giữa hai bên tại Thụy Sĩ, khẳng định cam kết và quyết tâm của hai bên trong việc thực hiện dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, quyết tâm khởi công và tiến hành đầu tư dự án vào cuối năm 2024, đầu năm 2025.

Siêu cảng Cần giờ, chờ đến bao giờ? -0
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác di chuyển bằng tàu thủy trên khoảng 60 km đường sông về cửa biển Cần Giờ. Ảnh: VGP

Vì vậy, việc phê duyệt các thủ tục đầu tư liên quan đến dự án (Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư; Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy hoạch liên quan; UBND TP. Hồ Chí Minh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án) là hết sức quan trọng, cần thiết, cấp bách trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Trong bối cảnh các cảng trung chuyển quốc tế trong khu vực như Singapore, Malaysia đang tập trung đầu tư mạnh, có nhiều chính sách mời gọi, ưu đãi các hãng tàu, việc chậm trễ trong công tác thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sự quyết tâm của nhà đầu tư nước ngoài trong việc tiếp tục thực hiện dự án, làm mất cơ hội cho ngành cảng biển nói riêng và cho quốc gia nói chung trong nỗ lực đầu tư xây dựng cảng biển trung chuyển quốc tế đầu tiên của Việt Nam.

Siêu cảng Cần giờ, chờ đến bao giờ? -0
Việc khảo sát nhằm phục vụ triển khai Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP

Liệu dự án siêu cảng Cần Giờ có thể là dự án đánh dấu những quyết tâm mạnh mẽ, giải pháp đổi mới, đột phá trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, hay thực hiện chỉ đạo "Đã đưa ra giải pháp đổi mới, đột phá thì chuyện có ý kiến khác nhau là bình thường, vấn đề làm sao chúng ta giải trình được và thấy đó là việc có lợi cho dân cho nước thì cứ thế mà làm" mà Thủ tướng nhấn mạnh tại hội nghị ngày 26.11 vừa qua.

Với vị trí gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, dự án siêu cảng trung chuyển Cần Giờ được đánh giá là có nhiều lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn hàng quốc tế tới từ các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Brunei, Philippines, khu vực phía nam Trung Quốc… Thống kê cho thấy, gần 60% khối lượng vận tải container đi qua Biển Đông. Dự báo đến năm 2030, thông qua các cảng khu vực Đông Nam Á, sản lượng hàng container trung chuyển quốc tế sẽ chiếm trên 30%. Theo đó, lượng hàng trung chuyển qua khu vực Đông Nam Á vào năm 2030 đạt khoảng 84,6 triệu Teu và 104,3 triệu Teu vào năm 2040. Hiện nay, hàng hóa tại các khu vực trên chủ yếu được trung chuyển tại Singapore và Malaysia. Nếu hàng hóa trung chuyển tại Cần Giờ thì cự ly vận chuyển giảm khoảng 30 - 70% so với đến Singapore. Thời gian qua, hãng tàu MSC (hãng tàu lớn nhất thế giới hiện nay) đang rất quan tâm, tìm hiểu, mong muốn tham gia hợp tác và đang tích cực phối hợp với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nghiên cứu đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Kinh tế

VietinBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động
Doanh nghiệp

VietinBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động

Trong bối cảnh nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) toàn thị trường sụt giảm và không còn nhiều dự địa tăng trưởng, quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm TOP đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Vietnam Airlines là Hãng hàng không 5 sao của tổ chức APEX và Top 20 hãng hàng không tốt nhất thế giới do tổ chức AirlineRating đánh giá.
Kinh tế

Sức lan tỏa từ thương hiệu quốc gia Vietnam Airlines

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thương hiệu quốc gia không chỉ là một yếu tố cạnh tranh mà còn là công cụ quan trọng để nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Trong đó, việc xây dựng một thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực hàng không là rất cần thiết cho quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam ra thế giới.

Xe pick - up chủ yếu sử dụng ở vùng nông thôn, miền núi, vận chuyển hàng hóa, nông sản
Kinh tế

Đề xuất giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe pick-up

70% xe chở hàng cabin kép “pick-up” lưu thông ở ngoài TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe này sẽ khiến ngân sách giảm thu khoảng 7.700 tỷ đồng, sản lượng tiêu thụ giảm 36% giai đoạn 2026 - 2030; đồng thời làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới công ăn việc làm, đặc biệt ở nông thôn, miền núi.

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với NHCSXH. Ảnh: NHCSXH
Kinh tế

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngày 20.11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc
Kinh tế

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc

Với việc quy tụ gần 400 doanh nghiệp Việt Nam và 200 doanh nghiệp Hàn Quốc, cùng 50 hiệp hội doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm, có nhu cầu kết nối thực tế, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 được trông đợi sẽ mở rộng cơ hội hợp tác giữa hai nước, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?
Doanh nghiệp

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?

Lịch sử kinh doanh BAF cho thấy, vào năm 2022, ông Trương Sỹ Bá trở thành tân Chủ tịch của CTCP Nông nghiệp BaF Việt. Trước khi nắm quyền lãnh đạo cao nhất ở BAF, ông Trương Sỹ Bá được biết đến với hệ sinh thái Tân Long Group vốn khá kín tiếng trên thị trường.

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
Kinh tế

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

Ngày 20.11, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế và mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ  doanh nghiệp Việt Nam.

Hai đơn vị “quen mặt” trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị trực thuộc Sở LĐTB-XH TP. Hồ CHí Minh với tỷ lệ tiết kiệm thế nào?
Kinh tế

Hai đơn vị “quen mặt” trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị trực thuộc Sở LĐTB-XH TP. Hồ CHí Minh với tỷ lệ tiết kiệm thế nào?

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vạn Thành Đạt và Công ty TNHH MTV TMDV Phương An là hai đơn vị thường xuyên trúng hàng loạt gói thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị xã hội trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh với tỷ lệ tiết kiệm rất thấp.

Nhiều gói thầu xây dựng của Công ty TNHH xây dựng Như Quỳnh "trễ hẹn", lãng phí nguồn lực ở cơ sở
Bất động sản

Nhiều gói thầu xây dựng của Công ty TNHH xây dựng Như Quỳnh "trễ hẹn", lãng phí nguồn lực ở cơ sở

Chủ tịch UBND xã Ea Tiêu Nguyễn Năng Tuấn cho biết, khu vực đất thu hồi thực hiện dự án vẫn đang trồng cà phê, sầu riêng. Dự án không thể triển khai đúng hạn, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng bị chậm lại, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.