Hải Dương thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã 

Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập

Trước những băn khoăn và đề nghị của đại biểu về việc bố trí cơ sở giáo dục sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hải Dương Khóa XVII, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lương Văn Việt cho biết: Sở sẽ phối hợp các cơ quan, đơn vị xây dựng hướng dẫn thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó, xem xét chia, tách các cơ sở giáo dục công lập sau sáp nhập cấp xã để phù hợp với tình hình thực tiễn...

Không sáp nhập trường học theo cơ học

Theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của UBND tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh sẽ sắp xếp 57 đơn vị hành chính cấp xã thành 29 đơn vị. Sau sắp xếp, toàn tỉnh có 207 đơn vị hành chính cấp xã (giảm 28 đơn vị). Dự kiến sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh sẽ dôi dư 28 trụ sở. Sau khi đơn vị hành chính mới đi vào hoạt động, tỉnh dự kiến bố trí 14 trụ sở dôi dư thành trụ sở làm việc của công an, Ban Chỉ huy quân sự; 10 trụ sở làm trường học; 4 trụ sở còn lại được bố trí làm trạm y tế, nhà văn hóa, nơi làm việc của các đoàn thể...

Thảo luận tại kỳ họp về vấn đề này, các đại biểu cho rằng, việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 tạo áp lực tới hoạt động sắp xếp lại cơ sở vật chất trên địa bàn, trong đó có các cơ sở giáo dục. Bí thư Huyện ủy Tứ Kỳ Nguyễn Ngọc Sẫm cho rằng: Nên chăng chỉ sáp nhập trường học tại địa phương sau khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã nếu đáp ứng điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn.

Các đại biểu HĐND tỉnh Hải Dương thảo luận tại tổ
Các đại biểu  HĐND tỉnh Hải Dương thảo luận tại tổ 

Thực tế cho thấy, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, hai đơn vị trường học sẽ sáp nhập thành một và nhà trường mới sẽ tận dụng lại cơ sở cũ để sử dụng. Lúc này, trường học sẽ được chia làm nhiều khu học khác nhau, thông thường phụ huynh sẽ lựa chọn địa điểm trường có điều kiện phục vụ học tập tốt nhất cho con em mình, dẫn tới tình trạng nơi thì tập trung nhiều học sinh, nơi thì không đủ học sinh. Chưa kể quá trình sáp nhập trường học sẽ làm tăng số lượng học sinh trên mỗi lớp cũng như giáo viên đứng trên bục giảng. Điều này có thể dẫn tới thay đổi tiêu chí trường chuẩn theo quy định trước đó. Do vậy, không nên sáp nhập trường theo hình thức cơ học, chỉ thực hiện sáp nhập trường học khi bảo đảm chất lượng học tập của học sinh và nhu cầu của phụ huynh - đại biểu Nguyễn Ngọc Sẫm đề xuất.

Một số đại biểu cũng cho rằng khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không sáp nhập các trường đã có quy mô lớn và không sáp nhập trường liên cấp. Về vấn đề này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lương Văn Việt cho biết: Sở đang phối hợp Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó, xem xét chia, tách các cơ sở giáo dục công lập sau sáp nhập cấp xã để phù hợp với tình hình thực tiễn, khắc phục những tồn tại trong điều hành, quản lý, hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đồng thời, nghiên cứu phương án sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy sau khi thực hiện sáp nhập tại địa phương.

Giám sát việc sử dụng các thiết chế văn hóa

Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm và đưa ra thảo luận sôi nổi tại kỳ họp là vấn đề về thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu người dân. Theo đại biểu Nguyễn Hồng Sáng: Việc phát triển các thiết chế văn hóa thể thao trên địa bàn đã và đang thúc đẩy hoạt động xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển các thiết chế chưa bảo đảm đủ nhu cầu người dân. Điển hình như Cung Thiếu nhi tại thành phố Hải Dương hiện đang quá tải, đặc biệt là vào tối các ngày cuối tuần.

Đại biểu Nguyễn Hồng Sáng cho biết thêm: Một số thiết chế văn hóa do Nhà nước đầu tư xuống cấp, thiếu kinh phí duy trì hoạt động. Một số quy định quản lý các thiết chế văn hóa đã không còn phù hợp thực tiễn. Các công trình xã hội hóa chưa phát triển nhiều cũng như chi phí sử dụng đắt nên việc tiếp cận sử dụng của người dân còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc quản lý các thiết chế văn hóa tại một số địa phương còn nhiều bất cập. Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, người lao động công tác tại hệ thống thiết chế văn hóa cũng chưa phù hợp thực tiễn; thực tế một số sân vận động cấp xã hoạt động chưa hiệu quả, còn để hoang hóa, gây lãng phí... Theo đó, đại biểu Nguyễn Hồng Sáng cho rằng, cần đánh giá lại việc đầu tư các thiết chế văn hóa, thể thao ở các địa phương; đồng thời, xây dựng quy chế quản lý, hướng dẫn, giám sát việc sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh.

Đối với một số thiết chế văn hóa không được sử dụng đúng mục đích, cần đánh giá tính hiệu quả và cùng nhau nghiên cứu các phương án đầu tư, sử dụng các công trình thiết chế văn hóa phù hợp bảo đảm nhu cầu, lợi ích của Nhân dân; đồng thời, cần xây dựng quy chế quản lý, hướng dẫn, giám sát việc sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh - đại biểu Nguyễn Ngọc Sẫm đề xuất.

Trên đường phát triển

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Thời gian qua, công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân Thủ đô được nâng cao cả chất và lượng.
Trên đường phát triển

Nâng cao phúc lợi, phát triển an sinh xã hội

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với các chính sách và giải pháp thiết thực, thành phố đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho giáo dục.