Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Triển khai Nghị quyết hiệu quả

Ngay sau khi Nghị quyết số 55-NQ/TW được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định đã khẩn trương ban hành Kế hoạch số 92-KH/TU (ngày 21.8.2020) về học tập, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện nghị quyết. Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh đã được tổ chức nhằm thống nhất nhận thức, từ đó xây dựng Chương trình hành động số 40-CTr/TU (ngày 25.8.2020) để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trên địa bàn. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, đồng thời chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng, góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thúc đẩy thu hút đầu tư và phát triển hạ tầng năng lượng tại địa phương.

Công ty Điện lực Nam Định đại tu máy biến áp 110kV Mỹ Xá. Nguồn: ITN
Công ty Điện lực Nam Định đại tu máy biến áp 110kV Mỹ Xá. Nguồn: ITN

Trong công tác quy hoạch, tỉnh Nam Định đã xác định các ngành công nghiệp chủ lực gồm: dệt may; cơ khí chế tạo và đóng tàu; hóa dược - dược phẩm - nhựa; sản xuất và phân phối điện; chế biến gỗ - giấy - lâm sản; sản xuất thực phẩm - đồ uống; vật liệu xây dựng và chế biến nông - thủy sản. Để đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp này, tỉnh đã định hướng phát triển hạ tầng năng lượng một cách đồng bộ, phù hợp và lâu dài. Nhiều quy hoạch quan trọng liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng đã được xây dựng, điều chỉnh kịp thời.

Tỉnh cũng chủ động đưa nhu cầu sử dụng đất của các dự án điện vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm việc chuyển đổi đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được thực hiện đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai được đơn giản hóa, các vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng được tập trung tháo gỡ; đồng thời tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện thủ tục nhanh chóng, đúng quy định. Những giải pháp này góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện, đặc biệt là các hệ thống nguồn điện, đường dây truyền tải và trạm biến áp - yếu tố then chốt bảo đảm nguồn điện ổn định, phục vụ phát triển công nghiệp bền vững.

Sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW, tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phát triển hạ tầng năng lượng. Đặc biệt, hệ thống lưới điện được đầu tư theo hướng hiện đại, liên kết đồng bộ, không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn mà còn góp phần quan trọng vào sự ổn định của hệ thống điện khu vực miền Bắc, với khả năng kết nối hiệu quả với lưới điện các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình.

Hiện nay, lưới điện 110kV của tỉnh có tổng chiều dài 404,4km, gồm 20 trạm biến áp với tổng công suất đặt 1.371,5MVA. Hệ thống này được liên kết mạch vòng nội tỉnh và mở rộng kết nối với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình. Mạng lưới điện trung áp và hạ áp đã phủ kín toàn bộ địa bàn tỉnh. Trong đó, hệ thống trung áp dài 2.819,6km và hệ thống hạ áp có tổng chiều dài 15.546,1km, bảo đảm cấp điện ổn định cho 100% hộ dân và các cơ sở sản xuất.

Việc đầu tư bài bản, đồng bộ vào hệ thống lưới điện không chỉ giúp Nam Định bảo đảm nguồn cung ổn định mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, nhất là đối với các ngành công nghiệp trọng điểm như sản xuất thép, công nghệ cao và chế biến nông sản.

Động lực thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Không chỉ tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện, tỉnh Nam Định còn chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, góp phần bảo vệ môi trường và hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Hiện trên địa bàn tỉnh đang triển khai dự án Nhà máy Điện rác Greenity Nam Định, có công suất thiết kế 15MW với tổng vốn đầu tư 1.437 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng sẽ đi vào vận hành trong năm 2025, không chỉ góp phần giải quyết bài toán xử lý rác thải đô thị mà còn tạo nguồn điện thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng chuyển đổi năng lượng xanh.

Về năng lượng tái tạo, tính đến nay, công suất điện mặt trời đấu nối vào lưới điện trên địa bàn tỉnh đạt 15,41MW. Các hệ thống điện mặt trời này đều có quy mô dưới 1MW, chủ yếu là điện mặt trời mái nhà do người dân và doanh nghiệp đầu tư, đấu nối vào lưới điện trung - hạ áp. Đây là tín hiệu tích cực, thể hiện sự tham gia ngày càng rộng rãi của cộng đồng trong phát triển năng lượng tái tạo.

Giai đoạn 2025 - 2030, ngành điện Nam Định tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ với nhiều dự án trọng điểm về lưới điện 220kV. Cụ thể, các dự án đang và sẽ được triển khai gồm: trạm biến áp 220kV Hải Hậu (đang thi công, dự kiến đóng điện trong năm 2025), trạm biến áp 220kV Nam Định 2, và trạm biến áp 220kV Nghĩa Hưng. Đây là các công trình then chốt nhằm tăng cường năng lực truyền tải, phục vụ phát triển công nghiệp và dân sinh toàn tỉnh.

Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Nam Định được đánh giá là địa phương có tiềm năng lớn để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời. Tỉnh đang từng bước triển khai xây dựng các nguồn điện có thế mạnh riêng, vừa góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên năng lượng tại chỗ, vừa bảo đảm tiêu chí phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Đáng chú ý, trong Dự thảo Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nam Định là một trong những tỉnh được ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi (khu vực DDG2: bao gồm vùng biển Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa với diện tích 142.809 ha). Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho một số doanh nghiệp như: Công ty CP AMI AC Renewables, Công ty CP Đầu tư năng lượng xây dựng Hoàng Sơn, Tập đoàn Xuân Thiện… thực hiện nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng gió trên biển.

Đặc biệt, tỉnh đang đề xuất bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia nhiều dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, với tổng công suất lên tới 12.000MW, triển khai tại các vùng biển thuộc các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy. Với những bước đi chiến lược trong phát triển hạ tầng năng lượng, Nam Định không chỉ đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất mà còn định vị mình là trung tâm năng lượng mới của khu vực, tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Trên đường phát triển

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Thời gian qua, công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân Thủ đô được nâng cao cả chất và lượng.
Trên đường phát triển

Nâng cao phúc lợi, phát triển an sinh xã hội

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với các chính sách và giải pháp thiết thực, thành phố đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho giáo dục.

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp
Trên đường phát triển

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp

Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, ngày 7.6.2022, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030”. Sau 3 năm triển khai Đề án, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn đã đạt được một số kết quả nhất định. Đây là nỗ lực được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhận, đánh giá cao.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: PV
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17.3.1930 - 17.3.2025), sáng 28.3, tại Bảo tàng Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" (Chương trình số 06-CTr/TU) tổng kết chương trình sau hơn 4 năm triển khai.

Nhiều mô hình sản xuất kinh tế ứng dụng công nghệ cao đem lại thu nhập ổn định cho người dân huyện Chương Mỹ
Địa phương

Điểm sáng Thủy Xuân Tiên

Thủy Xuân Tiên là xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đầu tiên của huyện Chương Mỹ. Vừa qua, Thủy Xuân Tiên là một trong những “điểm sáng” được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ đơn vị thi đua trong thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đây là ghi nhận cho những nỗ lực, quyết tâm, đóng góp của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Thủy Xuân Tiên trong hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.