Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Tìm giải pháp tháo gỡ từng dự án cụ thể

Theo báo cáo từ UBND tỉnh Quảng Ninh, hiện tỉnh đang triển khai công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhà nước, như: Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh; Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1; Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh; Công viên Đại Dương Hạ Long; Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Quang Hanh; Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp tại khu kinh tế Vân Đồn...

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP. Móng Cái). Ảnh: M. C
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP. Móng Cái). Ảnh: M. C

Một trong những vấn đề lớn nhiều dự án đang gặp phải là thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp. Như Dự án khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh đang đối diện với khó khăn lớn trong tìm kiếm nguồn vật liệu san lấp, trong khi các vấn đề khác như đền bù giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch chi tiết và thẩm định thiết kế kỹ thuật cũng còn tồn tại. Để giải quyết tình trạng này, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát và bố trí các mỏ vật liệu san lấp, kể cả việc tận thu các nguồn vật liệu thải từ ngành than trên địa bàn. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng đang tích cực nghiên cứu phương án sử dụng đất đá thải từ các khu mỏ Đông Triều phục vụ thi công, đồng thời tìm kiếm thêm các nguồn vật liệu san nền khác phù hợp.

Tương tự, Dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP. Móng Cái) cũng đang gặp những vướng mắc liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư, thiết kế kỹ thuật, quy hoạch chi tiết và diện tích sử dụng đất. Tuy nhiên, theo sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, các sở, ban, ngành đã phối hợp đồng bộ tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho dự án này. Dự kiến, từ nay đến tháng 5.2025, các thủ tục liên quan đến việc điều chỉnh thiết kế và cấp phép xây dựng sẽ được hoàn thiện, giúp chủ đầu tư sớm đưa các hạng mục của dự án vào thi công, hướng đến việc hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2026.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, thời gian qua, cơ chế, chính sách đất đai có sự điều chỉnh, thay đổi, khó khăn cho địa phương trong việc hoàn thiện phương án, thẩm định giá đất, phương án hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, vật liệu san lấp phục vụ thi công dự án. Hiện, Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành, bám sát chỉ đạo của tỉnh, đơn vị từng bước tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tìm giải pháp tháo gỡ đối với từng dự án cụ thể, bảo đảm sớm đưa các dự án này vào triển khai thực hiện đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến vật liệu và quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) được xem là yếu tố quyết định bảo đảm tiến độ triển khai các dự án. Tại TP. Hạ Long, công tác GPMB các dự án đang được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Thành phố đã tổ chức các cuộc họp, giao ban để kiểm tra tiến độ công tác GPMB và kịp thời xử lý các khó khăn vướng mắc phát sinh. Đặc biệt, thành phố đã chủ động rà soát từng trường hợp, phân loại theo mức độ khó dễ để đưa ra giải pháp cụ thể, đồng thời tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra chặt chẽ các quy trình GPMB để đảm bảo hiệu quả.

Đối với vướng mắc về các mỏ vật liệu san lấp, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đang tập trung bám sát Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-TTg, ngày 11.2.2023 để bố trí các mỏ vật liệu san lấp phục vụ các dự án; trong đó, có tính toán đến phương án tận thu các nguồn vật liệu thải mỏ thuộc các đơn vị ngành than trên địa bàn.

Bảo đảm kế hoạch, tiến độ đã đề ra, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố đã tổ chức giao ban, kiểm điểm tiến độ theo tuần đối với từng dự án cụ thể. Từ đó, phân loại theo các mức độ từ khó đến dễ để chủ động biện pháp áp dụng hiệu quả trong thu hồi đất, báo cáo đề xuất kịp thời với UBND thành phố và tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết vướng mắc về cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thẩm quyền.

Hay như tại TP. Đông Triều, công tác GPMB cũng được chú trọng đối với các dự án trọng điểm như mở rộng đường giao thông, khu tái định cư và nghĩa trang tại khu vực xã Bình Khê. Thành phố đã phối hợp với các xã, phường, đặc biệt là các hộ gia đình có đất bị thu hồi tuyên truyền, giải thích rõ mục đích và ý nghĩa của các dự án. Các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được xây dựng một cách chi tiết và công khai, giúp người dân hiểu rõ và đồng thuận...

Với việc triển khai các giải pháp đồng bộ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tỉnh Quảng Ninh đang thể hiện rõ quyết tâm sớm đưa các dự án này vào triển khai đầu tư xây dựng. Qua đó, tạo động lực thu hút nhiều hơn nữa nguồn lực đầu tư từ xã hội; góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và tạo ra những dư địa phát triển mới.

Trên đường phát triển

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Thời gian qua, công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân Thủ đô được nâng cao cả chất và lượng.
Trên đường phát triển

Nâng cao phúc lợi, phát triển an sinh xã hội

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với các chính sách và giải pháp thiết thực, thành phố đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho giáo dục.

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp
Trên đường phát triển

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp

Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, ngày 7.6.2022, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030”. Sau 3 năm triển khai Đề án, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn đã đạt được một số kết quả nhất định. Đây là nỗ lực được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhận, đánh giá cao.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: PV
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17.3.1930 - 17.3.2025), sáng 28.3, tại Bảo tàng Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" (Chương trình số 06-CTr/TU) tổng kết chương trình sau hơn 4 năm triển khai.

Nhiều mô hình sản xuất kinh tế ứng dụng công nghệ cao đem lại thu nhập ổn định cho người dân huyện Chương Mỹ
Địa phương

Điểm sáng Thủy Xuân Tiên

Thủy Xuân Tiên là xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đầu tiên của huyện Chương Mỹ. Vừa qua, Thủy Xuân Tiên là một trong những “điểm sáng” được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ đơn vị thi đua trong thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đây là ghi nhận cho những nỗ lực, quyết tâm, đóng góp của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Thủy Xuân Tiên trong hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.