Tổng kết Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Nâng cao phúc lợi, phát triển an sinh xã hội

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với các chính sách và giải pháp thiết thực, thành phố đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho giáo dục.

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù nâng cao đời sống người dân

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 08-CTr/TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”, đại diện Ban Chỉ đạo Chương trình khẳng định, với 27 chỉ tiêu, 12 nhiệm vụ và 5 nhóm giải pháp trọng tâm, Chương trình số 08-CTr/TU có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân Thủ đô. Điểm nổi bật của Chương trình là từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người dân, những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, nhất là trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài ra, thành phố quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Đáng chú ý, để đẩy mạnh đầu tư phát triển mạng lưới y tế, giáo dục - đào tạo và văn hóa, xã hội, thành phố đã ban hành Nghị quyết về đầu tư 3 lĩnh vực: xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia; nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo với tổng mức đầu tư hơn 49.000 tỷ đồng và nhiều cơ chế, chính sách quan trọng khác.

Công tác khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân Thủ đô không ngừng được nâng cao cả về chất và lượng. Ảnh: P.V

Công tác khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân Thủ đô không ngừng được nâng cao cả về chất và lượng. Ảnh: P.V

Bằng những chính sách, giải pháp tích cực, sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình, đã có 19 chỉ tiêu vượt kế hoạch, tiêu biểu như tỷ lệ thất nghiệp, mục tiêu đến năm 2025 dưới 3%, kết quả đạt 2,54%; tỷ lệ hỏa táng, mục tiêu đến năm 2025 đạt 73 - 75%, trước khi thực hiện Chương trình tỷ lệ này là 64%, đến nay đạt 82%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,25% (mục tiêu 95%)... Đến nay, Hà Nội không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được triển khai có hiệu quả, nhất là trong những năm diễn ra đại dịch Covid-19. Hà Nội triển khai thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn, xác định lộ trình, từng giai đoạn cụ thể...

Chia sẻ kinh nghiệm, kết quả triển khai Chương trình số 08 tại địa phương, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết: năm 2022 trên địa bàn huyện còn 436 hộ nghèo, 1.424 hộ cận nghèo. Kết thúc năm 2024, huyện Ba Vì đã không còn hộ nghèo theo chuẩn mới, hiện toàn huyện còn 945 hộ cận nghèo (chiếm 1,27%).

Còn tại quận Hà Đông, Chủ tịch UBND quận Cấn Thị Việt Hà cho biết: do dân số tăng nhanh tạo áp lực đặc biệt lớn về đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy, với những giải pháp quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Giai đoạn 2021 - 2024, quận có 23 trường mầm non, tiểu học, THCS công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia mới và 2 trường công lập đạt tiêu chí chất lượng cao, nâng tổng số trường công lập đạt chuẩn quốc gia lên 79/98 trường...

Tập trung phát triển an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 08 khẳng định, Chương trình được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, với những cách làm đổi mới, sáng tạo, khoa học, hiệu quả, thực chất, lan tỏa sâu rộng, có sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở. Trên cơ sở các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chương trình, nhiều quận, huyện, thị đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và có những cách làm hay, sáng tạo, góp phần phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn.

"Đặc biệt, công tác đầu tư cho y tế, trường chuẩn quốc gia, tu bổ di tích, công tác sửa chữa nhà ở xuống cấp... không chỉ làm ở Hà Nội mà còn hỗ trợ một số tỉnh, thành phố, cho thấy ý nghĩa nhân văn của Chương trình", Chủ tịch HĐND thành phố nhấn mạnh.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì thế, công tác bảo đảm và phát triển an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân là nhiệm vụ rất có ý nghĩa và được thực hiện thường xuyên, liên tục. Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình, các sở, ngành, quận, huyện, thị tiếp tục bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và thành phố. Trong đó, tập trung một số nội dung trọng tâm, liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững bởi Hà Nội vẫn còn 9.928 hộ cận nghèo, nếu không làm tốt có thể dẫn đến tái nghèo; rà soát việc khám, quản lý sức khỏe người dân.

Trên cơ sở kết quả của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 08 đề nghị các đơn vị tiếp tục tuyên truyền, lan tỏa những kết quả nổi bật, mô hình hay, hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù Bộ Chính trị và Quốc hội đã ưu tiên dành cho thành phố, như Luật Thủ đô năm 2024 để rà soát, đề xuất xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách bảo đảm thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị cần chỉ đạo, triển khai quyết liệt Nghị quyết của HĐND thành phố về đầu tư 3 lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, góp phần phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân.

Trên đường phát triển

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp
Trên đường phát triển

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp

Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, ngày 7.6.2022, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030”. Sau 3 năm triển khai Đề án, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn đã đạt được một số kết quả nhất định. Đây là nỗ lực được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhận, đánh giá cao.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: PV
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17.3.1930 - 17.3.2025), sáng 28.3, tại Bảo tàng Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" (Chương trình số 06-CTr/TU) tổng kết chương trình sau hơn 4 năm triển khai.

Nhiều mô hình sản xuất kinh tế ứng dụng công nghệ cao đem lại thu nhập ổn định cho người dân huyện Chương Mỹ
Địa phương

Điểm sáng Thủy Xuân Tiên

Thủy Xuân Tiên là xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đầu tiên của huyện Chương Mỹ. Vừa qua, Thủy Xuân Tiên là một trong những “điểm sáng” được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ đơn vị thi đua trong thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đây là ghi nhận cho những nỗ lực, quyết tâm, đóng góp của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Thủy Xuân Tiên trong hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.