Sắp diễn ra Tọa đàm trực tuyến: “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục”

Vào lúc 10 giờ sáng nay (3.11), Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm trực tuyến: “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục”.

Sắp diễn ra Tọa đàm trực tuyến: “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục” -0

Sách giáo khoa luôn thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội bởi đây được coi là mặt hàng đặc thù, thiết yếu để phục vụ công tác giáo dục - lĩnh vực liên quan trực tiếp và chặt chẽ nhất tới đời sống.

Hiện thực hoá tinh thần Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giáo dục đã ghi nhận bước chuyển mình tích cực, với sự góp mặt của các bộ sách giáo khoa mang tên Xã hội hoá. Trên bước đường gia nhập, hội nhập và cạnh tranh cùng dòng chảy của thị trường, sách giáo khoa xã hội hoá luôn nhận được sự quan tâm lớn từ phía dư luận xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước.

Để có thêm góc nhìn đa chiều về vấn đề sách giáo khoa, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Toạ đàm với chủ đề: Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục”, nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý, cử tri về các vấn đề liên quan sách giáo khoa hiện nay, đặc biệt với câu chuyện về giá cả mặt hàng đặc thù này, hiện vẫn đang là mối quan tâm lớn của dư luận. Trên cơ sở đó, đề xuất kiến nghị các giải pháp tổng thể, hướng tới chống độc quyền và thực hiện thành công hơn nữa mục tiêu xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục.

Các khách mời tham gia Toạ đàm gồm:

Nguyễn Thị Kim Thúy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội

Ông Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam;

Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC);

TS. Vũ Thu Hương - Chuyên gia Giáo dục độc lập

Chương trình Tọa đàm trực tuyến diễn ra lúc 10 giờ, ngày 3.11.2022, tại phòng 6.07 – Tầng 6, Trụ sở 35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi cho các khách mời tham gia chương trình vào hòm thư điện tử: baodientudbnd@gmail.com

Trao đổi

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?

Thi tốt nghiệp THPT 2025 năm nay có hơn 1,1 triệu thí sinh dự thi. Có hai đối tượng dự thi là thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, mã đề thi trong phòng thi năm nay tăng lên 48 mã đề. Vậy có khó khăn gì khi tăng số mã đề thi lên gấp đôi trong công tác tổ chức thi? Chất lượng của đề thi sẽ ra sao so với trước đây?...

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data
Giáo dục

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data

PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, một trong những thách thức lớn nhất là thay đổi nhận thức của người học về giáo dục suốt đời. Tuy nhiên, hiện nay trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đang từng bước được ứng dụng để cá nhân hóa trải nghiệm học tập, giúp người học đề xuất lộ trình học phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tế. Từ đó, xóa đi các rào cản, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người.

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.

Sáng 15.3, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57'
Trao đổi

Sáng 15.3, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57'

Với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tác động của Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết 193/2025/QH15 đối với việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, sáng mai (15.3), Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”.

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương
Chính trị

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương

Sáng 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Hải Dương cùng một số cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh Hải Dương, về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

GS Phạm Tất Dong: Bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư đưa phong trào học tập suốt đời bước vào giai đoạn mới
Giáo dục

GS Phạm Tất Dong: Bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư đưa phong trào học tập suốt đời bước vào giai đoạn mới

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, GS.TS Phạm Tất Dong - Cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng bài viết về “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã giúp định hướng rõ hơn, đưa phong trào học tập suốt đời bước vào giai đoạn mới: giai đoạn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. 

Nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội công bố kết quả nghiên cứu về chip AI hiện đại
Giáo dục

Nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội công bố kết quả nghiên cứu về chip AI hiện đại

Việc phát triển phần cứng tăng tốc cho các thuật toán AI mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh AI ngày càng yêu cầu hiệu suất cao và tiêu tốn nhiều tài nguyên tính toán. Mô hình chip AI hiện đại sẽ giải quyết những vấn đề như: cải thiện tốc độ xử lý, tiết kiệm năng lượng tiệu thụ và tăng hiệu suất, giảm chi phí vận hành AI quy mô lớn, hỗ trợ triển khai AI trên thiết bị biên (Edge AI), mở ra khả năng ứng dụng AI trong thời gian thực.