Hôm nay, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

Quyết sách mạnh mẽ sẽ giúp nền kinh tế dịch chuyển nhanh

“Chỉ có những quyết sách mạnh mẽ, đặc biệt là với sự tham gia của Quốc hội mới có thể giúp nền kinh tế dịch chuyển nhanh và quyết đoán sang một mô hình tăng trưởng mới, bảo đảm khả năng vượt qua bẫy thu nhập trung bình, khẳng định vị thế, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và trên bản đồ kinh tế thế giới”, theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam.

Kiềm chế lạm phát vẫn là ưu tiên quan trọng

- m nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Theo ông, đâu là những vấn đề cấp bách của nền kinh tế, của doanh nghiệp hiện nay, cần được các đại biểu quan tâm?

Quyết sách mạnh mẽ sẽ giúp nền kinh tế dịch chuyển nhanh -0

- Sau 5 tháng đầu năm, nền kinh tế đã đạt nhiều kết quả tích cực như: kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, xuất nhập khẩu phục hồi, đầu tư FDI tiếp tục gia tăng, đầu tư công được đẩy mạnh. Nhiều ngành gặp khó khăn trong những năm trước đây đã phục hồi rõ nét như dệt may, đồ gỗ, du lịch và từ đó đóng góp trực tiếp cho phục hồi tăng trưởng, bảo đảm việc làm cũng như an sinh xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn có nhiều vấn đề nóng thực sự cần được các đại biểu Quốc hội quan tâm, phân tích.

Đó là chính sách quản lý thị trường vàng trong bối cảnh hiện nay và mối quan hệ với chính sách về lãi suất và tỷ giá hối đoái. Lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát song chỉ số giá tiêu dùng những tháng đầu năm cho thấy kiềm chế lạm phát vẫn là một ưu tiên quan trọng; đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn cần nguồn vốn giá rẻ để hỗ trợ phục hồi, nhưng cũng cần một mặt bằng lãi suất để bảo đảm nguồn tiền huy động từ dân cư tiếp tục chảy vào hệ thống ngân hàng và để hỗ trợ cho việc kiềm chế đầu tư vào vàng, giảm áp lực với tỷ giá hối đoái. Cùng với đó, sự giảm tốc của đầu tư tư nhân cũng là chủ đề cần được các đại biểu Quốc hội thảo luận. 

- Vì sao Quốc hội cần quan tâm những vấn đề này, thưa ông?

"Để gia tăng đầu tư tư nhân vào các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo, cần có là các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn thử nghiệm ý tưởng mới, mô hình kinh doanh mới, hay công nghệ mới. Quá trình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đòi hỏi phải có một môi trường pháp lý, một văn hóa khoan dung với các các ý tưởng mới, với sự thất bại của các doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp dám làm, dám chịu thất bại, và bắt đầu lại khi thất bại. Điều này sẽ khuyến khích tinh thần kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp không chỉ ở các doanh nghiệp nhỏ mà còn ở các doanh nghiệp lớn.

Chỉ có tinh thần kinh doanh mạnh mẽ, bền bỉ và được nuôi dưỡng, khuyến khích trong một môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn mới có thể giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn về vốn, nhân lực, công nghệ, trình độ quản trị để phát huy năng lực nội sinh, lớn mạnh về tầm vóc và chất lượng, nâng cao sức chống chọi, năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp mình, của cộng đồng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế".

TS. Lê Duy Bình

- Năm 2023, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm trước. Trong khi tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư thực hiện của khu vực Nhà nước tăng 14,6%, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 5,4% thì khu vực tư nhân trong nước chỉ tăng 2,7%. Trong quý I.2024, tốc độ tăng của vốn đầu tư tư nhân cũng chỉ tăng 4,2%, thấp hơn nhiều so với 4,9% của khu vực Nhà nước và 8,9% của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tăng trưởng đầu tư tư nhân chậm được đánh giá là nguyên nhân chính khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 không đạt được mục tiêu mong muốn. Tốc độ tăng thấp của đầu tư tư nhân của quý I.2024 cũng là điều không thuận lợi cho mục tiêu tăng trưởng của năm 2024 và có thể làm ảnh hưởng tiêu cực cho mục tiêu tăng tưởng của những năm kế tiếp. Cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm một môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn do vậy cần được coi là một ưu tiên hàng đầu trong các thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội tại Kỳ họp này.

- Một số ý kiến cho rằng, Quốc hội cần thảo luận về các giải pháp để tận dụng các cơ hội mới, phát triển những ngành công nghiệp mới. Quan điểm của ông thế nào?

- Bên cạnh những vấn đề nhắc tới ở trên, tôi cũng kỳ vọng Quốc hội sẽ thảo luận các biện pháp để có thể thực sự thu hút được các nhà đầu tư lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực nhằm tạo dựng những ngành công nghiệp mới, những ngành sẽ định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế dựa trên đổi mới, sáng tạo, xanh, tuần hoàn, kỹ thuật số.

Cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất chip, chất bán dẫn, năng lượng xanh ngày một trở nên khốc liệt. Chúng ta cần hành động nhanh và quyết liệt để không bỏ lỡ cơ hội xác lập vững chắc được vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu của những ngành này. Chỉ có những quyết sách mạnh mẽ, đặc biệt là với sự tham gia mạnh mẽ của Quốc hội, mới có thể giúp nền kinh tế dịch chuyển nhanh và quyết đoán sang một mô hình tăng trưởng mới, bảo đảm khả năng vượt qua bẫy thu nhập trung bình, khẳng định vị thế, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và trên bản đồ kinh tế thế giới.

Cần giải pháp mạnh hỗ trợ các quyết định đầu tư

 - Là chuyên gia, ông đề xuất giải pháp như thế nào với những vấn đề cấp bách đó của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp?

- Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như người dân đánh giá rất cao các nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ trong việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các nỗ lực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời gian qua. Nhưng, để nền kinh tế phát triển quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh, bền vững, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nền kinh tế khác trong khu vực, chúng ta cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ cho các quyết định đầu tư của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được đưa ra và thực hiện nhanh hơn nữa.

Hiện nay, nhiều quyết định đầu tư hay triển khai dự án đầu tư của doanh nghiệp bị chậm lại, thậm chí bị trì hoãn do những khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, do sự thiếu quyết đoán của một số cơ quan quản lý, do nhiều quy định pháp luật còn thiếu rõ ràng hay chưa thực sự thuận lợi cho doanh nghiệp. Do vậy, cần có các giải pháp để đẩy nhanh quá trình ra quyết định từ phía cơ quan xử lý thủ tục hành chính, thủ tục liên quan tới doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Các cơ quan quản lý cần hành động nhanh và quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, với tinh thần chí công vô tư, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn đồng hành với doanh nghiệp, cùng các nhà đầu tư. Điều đó sẽ khích lệ mạnh mẽ tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, nỗ lực đổi mới sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp; tiếp thêm sức mạnh, lấy lại tinh thần hào hứng, háo hức và không khí nóng bỏng trở lại của môi trường kinh doanh trong nước. Tinh thần này tự nó sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế và lấy lại tốc độ tăng trưởng cao giống như chúng ta đã từng chứng kiến trong nhiều giai đoạn hậu khủng hoảng trước đây. 

- Trong báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tập trung "tăng cường năng lực nội sinh" cho nền kinh tế. Theo ông, để có thể tăng cường năng lực nội sinh cho nền kinh tế, Quốc hội và Chính phủ cần có quyết sách gì?

- Các diễn biến của kinh tế thế giới và tác động tới nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua một lần nữa nhắc nhở chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự cường, với sức chống chọi cao. Khi tổng cầu của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, nó là động lực quan trọng để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng lại trở thành điểm hạn chế khi kinh tế toàn cầu giảm tốc.

Thời gian qua, khi kinh tế toàn cầu chậm lại, những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, điểm khác biệt là tại các nền kinh tế này, các doanh nghiệp trong nước của họ đóng vai trò chủ đạo trong việc sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu. Nền kinh tế của chúng ta ở vị thế khó khăn hơn vì hơn 70% xuất khẩu là của doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, nền kinh tế vẫn phải phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu để chế biến, gia công cho xuất khẩu. Hàm lượng giá trị gia tăng trong nước trong hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu còn ở mức thấp. Các quyết sách của Quốc hội cần hướng tới mục tiêu khắc phục được tình trạng này.

Nâng cao vai trò của thị trường và tiêu dùng trong nước trong mối tương quan với xuất nhập khẩu trong tổng cầu, nâng hàm lượng trong nước trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho thị trường trong nước và trong kim ngạch xuất khẩu là yêu cầu thực sự cần thiết nếu không muốn nói là cấp bách. Đây cũng là một nội hàm quan trọng của các quyết sách nhằm nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Vào giữa năm 2023, dân số Việt Nam đã chính thức đạt dấu mốc 100 triệu dân. Đây là một lực lượng lao động rất đáng kể và Theo Tổ chức về Dân số của Liên Hợp Quốc, cơ cấu dân số Việt Nam hiện trong giai đoạn có cơ cấu dân số thuận lợi nhất - đó là thời kỳ dân số vàng. Thời kỳ này được dự báo sẽ kéo dài đến năm 2040, thậm chí đến năm 2045. Thời kỳ có cơ cấu dân số vàng đồng nghĩa với chừng ấy thời gian Việt Nam có được lực lượng lao động trẻ hùng hậu, đủ sức làm xoay chuyển nền kinh tế đất nước nếu chúng ta biết khai thác tối đa nguồn tài nguyên quý giá này. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, chỉ một số ít nền kinh tế đã thành công trong việc biến cơ hội “dân số vàng” để tạo nên những kỳ tích trong phát triển kinh tế, thoát bẫy thu nhập trung bình và trở thành nền kinh tế có thu nhập cao; ví dụ như tại khu vực Đông Á, mới chỉ có Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đã làm được điều này. 

Với một dân số trên 100 triệu dân, lực lượng lao động có thể dễ dàng tiến tới con số 60 triệu lao động. Nó cũng giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong ASEAN. Một cơ cấu dân số như vậy, lực lượng lao động và một thị trường với quy mô như vậy là các yếu tố rất thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, đồng thời nâng cao tính tự chủ, tự cường và năng lực nội sinh của nền kinh tế. 

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

21 ngành bị ảnh hưởng nếu ngành bia suy giảm

Chiều 25.11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương phối hợp với Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát tổ chức hội thảo công bố "Báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia Việt Nam".

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp
Kinh tế

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp

Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như "Giếng tổ" trong ngành dầu khí Việt Nam. Đây là giếng khoan tìm kiếm dầu khí đầu tiên trên cấu tạo mỏ Tiền Hải C, cũng là nơi phát hiện dòng khí công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí tại Việt Nam, sau hơn 15 năm lao động vất vả, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ của thế hệ dầu khí đầu tiên.

Xanh hóa, số hóa ngành dệt may Việt Nam
Kinh tế

Xanh hóa, số hóa ngành dệt may Việt Nam

Nhằm cải thiện khả năng thích ứng với công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tích cực thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030; từ năm 2031 - 2035, phát triển hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp hỗ trợ có tín hiệu tích cực
Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp hỗ trợ có tín hiệu tích cực

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu tác động môi trường, TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách khuyến khích sản xuất xanh, áp dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời, phát triển các nhà máy thông minh.

Chương trình ưu đãi “Chi tiêu thả ga, hoàn tiền tối đa” dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tế của LPBank đang có mức hoàn tiền lên đến 20%.
Tài chính

Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, thẻ tín dụng ngày càng khẳng định vị thế là công cụ thanh toán hiện đại, tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nắm bắt xu hướng này, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến giải pháp tài chính tối ưu với những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm mà vẫn kiểm soát tốt ngân sách của mình.

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
Thị trường

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học

Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 1.1.2025.

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ngày 22.11.2024, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã ký kết biên bản thống nhất hợp tác về logistics trong giao dịch hàng hóa. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế
Kinh tế

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) quy định thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá, đồng thời quy định lộ trình tăng mức thuế tuyệt đối đối với các mặt hàng thuốc lá. Nhiều ý kiến cho rằng, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nên thuốc lá là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ tác động về kinh tế - xã hội nhiều chiều để có lộ trình phù hợp khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm này.

Yếu tố xã hội (S) trong ESG ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản
Kinh tế

Giá trị xã hội trong các dự án bất động sản

Yếu tố xã hội (S) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Làm thế nào để các nhà đầu tư tạo ra những dự án không chỉ thân thiện với môi trường mà còn góp phần xây dựng các cộng đồng đa dạng, năng động, và bảo đảm bình đẳng xã hội? Việc này bao gồm cung cấp nhà ở giá cả phải chăng, mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hài hòa lợi ích để đạt mục tiêu kép

Tuần qua, khi thảo luận tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH nhấn mạnh yêu cầu hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đây là bài toán khó nhưng phải giải cho được để đạt mục tiêu kép: kiểm soát tiêu dùng và tạo nguồn thu ngân sách mà không làm tổn hại đến doanh nghiệp, người dân, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo ý kiến của các chuyên gia, để đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam; cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện chính sách, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và chú trọng vào hợp tác quốc tế.

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt
Kinh tế

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt

Theo các chuyên gia, "ba nhà" ở đây là Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong nước đã cùng chịu thiệt suốt 10 năm qua khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của Luật thuế 71.