Quốc tế hóa chất lượng và hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn

Ngày 20.3, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2024.

Tri ân những đóng góp quan trọng của các nhà khoa học cho sự phát triển của Tạp chí

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU Journal of Social Sciences and Humanities - VNU JOSSH) được thành lập ngày 31.8.2015, có mã số tiêu chuẩn quốc tế ISSN: 2354-1172. Đến nay, Tạp chí đã được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đưa vào danh mục các tạp chí được tính điểm công trình ở 08 Hội đồng chức danh Giáo sư ngành, liên ngành.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đánh giá, trong gần 10 năm qua, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có những đóng góp quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường nói riêng cũng như trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nói chung.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn tri ân các nhà khoa học đến từ VNU-USSH và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo trong nước và quốc tế đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển của Tạp chí. GS.TS Hoàng Anh Tuấn mong muốn các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để quốc tế hóa tạp chí, đưa JOSSH vươn tầm khu vực và quốc tế.

GS.TSKH Vũ Minh Giang – Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học cho biết, Tạp chí khoa học là diện mạo khoa học của một đơn vị nghiên cứu, và Tạp chí KHXH&NV đã thực hiện tốt sứ mệnh trong việc góp phần phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn  nói riêng và trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn nói chung. 

Theo đó, VNU JOSSH có chất lượng khoa học được giới chuyên môn đánh giá tốt, quy trình tiếp nhận bài, biên tập, giao tiếp với tác giả… tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt, Tạp chí đã có những ảnh hưởng tốt trong giới nghiên cứu khoa học.

Hành trình 10 năm đồng hành cùng hoạt động nghiên cứu của giảng viên, sinh viên

Nhìn lại hành trình phát triển và những điểm nhấn trong gần 10 năm qua của Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, GS.TS Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Biên tập Tạp chí cho biết, nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, đặc biệt là GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh, GS.TS Phạm Quang Minh, PGS.TS Vũ Văn Quân…đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của Tạp chí. Năm 2019, Tạp chí đã gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam với tư cách là một Chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam.

Từ năm 2016, Tạp chí xuất bản định kỳ 04 số tiếng Việt và 02 số tiếng Anh/năm, mỗi số có dung lượng tối đa 200 trang và phát hành 500 bản/số (từ tháng 4/2016 phát hành 400 bản/số), mỗi số có dung lượng tối đa 200 trang. Mỗi năm Tạp chí cũng xuất bản 02-03 số chuyên san.

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tích cực hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của cán bộ và học viên sau đại học như hỗ trợ công bố các bài viết có chất lượng theo cam kết của các đề tài khoa học; chọn lựa giới thiệu kịp thời các tham luận, bài viết tại các hội thảo khoa học; đăng tải các bài viết của học viên sau đại học đáp ứng các yêu cầu khoa học.

Chất lượng bài viết, chất lượng in ấn, trình bày Tạp chí ngày càng được nâng cao, công tác giới thiệu, quảng bá Tạp chí ở trong và ngoài nước được coi trọng. Thông tin về các bài viết được cập nhật trong nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học trong nước và quốc tế.

Trong giai đoạn mới, Tạp chí tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng, từng bước phát triển để trở thành tạp chí quốc tế uy tín. Hướng tới mục tiêu này, Tạp chí dự định thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, nhất là mở rộng mạng lưới các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia viết bài, phản biện bài viết cho tạp chí.

Tạp chí cũng đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục và nâng cấp website, phần mềm quản lý để quy trình gửi bài, nhận bài, phản biện bài, và xuất bản được thực hiện trực tuyến theo quy chuẩn của các tạp chí uy tín trên thế giới.

Tại Hội nghị, rất nhiều ý kiến quý báu đến từ các nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã được chia sẻ, với kỳ vọng Tạp chí VNU-JOSSH không chỉ là ấn phẩm khoa học uy tín trong nước mà còn tiệm cận với những tiêu chí quốc tế.

GS. TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh, Tạp chí cần gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng các bài nghiên cứu quốc tế, gia tăng sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài… trên cơ sở các quy chế, quy định của nhà nước, tạo những điều kiện đầu tư để Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn vươn tầm thế giới.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và lãnh đạo Tạp chí xác định mục tiêu xây dựng Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn thành một tạp chí hàng đầu của Việt Nam, thuộc các danh mục tạp chí uy tín trên thế giới, coi tính mới, tính trung thực, khách quan và sáng tạo là nguyên tắc hoạt động cốt lõi của Tạp chí, để Tạp chí ngày càng đóng góp thiết thực vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.